Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn trên địa bàn KCN QuangMin h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 48 - 71)

Qua bảng tổng hợp điều tra, khảo sát thực tế tại 17 doanh nghiệp có sử dụng hóa chất tại KCN Quang Minh có thể nhận thấy 3 công ty có lượng hóa chất tồn trữ lớn và có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất lớn là Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam, Công ty TNHH Kim khí Dong shin Việt Nam và Nhà máy cơ khí Quang Minh (Bảng 4.7).

Có thể thấy rằng, với lượng hóa chất lớn lưu trữ tại 3 doanh nghiệp kể trên thì nguy cơ sự cố hóa chất chủ yếu là tràn đổ, rò rỉ hóa chất, phát tán hóa chất vào môi trường từ quá trình lưu chứa, sử dụng cũng như nguy cơ cháy nổ của LPG, Toluen diisoxyanat, NH3, các loại dung môi hữu cơ, vô cơ... Việc xác định diễn biến sự cố, phạm vi ảnh hưởng và xây dựng phương án ứng phó sự cố sẽ tập trung vào các tình huống chính sau đây:

Bảng 4.6.Những diễn biến sự cố, hậu quả và phạm vi tác động của các sự cố hóa chất lớn có thể xảy ra trong KCN Quang Minh

STT Tên sự cố chính

1 Rò rỉ, tràn đổ Toluen diisoxyanat (TDI) ở khu vực bồn chứa tại Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam gây phát tán hơi độc và cháy nổ.

2 Rò rỉ LPG ở khu vực bồn chứa tại Công ty TNHH Kim khí Dong shin Việt Nam gây cháy nổ.

3 Rò rỉ NH3 tại khu vực bồn chứa tại Nhà máy cơ khí Quang Minh gây phát tán hơi độc và cháy nổ.

Bảng 4.7. Thống kê các công ty có thể xảy ra sự cố hóa chất lớn trên địa bàn KCN Quang Minh

STT Tên Công Ty Tên hóa chất

Khối Lượng tồn trữ lớn nhất Loại Bồn/ Thể tích Sô lượng bồn Loại sự cố hóa chất lớn Dạng chất Mức độ tác động Xác suất xảy ra sự cố 1 Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam Toluen diisoxyanat 56 tấn Bồn dọc/ 30 m3 2 Rò rỉ, tràn đổ gây phát tán hơi độc và cháy nổ. Lỏng độc tính cao Cự ly: 1000 – 3000m Diện tích: 3km2 N = 2,5 P = 3.10-3 2 Công ty TNHH Kim khí Dong shin Việt Nam

LPG 20 000 kg Bồn ngang/ 20 m3 1 Rò rỉ gây phát tán hơi độc và cháy nổ. Chất lỏng dễ cháy Cự ly: 1000 – 3000m Diện tích: 3km2 N = 1.5 P = 3.10-2 3 Nhà máy cơ khí Quang Minh NH3 20 m 3 Bồn dọc/ 20 m3 1 Rò rỉ gây phát tán hơi độc và cháy nổ. Chất khí độc Cự ly: 1000 – 3000m Diện tích: 3km2 N = 1.5 P = 3.10-2

4.3.2. Kết quả mô phỏng sự cố hóa chất lớn tại các công ty trong KCN Quang Minh

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của các hóa chất, vị trí địa lý của các doanh nghiệp xung quanh, có thể phân vùng mức độ nguy hiểm trên địa bàn KCN Quang Minh như sau:

- Sự cố cấp I: Có thể xảy ra ở bất kỳ đơn vị nào có hoạt động hóa chất như sự cố tràn, đổ, rò rỉ, rách, thủng bao, thùng chứa các loại hóa chất Natri hydroxit, axit clohydric, xăng, dầu… với khối lượng nhỏ.

- Sự cố cấp II: Sự cố cháy, nổ, phát tán hóa chất độc hại với khối lượng lớn như bồn chứa hóa chất TDI (Toluen diisoxyanat), LPG, NH3... tại Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam, Công ty TNHH Chế tạo động cơ Zongshen Việt Nam, Nhà máy cơ khí Quang Minh.

