Tình hình sử dụng vắc-xin phòng PED trên thế giới và việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của chủng PEDV (porcine epidemic diarrhea virus) ở lợn nuôi tại thái nguyên và hưng yên (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình sử dụng vắc-xin phòng PED trên thế giới và việt nam

VIỆT NAM

2.3.1. Trên thế giới

Để phòng ngừa nhiễm trùng PEDV, vắc-xin được sử dụng chủ yếu ở các nước châu Á do tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh và không sử dụng ở Châu âu, Mỹ. Vắc - xin (PED) thương mại bao gồm vắc-xin sống nhược độc, vắc-xin vô hoạt bằng etylenimine nhị phân (BEI). Một số loại vắc-xin này thường được kết hợp với vắc-xin phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) (một loại vắc-xin nhị giá) và PRV (một loại vắc-xin tam giá) được sử dụng ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Vắc-xin nhược độc trên tế bào đã được dùng cho lợn nái ở Nhật Bản từ năm 1997. Trong khi đó, vắc - xin sống nhược độc trên tế bào, sử dụng theo con đường uống ở Hàn Quốc từ năm 2004 và ở Philippines kể từ năm 2011. Mặc dù vắc-xin thương mại được coi là có hiệu quả và đã được sử dụng rộng rãi. Nhưng không phải tất cả các động vật đều có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch thông qua sữa. Một yếu tố được cho là có liên quan đến làm giảm tính miễn dịch

đã chứng minh rằng việc chủng ngừa đường uống đối với lợn nái có huyết thanh âm tính với PEDV bằng vắc-xin sống nhược độc PEDV đã làm giảm tỷ lệ chết của lợn con và hiệu quả tốt hơn sau khi công cường độc và sự bảo vệ này có liên quan với nồng độ IgA tăng cao trong sữa non và sữa. Mặc dù giảm tỷ lệ chết ở lợn con sinh ra từ những con lợn nái được tiêm phòng vắc-xin qua đường miệng. Tuy nhiên, không có sự rút ngắn thời gian bài thải virus và không giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy sau khi tiêm chủng giữa nhóm lợn công cường độc và nhóm đối chứng. Như vậy, một số nhà nghiên cho rằng miễn dịch thụ động bằng tiêm phòng với chủng PEDV DR13 sống nhược độc không ngăn ngừa được sự phát tán virus sau khi công cường độc. Bảo vệ, chống lại sự tấn công của virus ở lợn thông thường có liên quan đến liều tiêm phòng của virus trong vắc- xin và liều công cường độc với virus độc lực cao. Ở mức liều thấp của PEDV nhược độc, 25% lợn được bảo vệ chống lại PEDV cường độc. Tuy nhiên, tỷ lệ

này tăng lên 50% khi lợn được tiêm với liều cao hơn 20 lần (de Arriba ML et al.,

2002). Ngoài ra, liều gây chết của PEDV thay đổi tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của lợn con bị nhiễm bệnh và chủng virus cường độc mà lợn nái bị nhiễm.

Một số bài báo, ấn phẩm đã đặt câu hỏi về hiệu quả và sự an toàn của vắc- xin PEDV được sử dụng ở Châu Á. Đặc biệt, sau khi dịch bùng phát ở Mỹ, hiệu quả của vắc-xin PED thương mại ở Hàn Quốc đã trở thành vấn đề gây tranh cãi. Do đó, nhu cầu cấp thiết được đưa ra là cần có một loại vắc-xin mới có thể tạo miễn dịch đối với đàn lợn trước khi đẻ để bảo vệ lợn con. Tuy nhiên, vẫn chưa có một tiêu chuẩn phù hợp cho việc đánh giá hiệu quả của vắc-xin sau khi thử nghiệm công cường độc chính thức bằng cách sử dụng vắc-xin PEDV ở Hàn Quốc vào năm 2014. Hơn nữa, do đặc tính phức tạp của virus gây bệnh, tiêu chuẩn đơn giản như kháng thể trung hòa trong huyết thanh, mức độ trầm trọng của tiêu chảy và chết sau khi công với chủng cường độc, không đủ để chính xác và đánh giá tối ưu hiệu quả của vắc-xin PEDV.

2.3.2. Tại Việt Nam

Bệnh tiêu chảy cấp (PED) lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam cuối năm 2008, sau đó bệnh lây lan nhanh khắp các tỉnh thành trong cả nước gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại vắc - xin phòng bệnh tiêu chảy cấp ở dạng đơn giá hoặc nhị giá nhập khẩu từ nước ngoài (bảng 2.2). Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh chưa cao, dịch vẫn bùng phát lẻ tẻ ở các trang trại. Khi đó, các trang trại thường can thiệp, xử lý khống chế dịch bệnh bằng cách

làm auto vắc - xin từ ruột của những đàn lợn con mắc bệnh tiêu chảy cấp chết. Sau đó, dùng dịch nghiền ruột từ những con lợn con bị chết cho đàn lợn nái chưa mắc bệnh ăn kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học. Kết qua cho thấy, những lợn con sinh ra từ những lợn nái được sử dụng auto vắc - xin có khả năng chống chọi với bệnh tốt hơn so với đàn lợn không được làm auto vắc - xin. Nguyên nhân là do dùng auto vắc - xin đáp ứng miễn dịch xảy ra nhanh và mạnh hơn khi sử dụng vắc - xin.

Bảng 2. 2. Danh mục các loại vắc - xin phòng bệnh PED đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay

Stt Tên vắc - xin Chủng virus vắc - xin Dạng bào chế Nhà sản xuất Đường đưa vắc - xin 1 DS PED PigVac SM98 Nhược độc đông khô Daesung Microbilogical Labs Tiêm 2 PED oral vaccine DR13 Nhược độc

đông khô GreenCross Uống

3 ProVac TP SM98P và

TGEV

Vô hoạt nhũ

dầu Kormipharm Tiêm

4 Suishot PT -100 SM98P và TGEV Vô hoạt nhũ dầu Choongang vaccine laboratory Tiêm 5 Suishot PED - SM SM98 Nhược độc đông khô Choongang vaccine laboratory Tiêm

6 Suishot PED-K SM98 Vô hoạt

Choongang vaccine laboratory

Tiêm

7 Avac PED Live SM98 Nhược độc đông khô

Công ty TNHH MTV Avac Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của chủng PEDV (porcine epidemic diarrhea virus) ở lợn nuôi tại thái nguyên và hưng yên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)