Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Phát triển đào tạo nghề ở nước ta hiện nay
2.2.1.1. Kết quả phát triển đào tạo nghề
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, ngành dạy nghề đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phát triển nhanh chóng, có trường đã được Nhà nước tuyên dương là đơn vị anh hùng; các thế hệ cán bộ, giáo viên, giảng viên và học sự nghiệp dạy nghề trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong toàn ngành đã được đẩy mạnh; các hoạt động như Kỳ thi tay nghề các cấp (Quốc gia, ASEAN và thế giới), hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm… đã trở thành hoạt động thường xuyên từ cơ sở dạy nghề đến toàn quốc và mang lại hiệu quả thiết thực: hàng ngàn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc; hàng trăm giáo viên là giáo viên tiêu biểu được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi; nhiều cán bộ, giáo viên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhiều người đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, những chuyên gia kỹ thuật, công nghệ đầu đàn, những công nhân lành nghề bậc cao; nhiều học sinh đã đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế; hàng triệu lao động qua đào tạo nghề đã và đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp; trên các công trường, đồng ruộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bước vào giai đoạn tới, ngành dạy nghề đang đứng trước những cơ hội phát triển mới với nhiệm vụ lớn lao nhưng cũng đầy thách thức để góp phần đưa nước ta chuyển dịch từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định, trong đó dạy nghề phải đảm nhận đào tạo 60-65% trong tổng số lực lượng lao động. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, với mục tiêu: Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhâ ̣p, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.
Bảng 2.1. Số lượng cơ sở dạy nghề theo loại hình cơ sở đào tạo
Cơ sở dạy nghề 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Trường cao đẳng nghề 123 136 155 162 165 190 190 190 Trường Trung cấp nghề 300 308 305 302 301 280 279 280 Trường Dạy nghề 10 – – – – Trung tâm GDNN 810 849 867 875 874 997 1034 1035 Tổng cộng 1.243 1.293 1.327 1.339 1.340 1.467 1.503 1.505 Nguồn: Tổng cục GDNN (2017) a) Về quy mô
- Hề thống dạy nghề phát triển đã tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu học nghề đều được học nghề phù hợp.
Cùng với sự phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, số lượng tuyển sinh học nghề cũng không ngừng tăng lên. Kết quả tuyển sinh học nghề trong 5 năm (2012 - 2016) được 9.302.546 người, trong đó cao đẳng nghề (CĐN) và trung cấp nghề (TCN) chiếm 11 %; sơ cấp nghề (SCN) và dạy nghề dưới 3
người: Trình độ CĐN và TCN là 238.655 người (CĐN là 91.559 sinh viên, TCN là 147.096 sinh viên) chiếm 12,0% so với tổng số tuyển sinh học nghề năm 2016. Trình độ SCN và DN dưới 3 tháng là 1.836.012 người chiếm 88% so với tổng số tuyển sinh học nghề năm 2016. Kết quả tuyển sinh năm 2016 đạt 96,5% so với kế hoạch đề ra (ở trình độ CĐN, TCN đạt 95,5%, trình độ SCN và DN dưới 3 tháng đạt 96,6%) và tăng so với năm 2015 là 4,8% (năm 2015 tuyển được 1.979.199 người, trong đó: trình độ CĐN, TCN là 210.104 người; trình độ SCN và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.769.095 người (Tổng cục GDNN, 2017).
Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu tuyển sinh học nghề theo cấp trình độ, giai đoạn 2013 - 2016 Năm học Tổng số (người) Cơ cấu (%) Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Dạy nghề dưới 3 tháng 2013 1.732.016 5,07 7,40 50,62 36,91 2014 2.023.285 4,35 6,55 40,38 48,72 2015 1.979.199 4,10 6,52 39,40 49,98 2016 2.074.667 3,83 6,28 46,53 39,63 Tổng cộng 7.809.167 4,52 9,90 46,53 41,97 Nguồn: Tổng cục GDNN (2017)
- Chương trình đào tạo nghề đã chú trọng đến các nhóm đối tượng chính sách, các nhóm đối tượng “yếu thế” trên thị trường lao động (TTLĐ).
Hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg còn có các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác sử dụng ngân sách nhà nước để dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn do các Bộ, ngành quản lý, chỉ đạo. Điều này ít nhiều tạo ra sự phân tán nguồn lực, trùng lặp đối tượng thụ hưởng và khó khăn trong theo dõi, thống kê, tổng hợp kết quả, hiệu quả dạy nghề.
Năm 2016 cả nước có khoảng 1,7 triệu người được đào tạo sơ cấp theo Luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó khoảng 1 triệu lao động nông thôn.