- Sự cố cấp III: Sự cố cháy, nổ, tràn đổ với quy mô lớn, có khả năng hủy hoại tài sản của doanh nghiệp, tính mạng con người, có khả năng ảnh hưởng đến các công trình, các kho chứa của các doanh nghiệp lân cận và gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường, các sự cố này xảy ra ở các điểm sau: Sự cố cháy nổ bồn LPG tại Công ty TNHH Chế tạo động cơ Zongshen Việt Nam. Sự cố tràn đổ TDI (Toluen diisoxyanat) tại doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam. Sự cố rò rỉ NH3 tại Nhà máy cơ khí Quang Minh.

4.3.2.1. Mô phỏng sự cố hóa chất tại Doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam

Nội dung tình huống giả định: Sự cố cấp ≥ II gây rò rỉ phát tán, cháy và nổ hóa chất Toluen Diisoxyanat tại Doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam – KCN Quang Minh

“Tại khu bồn chứa Toluen Diisoxyanat (2 bồn), bồn nằm dọc, mỗi bồn có dung tích 30 m3 (coi là Toluen Diisoxyanat lỏng chiếm 100% thể tích). Ngày 10 tháng 11 năm 2017, vào lúc 5 giờ địa phương, một nhân viên bảo vệ phát hiện ra rằng chất lỏng bị rò rỉ ra khỏi 1 bồn chứa qua một lỗ tròn 15 cm nằm phía dưới đáy bồn. Ông cũng thấy rằng các chất lỏng đang chảy trong khu vực nền bê tông (khoảng 200m2).

Nhiệt độ trên hiện trường là 20 0C, với gió thổi từ phía Đông Bắc ở mức 7m/s (được đo ở độ cao 10 mét bởi một tháp khí tượng cố định tại một vị trí gần đó), độ ẩm không khí khoảng 70%”.

Tính chất nguy hiểm:

Toluen Diisoxyanat là hóa chất nguy hiểm cháy nổ nhưng không bắt cháy dễ dàng. Chất sẽ phản ứng với nước (khá dữ dội) giải phóng khí và nước thải dễ cháy, độc hại, ăn mòn. Khi được gia nhiệt, hơi của hóa chất có thể hình thành hỗn hợp nổ với không khí: Mối nguy hiểm trong nhà, ngoài trời và đường cống. Hơi hóa chất nặng hơn không khí sẽ lan theo mặt đất và tập trung ở vùng thấp hoặc không gian hạn chế (cống rãnh, tầng hầm, bể chứa). Hơi có thể di chuyển đến nguồn gây cháy và bùng cháy trở lại vị trí rò rỉ. Tiếp xúc với các kim loại có thể giải phóng khí hyđrô dễ cháy. Bồn chứa có thể phát nổ khi bị nung nóng hoặc nếu bị nhiễm bẩn do nước. Toluen Diisoxyanat là hoá chất độc. Hít, nuốt phải hoặc tiếp xúc (da, mắt) với hơi, bụi hay hóa chất có thể gây tổn thương nặng, bỏng hoặc tử vong. Phản ứng với nước hoặc không khí ẩm sẽ phát tán loại khí độc hại, ăn mòn hoặc cháy. Dòng chảy thoát ra từ khu vực chữa cháy có thể gây ô nhiễm.

a. Trường hợp 1: Rò rỉ Toluen Diisoxyanat tạo thành vùng hơi độc và chưa bốc cháy

Qua tính toán của ALOHA thu được kết quả về tốc độ phát tán khí Toluen Diisoxyanat và phạm vi ảnh hưởng của hơi độc như sau (Hình 4.2 và Hình 4.3):

Hình 4.2. Tốc độ phát tán hơi độc của TDI Gam/phút

Ghi chú: Khu trường vùng đỏ không được Aloha đưa ra vì ảnh hưởng của trường được dự đoán phân tán ít đáng tin cậy cho khoảng cách ngắn.

