Kết quả xác định độc lực củ a2 chủng PEDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của chủng PEDV (porcine epidemic diarrhea virus) ở lợn nuôi tại thái nguyên và hưng yên (Trang 54 - 57)

Để đánh giá độc lực của hai chủng virus PED phân lập được thực hiện gây bệnh thực nghiệm cho nhóm lợn con dưới 7 ngày tuổi như mô tả phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả gây bệnh thực nghiệm cho nhóm lợn con đối với cả hai chủng virus PED phân lập được tổng hợp trong (bảng 4.6), (hình 4.8 và 4.9).

Bảng 4. 6. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn con sau khi uống PEDV với các liều khác nhau

Chủng virus

Liều gây nhiễm (TCID50/ml)

Triệu chứng lâm sàng của bệnh Ngày sau khi uống

D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 PEDV/HY3/2015 104 + ++ ++ C 103 - - + + + + + 102 - - - - - - - PEDV/TN8/2016 104 ++ ++ C 103 - + + + + + + 102 - - - - - - - Lợn đối chứng - - - - - - -

D: ngày sau nhiễm virus theo đườg uống; C: lợn bị chết; (-): lợn bình thường không bị tiêu chảy; (+): lợn bị tiêu chảy nhẹ, phân nhão; ++: lợn bị tiêu chảy nặng, phân nhiều nước

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở liều gây nhiễm 104 TCID50/ml cả hai

chủng virus PED phân lập đều gây các triệu chứng lâm sàng trên lợn thí nghiệm từ rất sớm. Sau khoảng 24 giờ nhiễm một số lợn xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi và tiêu chảy giống như mô tả của

Stevenson et al., (2013). Trong khi đó tại Việt Nam (Nguyễn Tất Toàn và Đỗ

Tiến Duy, 2013) cũng đã có nghiên cứu khảo sát về các triệu chứng lâm sàng của bệnh PED đặc trưng bởi: 100% tiêu chảy phân lỏng, 90,33% ói mửa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này mức độ tiêu chảy quan sát thấy ở hai chủng

PEDV là khác nhau. Chủng PEDV/HY3/2015 gây tiêu chảy trên lợn ở mức nhẹ hơn, phân ở dạng sệt (hình 4.8B, 4.8C) và chỉ có 1/2 cá thể lợn bị mắc tiêu chảy. Trong khi đó chủng PEDV/TN8/2016 gây tiêu chảy nặng cho cả 2/2 lợn thí nghiệm, phân lỏng toàn nước (hình 4.8D). Ở những lợn bị tiêu chảy, mẫu phân được lấy và kiểm tra bằng kít test nhanh PEDV nhằm xác định sự nhân lên và bài thải của virus PED trong ruột qua phân cho kết quả dương tính rõ nét (hình 4.8E). Những ngày tiếp theo mức độ tiêu chảy trầm trọng hơn,

toàn bộ lợn thí nghiệm của 2 chủng PEDV phân lập ở nồng độ 104 TCID50/ml

bị mất nước, kiệt sức, hôn mê do rối loạn cân bằng điện giải và chết ở ngày thứ 3 và thứ 4 sau thử nghiệm. Đặc điểm chung là các xác chết gầy, lông xơ xác, mắt trũng sâu, phần hậu môn lông bết dính nước và phân. Ở một nghiên

cứu khác, Chang et al. (2018) đã sử dụng chủng PEDV-PT/P5 thuộc nhóm

G2b cho lợn con 7 ngày tuổi uống với liều 105TCID50/ml, thấy thời gian xuất

hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh tiêu chảy cấp khoảng 18 giờ sau khi uống. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng thời điểm khởi phát các triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào liều gây nhiễm và độc lực của chủng virus.