- Quy mô cơ cấu nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
Với danh mục nghề của gần 400 nghề đào tạo ở trình độ cao đằng và khoảng 470 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp. Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm nhiều ngành nghề đạo tạo mới mà thị trường cần. Cùng với việc đào tạo các nghề phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dạy nghề đã đào tạo các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường nghề vẫn tập trung tuyển sinh và đào tạo ngắn hạn và ở những ngành nghề có chi phí thấp như kế toán, tài chính, lái xe, dịch vụ, .v.v…Việc chuyển từ đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm. Đặc biệt, sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều trường kỹ thuật đang gặp khó khăn trong tuyển sinh đối với các nghề nặng nhọc độc hại nhưng TTLĐ có nhu cầu như nghề hàn, cắt gọt kim loại, nề, các nghề thuộc nhóm nghề mỏ hầm lò, .v.v… Nếu không có ưu đãi thì cơ cấu nguồn nhân lực qua đào tạo nghề sẽ mất cân đối nghiêm trọng, nhiều nghề khủng hoảng thừa, nhiều nghề khủng hoảng thiếu.
- Cơ cấu học sinh học nghề theo trình độ còn hạn chế, mới chỉ tập
trung vào trình độ Sơ cấp nghề và Dạy nghề dưới 3 tháng, trong khi tỷ lệ học sinh học ở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do nhận thức của người dân không muốn học nghề, học sinh tốt nghiệp THPT phần lớn có xu hướng đi học đại học hay cao đẳng chuyên nghiệp, các trường nghề gặp khó khăn trong tuyển sinh ở trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề.
b) Tốt nghiệp
Kết quả tốt nghiệp năm 2016 có tổng số người học nghề là 1.760.380 trong đó: Trình độ CĐN và TCN là 163.612 sinh viên (CĐN là 64.158 sinh viên; TCN là 99.454 sinh viên), chiếm 8,7% so với tổng số người tốt nghiệp các cấp trình độ. Trình độ TCN và TCCN là 205.374 học sinh (TCN là 99.454 học sinh; TCCN là 105.920 học sinh), chiếm 10,4% so với tổng số người tốt nghiệp. Trình độ SCN và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.596.768.
Bảng 2.3. Kết quả tốt nghiệp đào tạo nghề năm 2016
Cấp trình độ Năm 2016 (người)
1 Cao đẳng nghề 64.158
2 Trung cấp nghề 99.454
3 Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 1.596.768
Tổng cộng =(1) + (2)+ (3) 1.760.380
Nguồn: Tổng cục GDNN (2017) Nhìn chung, trong thời gian vừa qua, số lượng học sinh tốt nghiệp hằng năm mặc dù đã tăng song do cơ cấu tuyển sinh số học sinh tốt nghiệp hằng năm vẫn chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn có trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 29%). Điều này sẽ gây nên sự mất cân đối về trình độ và sự cải thiện chậm về chất lượng lực lượng lao động trong tương lai.
2.2.1.2. Chính sách thu hút học nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động * Bổ sung thêm các chính sách cho người học sau tốt nghiệp
Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề cho người dân, cũng như khuyến khích người dân nói chung và các nhóm đối tượng đặc thù tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách dạy nghề cũng như các giải pháp dạy nghề chưa hấp dẫn và chưa đủ sức thuyết phục với xã hội. Mặc dù đã có một số chính sách cho người học, tạo sức hút đối với người học như chính sách miễn, giảm học phí; cơ chế dạy nghề “mở” (vừa học vừa làm, học từ xa, liên thông dọc, ngang trong hệ thống…), hình thức học tập đa dạng (chính quy, thường xuyên), nội dung học tập phong phú (vừa học nghề, vừa học văn hóa) bảo đảm quyền học nghề của mỗi người, song những chính sách này còn chưa đủ mạnh, chưa sát với đặc điểm, tính chất của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. Do vậy, ngoài các cơ chế, chính sách nêu trên nên mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung thêm các chính sách cho người học sau khi tốt nghiệp (chính sách tiền lương cho người học sau tốt nghiệp, tôn vinh người lao động .v.v…) để người lao động chuyên tâm với nghề. Đây cũng là cách để thu hút người học đến với học nghề.
* Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách cho học sinh Dân tộc thiểu số (DTTS)
Để góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS, thu hút học sinh dân tộc thiểu số tham gia học nghề là hết sức cần thiết. Do đó, cần phải mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách dạy nghề cho người DTTS nội trú đến các đối tượng là người DTTS thuộc nhóm yếu thế (người nghèo, cận nghèo và người khuyết tật).
* Miễn học phí học nghề là giải pháp quan trọng để có người học nghề
Để tạo điều kiện cho người học nghề, thu hút người học nghề, cần có cơ chế miễn học phí cho tất cả các đối tượng yếu thế khi tham gia học nghề. Bên cạnh đó, miễn học phí cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp nghề nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh vào học nghề. Đặc biệt, miễn học phí cho người học trung cấp nghề, cao đẳng nghề đối với những nghề nặng nhọc độc hại, những nghề khó tuyển sinh để đảm bảo cơ cấu nhân lực đối với những ngành nghề này.
* Thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề
Cần có quy định, văn bản xác định rõ vị thế của doanh nghiệp là một chủ
thể chính của đào tạo nghề. Về tăng cường hợp tác gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, cần đẩy mạnh mô hình, phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệpvà cơ sở đào tạo; mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã vào xây dựng chương trình dạy nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, cùng tuyển chọn học viên, cùng tham gia đào tạo thực hành và đánh giá học viên sau khi tốt nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho người học, sắp xếp bố trí đầu ra cho hoạt động đào tạo.