Hình 4.3. Phạm vi ảnh hưởng hơi độc của TDI

Theo kết quả chạy mô hình, phạm vi phát tán khí độc được phân thành 3 vùng (Hình 4.3 và Hình 4.4):

Hình 4.4. Mô phỏng sự cố rò rỉ phát tán hơi độc TDI tại khu vực bồn chứa

b. Trường hợp 2: Toluen Diisoxyanat rò rỉ sau đó bắt cháy

Vùng đỏ: Từ 0 đến 53 mét (theo hướng gió). Trong phạm vi vùng đỏ sẽ là vùng có nồng độ lớn hơn mức ERPG-3, trong vùng này sức khỏe của nạn nhân sẽ

bị đe dọa nghiêm trọng thậm chí tử vong do ngạt khí nếu hít phải khí phát tán liên tục trong vòng 60 phút mà không được trang bị bảo hộ lao động phù hợp.

Vùng cam: Từ 53 mét đến 123 mét (theo hướng gió). Trong phạm vi vùng cam sức khỏe của nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí không thể phục hồi sau khi đã ra khỏi vùng phơi nhiễm nếu hít phải khí phát tán liên tục trong vòng 60 phút mà không được trang bị bảo hộ lao động phù hợp.

Vùng vàng: Từ 123 mét đến 410 mét (theo hướng gió). Trong phạm vi vùng vàng nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe nếu hít phải khí phát tán liên tục trong vòng 60 phút mà không được trang bị bảo hộ lao động phù hợp, tuy nhiên ảnh hưởng chỉ là tạm thời và nạn nhân sẽ hồi phục sau khi ra khỏi vùng phơi nhiễm.

Kết quả về tốc độ cháy của Toluen Diisoxyanat và phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt khi Toluen Diisoxyanat cháy, qua tính toán của ALOHA được thể hiện như sau (Hình 4.5 và Hình 4.6):

Hình 4.5. Tốc độ cháy của TDI

Lớn hơn 10.0 kW/(sq m) (Khả năng chết người trong 60s) Lớn hơn 5.0 kW/(sq m) (Gây bỏng cấp độ 2 trong 60 s) Lớn hơn 2.0 kW/(sq m) (Gây đau rát người trong 60 s)

Gió

Mét Mét

Hình 4.6. Phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt khi cháy TDI

Kg/phút

Theo kết quả chạy mô hình, phạm vi phát tán khí độc được phân thành 3 vùng (Hình 4.6 và Hình 4.7):

 Vùng đỏ: Từ 0 đến 38 mét (theo tất cả các hướng và xa hơn theo hướng gió). Theo tính toán của ALOHA, trong vùng màu đỏ thì bức xạ nhiệt của vụ cháy sẽ làm chết người nếu không có thiết bị bảo hộ hay được che chắn và tiếp xúc liên tục trong vòng 60 giây.

 Vùng cam : Từ 38 mét đến 48 mét (theo tất cả các hướng và xa hơn theo hướng gió). Trong phạm vi vùng cam thì bức xạ nhiệt sẽ gây bỏng cấp độ 2 nếu tiếp xúc liên tục trong vòng 60 giây nếu không có thiết bị bảo hộ hoặc không được che chắn.

 Vùng vàng : Từ 48 mét đến 66 mét (theo tất cả các hướng và xa hơn theo hướng gió). Trong phạm vi vùng vàng thì ảnh hưởng từ bức xạ nhiệt của sự cố sẽ gây ra đau đớn cho nạn nhân trong vòng 60 giây nếu tiếp xúc liên tục mà không có thiết bị bảo hộ hoặc không được che chắn.

Ngoài ra, do trong khu vực gần còn các bồn chứa TDI khác nên vụ cháy có thể sẽ làm hỏng các thiết bị của các bồn chứa và gây ra nguy cơ sự cố thứ cấp đối với các bồn khác.

