Phương pháp mô hình hóa mô phỏng sự cố hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 35 - 36)

ALOHA là một chương trình xây dựng mô hình phân tán trong khí quyển được sử dụng để đánh giá phát tán hơi của hóa chất độc hại. ALOHA cho phép người sử dụng có thể ước tính phân tán theo hướng gió của một đám mây hóa chất dựa trên đặc điểm độc tính vật lý của các chất hóa học được phát tán, điều kiện khí quyển, và hoàn cảnh cụ thể của việc phát tán. ALOHA có thể ước tính khu mối đe dọa liên quan đến một số loại phát tán hóa chất nguy hiểm, bao gồm cả những đám mây khí độc, cháy, nổ. Khu mối đe dọa có thể được vẽ trên bản đồ với Google Earth để hiển thị vị trí của các phương tiện khác lưu trữ chất độc hại và các địa điểm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như bệnh viện và trường học. Thông tin cụ thể về các địa điểm này có thể được trích xuất từ các mô đun thông tin CAMEO để giúp đưa ra quyết định về mức độ nguy hiểm gây ra. Cơ sở tính toán

dựa trên đặc tính của hóa chất kết hợp điều kiện xảy ra sự cố tại một thời điểm với điều kiện thời tiết và các yếu tố khác mà các hiệp hội an toàn trên thế giới đã thống nhất xây dựng và sử dụng các phần mềm mô phỏng đánh giá SCHC. Có rất nhiều loại phần mềm khác nhau cho từng loại hoạt động hóa chất đặc thù như LEAK 3.2; PHASTRISK (tích hợp của hai phần mềm PHAST & SAFETI) dùng tính toán mô hình hậu quả và rủi ro của DNV. Phần mềm này yêu cầu bản quyền và ngân hàng dữ liệu trên toàn cầu (Bộ khoa học mỹ, 2008)

Với mức độ và yêu cầu cụ thể của đề tài, nghiên cứu lựa chọn sử dụng phần mềm ALOHA – để mô phỏng vùng địa điểm của khí quyển độc hại và các điều kiện rủi ro đến tính mạng con người do sự cố hóa chất xảy ra nhất là các loại hợp chất có nguy cơ cháy nổ cao. Đây là một phần mềm của Mỹ kết hợp vớiCAMEO Chemicals và Google Earth - Lập bản đồ ứng dụng cho lập kế hoạch, ứng phó, và nhiệm vụ hoạt động địa phương được sử dụng miễn phí và có một số hạn chế nhất định.

Các dữ liệu đầu vào phục vụ cho chạy mô hình giả định bao gồm:

- Dữ liệu về vị trí công ty (Site data): Tên doanh nghiệp, tọa độ, thời gian - Dữ liệu về hóa chất cần mô phỏng (Chemical data): Tên hóa chất, khối lượng phân tử, phân vùng theo giới hạn nồng độ tiếp xúc của con người (AEGL),

Phân vùng theo nồng độ ngay lập tức nguy hiểm đến sức khỏe con người (IDLH), nguy cơ ung thư, nhiệt độ điểm sôi …

- Dữ liệu về khí tượng ( Atmospheric data): Vận tốc gió, hướng gió, dạng địa hình, độ dày mây, nhiệt độ, độ ẩm, cấp ổn định khí quyển …

- Dữ liệu về bồn chứa ( Source strength): Dạng bồn, đường kính, chiều dài, thể tích, nhiệt độ chất lỏng …

- Dữ liệu về vùng ảnh hưởng (Threat zone): Phân vùng ảnh hưởng theo nồng độ, theo khoảng cách và theo nồng độ tiếp xúc con người.

Các tình huống giả định về sự cố hóa chất sẽ được thực hiện cho 3 công ty có lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất và mỗi công ty được đánh giá trên 3 tình huống bao gồm: Rò rỉ gây phát tán khí độc, gây cháy và gây nổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)