và một số loại virus gây tiêu chảy nguy hiểm khác. Hai chủng PEDV này được phép sử dụng để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CHỦNG PEDV PHÂN LẬP PEDV PHÂN LẬP
4.3.1. Khả năng thích nghi và gây bệnh tích tế bào của 2 chủng PEDV phân lập phân lập
Để đánh giá khả năng thích ứng và nhân lên trên dòng tế bào Vero của 2 chủng PEDV phân lập được. Tôi tiến hành theo dõi thời gian bệnh tích tế bào xuất hiện cũng như thời gian tế bào bị phá hủy 90-100%. Trong nghiên cứu này hai chủng virus đã được tiếp truyền 5 đời liên tiếp trên tế bào Vero (từ P1-P5). Kết quả theo dõi khả năng thích ứng của 2 chủng PEDV phân lập được tổng hợp trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Khả năng gây bệnh tích tế bào của 2 chủng PEDV phân lập
Chủng virus Đời Thời gian
6h 12h 24h 36h 48h 60h 72h 96h PEDV/TN8/2016 P1 - - + ++ +++ ++++ B P2 - - ++ +++ ++++ ++++ B P3 - + ++ ++++ ++++ B P4 - ++ +++ ++++ B P5 - +++ ++++ B PEDV/HY3/2015 P1 - - - + ++ +++ ++++ B P2 - - + ++ +++ ++++ B P3 - - ++ +++ +++ ++++ B P4 - + ++ +++ ++++ B P5 - + +++ ++++ B
(-): chưa có bệnh tích tế bào; B:bệnh tích tế bào bong khỏi đáy chai (CPE đạt 90-100%) (+): xuất hiện bệnh tích tế bào khoảng 5-10%; (++): CPE khoảng 20-30% ; (+++): CPE khoảng 40-50%;
Với kết quả theo dõi khả năng thích ứng của hai chủng PEDV phân lập trên tế bào Vero cho thấy hai chủng PEDV này có khả năng thích nghi tốt trên tế bào. Cụ thể, khi cấy truyền liên tiếp trên Vero, sự thích nghi và gây bệnh của 2 chủng PEDV này tăng dần theo các đời cấy truyền. Ở đời cấy truyền P1-P2 sau phân lập thành công, sự thích nghi của các chủng virus còn chậm, bệnh tích tế bào chỉ có thể quan sát được trong khoảng 24 -36 giờ sau gây nhiễm đối với chủng PEDV/TN8/2016 và PEDV/HY3/2015. Số lượng đám bệnh tích tế bào ít, kích thước đám CPE nhỏ chỉ khoảng vài chục nhân tế bào và nằm rải rác khắp bề mặt chai nuôi cấy (hình 4.4A). Thời gian tế bào bị phá hủy bong khỏi bề mặt chai (CPE đạt 90-100%) cũng chậm hơn dao động trong khoảng 72-96 giờ sau gây nhiễm.
Hình 4. 4. Bệnh tích tế bào của PEDV qua các đời cấy truyền ở 24 giờ sau gây nhiễm P2 P5 P4 P3 A B D C
Tuy nhiên, ở các đời cấy truyền sau từ (P3-P5) diễn biến bệnh tích tế bào phá triển nhanh vượt bậc (hình 4.4B, 4.4C, 4.4D). Thời gian xuất hiện CPE có thể quan sát được chỉ khoảng 12 giờ sau gây nhiễm, kích thước và số lượng đám CPE cũng tăng lên rất nhiều lần, đám bệnh tích to chứa tới hàng trăm nhân tế bào. Từ thời điểm quan sát thấy CPE đến thời điểm tế bào bị phá hủy 90-100% và bong khỏi bề mặt chai nuôi cấy rút ngắn hơn rất nhiều dao động trong khoảng 36-60 giờ gây nhiễm. Đặc biệt, chủng PEDV/TN8/2016 có tính thích ứng trên tế bào tốt hơn hẳn so với chủng PEDV/HY3/2015. Thời gian xuất hiện cũng như mức độ gia tăng CPE của chủng này từ 12-36 giờ sau gây nhiễm (CPE đạt 90-100%). Trong khi đó chủng PEDV/HY3/2015 thời điểm xuất hiện và mức độ gia tăng CPE dao động trong khoảng 12-48 giờ sau gây nhiễm. Trong khi đó, nghiên cứu của Hofmann and Wyler (1988) về khả năng thích ứng và nhân lên trên tế bào của PEDV cho thấy. Ở đời phân lập đầu tiên CPE quan sát thấy ở 3-5 ngày sau gây nhiễm, thời gian tế bào phá hủy hoàn toàn sau 2 ngày tính từ khi quan sát thấy CPE. Sau 4 đời cấy truyền liên tiếp trên tế bào Vero, thời gian tế bào bị phá hủy hoàn toàn rút ngắn lại chỉ khoảng 96 giờ sau khi gây nhiễm virus. Cũng nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa và cs. (2018) cho thấy thời gian xuất hiện bệnh tích tế bào (CPE) của PEDV xuất hiện sớm khoảng 12-24 giờ và tế bào bị phá hủy hoàn toàn sau 48 giờ gây nhiễm tính từ đời P0. Ở các đời cấy truyền tiếp theo (P4) thời gian bệnh tích tế bào xuất hiện rất sớm 8-12 giờ và thời gian tế bào phá hủy hoàn toàn là 36 giờ gây nhiễm. Như vậy, với kết quả nghiên cứu cho thấy, hai chủng PEDV phân lập được có khả năng thích ứng và nhân lên trên môi trường tế bào Vero tương tự như các chủng PEDV phân lập được của Nguyễn Thị Hoa và cs. (2018) đã công bố. Điều này có thể do đặc điểm nổi bật của các chủng PEDV phân lập tại Việt Nam hoặc môi trường và điều kiện phân lập đã được tối ưu hơn (Nguyễn Thị Hoa và cs., 2018).