Hình 4.7. Mô phỏng sự cố cháy TDI

c. Trường hợp 3: Nổ bồn chứa TDI với 50% khối lượng TDI trong bồn đã bị cháy

Kết quả về phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt khi nổ bồn TDI qua tính toán của ALOHA thu được thể hiện dưới Hình 4.8 và Hình 4.9:

Hình 4.8. Phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt của nổ bồn TDI

 Vùng đỏ: Từ 0 đến 289 mét (theo tất cả các hướng và xa hơn theo hướng gió). Theo tính toán của ALOHA, nếu không có sự che chắn hay không có thiết bị bảo hộ phù hợp thì trong phạm vi vùng đỏ nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 60 giây do bức xạ nhiệt từ sự cố.

 Vùng cam: Từ 289 mét đến 415mét (theo tất cả các hướng và xa hơn theo hướng gió). Trong phạm vùng cam bức xạ nhiệt từ sự cố có thể gây ra bỏng cấp độ 2 trong vòng 60 giây khi tiếp xúc liên tục nếu không có thiết bị bảo hộ phù hợp hoặc không được che chắn.

 Vùng vàng: Từ 415 mét đến 653 mét (theo tất cả các hướng và xa hơn theo hướng gió). Trong phạm vi vùng vàng bức xạ nhiệt có thể gây bỏng nhẹ khi tiếp xúc liên tục trong vòng 60 giây nếu không có thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp hay không được che chắn.

Tuy nhiên, đây là mô phỏng cho sự cố nổ 1 bồn chứa TDI. Nếu sự cố ảnh hưởng thứ cấp gây nổ tiếp các bồn chứa tại khu vực chứa thì hậu quả sẽ lớn hơn rất nhiều và không thể lường trước được phạm vi cũng như mức độ ảnh hưởng. Sự cố nổ bồn là sự cố rất nghiêm trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều khu vực trong nhà máy. Từ đó gây ra các sự cố hóa chất thứ cấp khác.

Lớn hơn 10.0 kw (sqm). (Khả năng chết người trong 60s) Lớn hơn 5.0 kw (sqm). (Gây bỏng cấp độ 2 trong 60s) Lớn hơn 2.0 kw (sqm). (Gây đau rát người trong 60s) Km

Hình 4.9. Mô phỏng sự cố nổ bồn TDI

Hướng dẫn ứng phó các sự cố hóa chất Toluen Diisoxyanat tại Doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam

Xử lý an toàn

Người phát hiện sự cố ngay lập tức báo động toàn công ty sau đó thông báo cho người quản lý.

Người quản lý khi nhận được thông báo có sự cố thì ngay lập tức gọi số điện thoại ứng cứu khẩn cấp. Cách ly khu vực rò rỉ, tràn đổ theo tất cả các hướng ít nhất là 100 mét. Không để những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực. Đứng ở đầu hướng gió và tránh xa các khu vực thấp. Thông gió cho không gian hẹp trước khi vào.

Quần áo bảo hộ

Sử dụng thiết bị thở chu trình kín áp lực dương (SCBA), trang bị quần áo bảo hộ cách nhiệt khi tham gia xử lý sự cố.

Sơ tán

- Rò rỉ, tràn đổ: Chú ý cách ly khu vực rò rỉ, tràn đổ theo tất cả các hướng ít nhất là 100 mét hoặc xa hơn theo hướng gió.

- Cháy lớn: Cô lập trên khoảng cách 300 mét theo tất cả các hướng và xem xét sơ tán sơ bộ cho khu vực trên khoảng cách 300 mét theo tất cả các hướng.

Nếu cháy bồn thì cần cô lập trên khoảng cách 500 mét theo tất cả các hướng và sơ tán sơ bộ cho khu vực trên khoảng cách 500 mét theo tất cả các hướng.

Ứng phó khẩn cấp

Lưu ý: Hầu hết bọt sẽ phản ứng với hóa chất này và sinh ra chất ăn mòn / loại khí độc hại.

