Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 77 - 79)

ngoài trong trường hợp sự cố hóa chất

4.4.3.1. Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ trong ban ứng phó sự cố

Bố trí sơ đồ Kênh thông tin liên lạc trong Ban ƯPSC hóa chất theo sơ đồ sau:

Hình 4.24. Sơ đồ Kênh thông tin liên lạc nội bộ trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố

4.4.3.2. Kích hoạt hệ thống báo động:

Tất cả nhân viên, người nhà thầu có trách nhiệm báo động qua các hệ thống sau:

 Các điểm nhấn loa, tín hiệu báo động, bình chữa cháy.

 Hệ thống bộ đàm hoặc loa thông báo, chuông báo.

 Thông báo trực tiếp qua nhân viên Công ty. Thẩm quyền đưa ra các mức báo động:

Các mức độ khẩn cấp gia tăng:

Sau khi hội ý giữa Cán bộ chỉ huy ứng phó sự cố (SIC) và SMC, hoặc người đại diện của SMC sẽ có quyền đưa ra mức độ báo động gia tăng lên cấp độ 2.

Cấp độ gia tăng lên mức khủng hoảng:

Khi đã là tình huống khẩn cấp (cấp 2) thì SIC & SMC chịu trách nhiệm duy trì liên lạc với Giám đốc hoặc người đại điện, và liên tục thông tin đầy đủ về tình hình.

Giám đốc, hoặc người đại điện sẽ xem xét và cân nhắc việc đưa ra tình trạng khủng hoảng dựa vào mức độ nghiêm trọng của sự cố, và các tác động của nó đối với Công ty.

Cấp độ phải di tản, sơ tán khỏi Công ty:

Cần thiết phải thực hiện di tản những người không liên quan ra khỏi vùng nguy hiểm. Sự điều động này được đưa ra bởi Phó Giám đốc phụ trách, SIC.

Phó giám đốc phụ trách có quyền đưa ra lệnh di tản khẩn cấp trong trường hợp báo động cấp độ cao nhất.

Tuyên bố hết/hạ mức độ khẩn cấp:

Đối với tình huống khẩn cấp (Cấp 1):

SIC có quyền thông báo “Hết Tình Trạng Khẩn Cấp”.

Đối với tình huống khẩn cấp (Cấp 2):

Quyền ra lệnh hết khẩn cấp mức này được SỰ THỐNG NHẤT giữa SIC, SMC và Chỉ huy đội chữa cháy và ứng cứu khẩn cấp Công ty.

Đối với tình huống khẩn cấp (Cấp 3):

Quyền ra lệnh hết khẩn cấp mức này được SỰ THỐNG NHẤT giữa SIC, SMC và Chỉ huy đội chữa cháy và ứng cứu khẩn cấp Công ty.

Tuyên bố tình trạng khủng hoảng:

Tình trạng khủng hoảng chỉ được công bố bởi Giám Đốc hoặc người thừa hành. Tùy theo mức độ của tình huống khẩn cấp và tình hình tổ chức và hoạt động của công ty mà Giám Đốc được công bố ra bên ngoài để có các giải pháp tốt hơn đối với các bên có liên quan đến công ty, các công ty lân cận và môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)