Các sự cố hóa chất điển hình đã xảy ra ở trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 25 - 28)

GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

2.4.1.Trên thế giới

Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang tạo ra nhiều áp lực tiêu cực lên môi trường và đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ môi trường, trong đó, việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói chung và sự cố do hóa chất cần được đặc biệt quan tâm. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố hóa chất, do cháy, nổ hóa chất, rò rỉ hóa chất độc hại,… nhưng thiệt hại gây ra đều rất lớn, làm chết người, tổn hại lớn về kinh tế và hủy hoại nghiêm trọng môi trường. Trên thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa do sự cố hóa chất và nhiều sự cố tràn dầu khác làm thiệt hại vô cùng lớn về kinh tế và phá hủy nghiêm trọng môi trường và các hệ sinh thái. Tại Việt Nam cũng đã xẩy ra nhiều sự cố hóa chất gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và các hoạt động kinh tế, xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi các sự cố môi

trường nói chung và sự cố do hóa chất nói riêng xảy ra mà chủ yếu là do những sơ xuất, bất cập trong công tác phòng ngừa, năng lực và hiệu quả hạn chế trong các hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố.

Tại Mỹ:

+ Vụ nổ nhà máy hóa chất tại bang Massachusetts, Mỹ ngày 7/1/2016

Hình 2.1. Vụ nổ nhà máy hóa chất tại bang Massachusetts, Mỹ

Vụ nổ đã làm rung chuyển khu dân cư gần đó. Trong số những người bị thương, có 3 người trong tình trạng nguy kịch và nguyên nhân gây ra vụ nổ là do phản ứng giữa các hóa chất bên trong phòng thí nghiệm ở trong nhà máy (Hồng Anh, 2016).

Trung Quốc:

+ Vụ nổ lớn tại nhà máy chứa hóa chất nguy hiểm ở thành phố Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc gây ra hỏa hoạn nghiêm trọng ngày 22/4/2016 (Hồng Duy, 2016).

Hình 2.2. Vụ nổ lớn tại nhà máy chứa hóa chất ở thành phố Tĩnh Giang, Trung Quốc

+ Vụ nổ nhà máy hóa chất tại cảng Thiên Tân Trung quốc ngày 12/8/2015 làm chết 123 người, thiệt hại về tài sản ước tính lên đến 1,6 triệu USD (Mỹ Loan, 2015).

Nhật Bản:

+ Ngày 30/9/2012 đã xảy ra vụ nổ lớn tại nhà máy chuyên sản xuất các hóa chất công nghiệp (trong đó có axit acrylic và polymer siêu thấm) của tập đoàn Nippon Shokubai tại khu công nghiệp ven biển Himeji thuộc tỉnh Hyogo, phía tây Nhật Bản và cách thủ đô Tokyo 600km. Vụ nổ làm chết 10 người và làm 21 người bị thương (Việt Giang, 2012).

2.4.2. Trong nước

Tại Việt Nam cũng đã xảy ra nhiều sự cố hóa chất gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và các hoạt động kinh tế, xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi các sự cố môi trường nói chung và sự cố do hóa chất nói riêng xảy ra mà chủ yếu là do những sơ xuất, bất cập trong công tác phòng ngừa, năng lực và hiệu quả hạn chế trong các hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố như:

Vụ cháy tại cửa hàng kinh doanh thiết bị, phụ kiện, hóa chất làm tóc tại số 146 Nguyễn Trãi, quận 5, TP Hồ Chí Minh ngày 16/9/2014 đã khiến 7 người chết, căn nhà cùng hàng hóa bị thiêu rụi hoàn toàn (Dương Thanh, 2014).

Vụ nổ tại chi nhánh Công ty TNHH SX TM Đặng Huỳnh – TP Hồ Chí Minh ngày 12/10/2014 làm 3 người thiệt mạng, 5 người bị thương và hơn 150 căn nhà bị hư hỏng (Phạm Dũng, 2014).

Vụ cháy kho chứa sơn và hóa chất của công ty TNHH TM DV Vân Trúc – Bình Dương ngày 27/4/2015 thiêu rụi hơn 2.000 m2 nhà kho cùng hàng trăm thùng chứa sơn, 4 xe ô tô (Ngọc Anh, 2015)

Tại Hà Nội:

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương Hà Nội từ năm 2009 – 2015, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy nổ, tràn đổ hóa chất gây ảnh hưởng lớn tới môi trường cũng như sức khỏe con người. Tình hình cháy, nổ do hóa chất diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất nghiêm trọng và thiệt hại ngày càng cao. Điển hình là vụ nổ Kho sơn thuộc Công ty TNHH Xuân An nằm trong KCN Phú Thị, Gia Lâm ngày 11/9/2009 làm hàng loạt cây cối trong khu vực cháy rụi và làm vỡ nhiều cửa sổ kính của các khu nhà xung quanh. Vụ cháy cây xăng tại phố

Trần Hưng Đạo, chiều 3/6/2010 đã thiêu rụi hai cửa hàng cạnh cây xăng cùng nhiều đồ đạc, 6 xe máy, một ôtô 4 chỗ và một xe bồn bị cháy rụi, 12 lính cứu hỏa và 3 người dân đã bị bỏng trong vụ hỏa hoạn. Thiệt hại ước tính 4 tỷ đồng . Ngày 8/04/2010, một đám cháy lớn bùng lên tại kho hóa chất thuộc Công ty Hóa chất Đỉnh Vàng, quận Hà Đông, Hà Nội. Đám cháy đã thiêu rụi hai trăm mét vuông kho chứa hàng hóa, 5 xe máy, khoảng 200 thùng keo dán công nghiệp, cùng 1 xe nâng hàng đã bị cháy rụi hoàn toàn, ước tính thiệt hại khoảng 30 tỉ đồng. Sáng ngày 11/12/2011, tại cửa hàng gas Phúc Vinh (Từ Liêm, Hà Nội), xảy ra cháy khí gas vào khoảng 6h30. Tại hiện trường, tầng một của ngôi nhà bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Khoảng 50 bình gas bị cháy đen, hàng trăm bếp gas cùng 3 chiếc xe máy đặt trong cửa hàng bị thiêu rụi. Vụ cháy khiến 2 người tử vong và 3 người bị bỏng nặng.

Từ đầu năm 2015 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 84 vụ cháy, 1 vụ nổ làm 7 người chết, 11 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính 13 tỷ đồng. Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, toàn TP hiện có hàng chục trạm sang chiết, nạp khí đốt hóa lỏng (gas) có trữ lượng lớn và trên 1.600 cửa hàng kinh doanh khí đốt, trong đó doanh nghiệp tư nhân đầu tư chiếm trên 90%. Không ít cơ sở kinh doanh mặt hàng có điều kiện này chưa đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ nên nguy cơ gây thảm họa cháy nổ là rất cao ngay trong các khu dân cư.

Tại KCN Quang Minh

Ngày 18/10/2014 đã xảy ra vụ cháy lớn ở Kho Công ty TNHH Việt Hà tại lô 38B KCN Quang Minh (Mê Linh – Hà Nội) gây thiệt hại khoảng 130 tỷ đồng (Hoài Thu, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)