- Cháy nhỏ:Dùng CO2, hóa chất khô, cát khô, bọt chống cồn.

- Cháy lớn: Phun nước, sương mù hoặc bọt chống cồn. Di chuyển vật chứa khỏi khu vực cháy nếu có thể làm điều đó mà không có rủi ro. Sử dụng phun sương hoặc mù nước; không được phun trực tiếp nước vào bồn TDI.

- Nếu cháy bồn: Chữa cháy từ khoảng cách tối đa hoặc sử dụng trụ phun không người điều khiển. Tránh để nước xâm nhập vào bên trong bồn. Tưới mát vật chứa với nhiều nước cho đến khi dập tắt lửa hoàn toàn.Rời khỏi khu vực sự cố ngay lập tức khi xuất hiện báo động từ thiết bị an toàn hoặc sự đổi màu của xe bồn.Luôn tránh cho xe bồn chìm ngập trong đám cháy.

- Tràn hoặc rò rỉ: Loại bỏ tất cả các nguồn gây cháy nổ (không hút thuốc, ngắt hết nguồn sinh tia lửa, ngọn lửa trong khu vực ngay lập tức).Tất cả các thiết bị sử dụng khi điều chuyển các sản phẩm phải được nối đất. Không được chạm vào bồn chứa hoặc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất đã rò rỉ, tràn đổ ra ngoài. Bịt chỗ rò rỉ nếu có thể làm điều đó mà không có rủi ro. Ngăn chặn hóa chất chảy vào hệ thống cống rãnh, hầm hoặc khu vực hạn chế. Hấp thụ hoặc bao che với đất khô, cát hoặc các vật liệu không cháy khác và chuyển vào vật chứa.Sử dụng các công cụ không đánh tia lửa để thu thập các vật liệu hấp thụ.

- Sơ cứu: Di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí. Gọi 115 hoặc dịch vụ y tế khẩn cấp. Làm hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngừng thở. Không sử dụng phương pháp miệng-miệng nếu nạn nhân nuốt hoặc hít hóa chất này; hô hấp nhân tạo với sự trợ giúp của một mặt nạ túi trang bị van một chiều hoặc thiết bị y tế hô hấp thích hợp khác. Cho thở oxy nếu thở khó. Cởi bỏ và cách ly quần áo, giày dép nhiễm bẩn. Trong trường hợp tiếp xúc với hóa chất, ngay lập tức xối rửa da hoặc mắt bằng dòng nước trong ít nhất 30 phút. Đối với da bị dây dính ít hóa chất, tránh để hóa chất lây lan sang các vùng da chưa bị tác động. Giữ ấm nạn nhân và yên tĩnh. Có thể có tác động chậm của sự phơi nhiễm (hô hấp, da, tiêu hóa).Đảm bảo rằng nhân viên y tế có hiểu biết về hóa chất này và có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình.

4.3.2.2. Mô phỏng sự cố hóa chất tại Công ty TNHH Kim khí Dong shin Việt Nam

Nội dung tình huống giả định: Tình huống giả định cấp ≥ II xảy ra sự cố rò rỉ, cháy nổ LPG tại Công ty TNHH Kim khí Dong shin Việt Nam – KCN Quang Minh

“Tại khu bồn chứa (1 bồn), bồn nằm ngang chứa LPG (coi Propane lỏng chiếm 100%), bồn có dung tích 20m3 ( chứa 85% thể tích). Ngày 8 tháng 10 năm 2018, vào lúc 11giờ địa phương, một nhân viên chiết xuất phát hiện ra khí LPG bị rò rỉ ra khỏi bồn chứa qua một lỗ tròn 12 cm nằm phía dưới đáy bể. Ông cũng thấy rằng khí bị rò rỉ trong khu vực sân chiết xuất là khoảng không, không có mái che. Ông nghĩ rằng bồn vừa được nạp vào buổi tối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 48 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)