Đối liều gây nhiễm 103 TCID50/ml các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tiêu

chảy cấp xảy ra chậm hơn và không có cá thể lợn nào bị chết. Cụ thể, liều 103

TCID50/ml với cả hai chủng PEDV phân lập hiện tượng tiêu chảy muộn hơn,

chủng PEDV/HY3/2015 có 1 cá thể có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy nhẹ phân nhão và kéo dài trong suốt thời gian nghiên cứu, cá thể lợn còn lại chỉ nôn mửa nhẹ ở ngày thứ 4 sau đó bình phục trở lại ở các ngày tiếp theo và không có hiện

tượng tiêu chảy. Chủng PEDV/TN8/2016 ở liều 103TCID50/ml cả hai cá thể lợn

đều nôn mửa và tiêu chảy nhẹ ở ngày thứ 2 sau thử nghiệm và cũng kéo dài trong suốt thời gian thử nghiệm còn lại, không có cá thể nào bị chết hay tiến triển nặng hơn. Nguyên nhân có thể lý giải do hàm lượng virus chưa đủ lớn để gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở dạng cấp tính. Đồng thời theo thời gian một lượng virus bị trung hòa bởi kháng thể chống lại PEDV được sinh ra ở lợn thí nghiệm. Trong báo cáo

trước đây của de Arriba et al. (2002) cho thấy phát hiện kháng thể PEDVcó trong

huyết thanh xung quanh 7 ngày sau nhiễm PEDV. Đặc biệt, đến liều nhiễm

102TCID50/ml, lợn thí nghiệm ở cả hai chủng PEDV phân lập đều không xuất

hiện bất cứ biểu hiện, triệu chứng lâm sàng nào của bệnh tiêu chảy cấp, lợn thí nghiệm hoàn toàn khỏe mạnh ăn uống tốt.

A B C

D E F

M (+) 1 2 3 5

Hình 4.8. Một số dấu hiệu lâm sàng ghi nhận được trên lợn thí nghiệm

A: lợn ủ rũ bỏ ăn, nằm một chỗ; B:lông xung quanh hậu môn bết dính do tiêu chảy; C: lợn gầy còm, cơ thể suy nhược nghiêm trọng đứng không vững do tiêu chảy mất nước; D: lợn bị chết do tiêu chảy nặng, E: kiểm tra nhanh PEDV trong mẫu phân lợn tiêu chảy bằng kit test nhanh; F: kiểm tra PEDV trong mẫu

phân bằng RT - PCR

Hình 4.9. Hình ảnh mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể ở lợn thí nghiệm sau khi gây nhiễm PEDV

Khi mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể, có thể quan sát được sự khác nhau rõ ràng giữa những lợn bị tiêu chảy chết với những lợn thử nghiệm còn sống và khỏe mạnh. Ở lợn thử nghiệm còn sống khỏe mạnh không bị tiêu chảy, khi mổ khám thấy ruột non bình thường, không có hiện tượng căng phồng (hình 4.9D). Với những lợn bị tiêu chảy nặng chết khi mổ khám quan sát thấy đặc điểm chung là hiện tượng dạ dày, ruột non căng phồng, thành ruột mỏng có thể nhìn xuyên qua do tế bào niêm mạc ruột bị teo (mũi tên, hình 4.9A), chứa sữa không tiêu và dịch. Ngoài ra, các đoạn ruột non còn quan sát thấy cục sữa vón không tiêu, ruột

xuất huyết (mũi tên, hình 4.9B và 4.9C) (Sun et al., 2012). Tổng hợp các kết quả

mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể và kết quả test nhanh PEDV trong mẫu phân lợn tiêu chảy kết hợp với kiểm tra bằng kỹ thuật RT –PCR xác nhận PEDV có mặt trong mẫu phân có thể khẳng định hai chủng virus PED phân lập có độc lực đối với lợn con dưới 7 ngày tuổi (giai đoạn mẫn cảm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của chủng PEDV (porcine epidemic diarrhea virus) ở lợn nuôi tại thái nguyên và hưng yên (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)