Nhân lực ứng phó sự cố hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 76 - 77)

Hệ thống điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố: Tổ chức đội ứng phó sự cố được xây dựng nhằm đáp ứng với bất kỳ loại tình huống sự cố hóa chất nào xảy ra trong và ngoài giờ làm việc ứng với các mức thẩm quyền chỉ huy không thay đổi.

Bảng 4.10. Hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố

Cá nhân Trách nhiệm Tổng chỉ huy ứng phó sự cố (SMC) - Do Trưởng ban Quyết định phụ trách

- Chịu trách nhiệm Kiểm soát toàn bộ sự cố

- Đảm bảo tất cả mọi người được điểm danh để tập hợp người có trách nhiệm

- Kiểm soát hoạt động của bộ phận không bị ảnh hưởng của cơ sở

- Xem xét, đánh giá tình hình

- Chỉ đạo Tắt các thiết bị và sơ tán các bộ phận của cơ sở - Đảm bảo các trường hợp thương vong nhận được sự quan tâm - Cung cấp đầy đủ thông tin cho người thân của các nhân viên - Liên lạc với các công ty bên ngoài và các cơ quan

- Kiểm soát việc ra vào Khu vực công ty

- Yêu cầu hỗ trợ của Lực lượng ứng cứu sự cố hóa chất - Kiểm soát sự phục hồi hoạt động của công ty

Cán bộ Chỉ huy ứng phó sự cố (SIC) - Do Đội trưởng - Phụ trách Kho hoá chất đảm nhiệm

- Chịu trách nhiệm đánh giá ban đầu về mức độ sự cố

- Đảm bảo các đội viên đội ứng phó sự cố được thông báo và tập hợp

- Đảm bảo hệ thống báo động được kích hoạt

- Chỉ đạo tắt tất cả các hoạt động và sơ tán các bộ phận không có trách nhiệm đến khu vực tập trung

- Đảm bảo tất cả các nhân viên chủ chốt đã được thông báo

- Chỉ huy cứu hộ và xử lý sự cố

- Giữ vai trò liên lạc giữa Đội ứng phó sự cố và phòng điều khiển trung tâm, Báo cáo trực tiếp tình hình cho Tổng chỉ huy ứng phó sự cố

Đội viên đội ứng phó sự cố - Do đội ƯPSC đảm nhận

- Chịu trách nhiệm xử lý sự cố dưới sự chỉ huy của Cán bộ chỉ huy ứng phó sự cố.

- Báo cáo tình hình sự cố cho SIC.

Nhân viên ghi chép sự cố

- Là nhân viên bộ phận giao nhận hoặc nhân viên phòng điều khiển trung tâm (CCR) tùy theo sự chỉ định của Tổng chỉ huy sự cố SMC

Cá nhân Trách nhiệm Cán bộ phụ trách di tản – Do trưởng bộ phận giao nhận đảm trách - Nhận lệnh di tản từ SMC

- Di tản mọi người ra khỏi khu vực sự cố đến khu vực tập trung an toàn

- Điểm danh số người có mặt, báo ngay danh sách những người vắng mặt cho SMC để có giải pháp cứu hộ

Cán bộ điều tra sự cố

- Do Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất hoặc người do Giám đốc chỉ định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)