3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp về công tác ĐTN được thu thập từ qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo của các Bộ như: Bộ Lao động thương binh - xã hội, Đề án ĐTN của UBND tỉnh Bắc Ninh, sở Lao động TB-XH Bắc Ninh, Tổng cục Thống kê, Tông cục Dạy nghề, UBND thành phố Bắc Ninh, Phòng thống kê, Phòng Lao động TB-XH, Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Phong sẽ được tổng hợp và hệ thống hóa.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra sẽ được tác giả xây dựng và hoàn thiện thông qua các bước sau:
- Bước 1: Dự thảo nội dung mẫu phiếu điều tra ứng với các mục tiêu nghiên cứu;
- Bước 2: Tiến hành điều tra thử một số ở các điểm nghiên cứu;
- Bước 3: Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và đó là mẫu phiếu điều tra chính thức cho các điểm chọn nghiên cứu đề tài.
Bảng 3.2. Mẫu các đối tượng phỏng vấn
Đối tượng Số lượng (người) Ghi chú
1 Người mới đăng ký học nghề 60
2. Người đang học nghề tại cơ sở 90
3. Người đã học xong nghề 60
4. CBQL, giáo viên trực tiếp giảng dạy 10 5. Nhà tuyển dụng LĐ từ Trung tâm 3
* Cơ sở chọn mẫu
Điều tra hiệu quả phát triển đào tạo nghề dựa trên các thông tin về người học nghề, người đang học nghề, người đã học xong nghề, cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy và nhà tuyển dụng.
Nội dung của phiếu điều tra được mô tả cụ thể về các phần chính là: - Thông tin cơ bản về người học nghề.
- Nguồn thông tin về tuyển sinh mà họ có được từ đâu?
- Phong cách đón tiếp, tư vấn và giảng dạy của cán bộ, giáo viên dạy nghề. - Mức đóng góp và chất lượng dịch vụ có tương xứng không?
- Kết quả cụ thể về chất lượng giảng dạy, về mức độ thành thạo nghề, tỷ lệ người thành nghề được xã hội chấp nhận, tỷ lệ người thành đạt trong nghề như thế nào?
- Người lao động có nhu cầu học nghề lên trình độ cao hơn không?
Với các bảng câu hỏi chủ chốt đã chuẩn bị sẵn, kết hợp với các bảng câu hỏi mở về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi và khó khăn của người học nghề... từ đó tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng.
* Phương pháp điều tra
Các dữ liệu đưọc thu thập vào tháng 8 năm 2018 trên cơ sở điều tra, phỏng vấn, xin ý kiến của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm trong năm 2017-2018. Các đối tượng khảo sát và số mẫu khảo sát được thể hiện ở bảng 3.2.
- Điều tra từ người mới đăng ký học nghề: Với đối tượng người mới đăng ký học nghề, tác giả phát phiếu điều tra trực tiếp đến HV khi học viên đến đăng ký học theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện và thu lại phiếu ngay sau khi HV trả lời xong.
- Điều tra từ người đang học nghề tại cơ sở: Đối với đối tượng này, tác giả gửi phiếu điều tra thông qua cán bộ quản lý lớp. Cán bộ quản lý sẽ phát phiếu cho tất cả các HV và thu lại phiếu khi HV trả lời xong.
- Điều tra từ người đã học xong nghề; Đối với đối tượng người đã học xong nghề, tác giả sẽ kết hợp gửi phiếu thông qua email hoặc gọi điện cho HV, những người mới tốt nghiệp trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm theo danh sách
lớp của Trung tâm.
- Điều tra từ nhà tuyển dụng LĐ tốt nghiệp từ Trung tâm: Liên hệ Quản lý phụ trách tuyển dụng của đơn vị, phát phiếu điều tra và thu lại phiếu khi ngay khi đối tượng trả lời xong.
Một số thông tin thông qua lấy ý kiến một số cán bộ, một số cơ quan, cá nhân liên quan, thông qua các cuộc họp giao ban, thảo luận về thực trạng và phương hướng phát triển đào tạo nghề.
3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu bằng phương pháp phân tổ thống kê với sự trợ giúp của phần mềm Excel.
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong quá trình phân tích tác giả chủ yếu dùng phương pháp thống kê mô tả thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, bình quân. Ngoài mô tả mức độ phương pháp thống kê còn dùng để mô tả quá trình biến động và mỗi quan hệ giữa các hiện tượng. Phương pháp thống kê mô tả còn được dùng để so sánh và mô tả các hiện tượng trên cơ sở phân tổ, phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của công tác dạy nghề, từ đó rút ra những kết luận, những nhận xét giúp cho công tác dạy nghề ngày càng được hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với công tác dạy nghề của địa phương.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua tổng hợp số liệu tiến hành so sánh giữa kết qủa đạt được với bản kế hoạch đề ra, so sánh kết quả đạt được hàng năm so với các đơn vị tương đương, so sánh chất lượng sản phẩm (người được học nghề, người được bổ túc nâng cao trình độ giữa các Trung tâm trong huyện và mặt bằng toàn quốc) từ đó tìm ra mô hình hiệu quả nhất và đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để phát triển đào tạo nghề.
3.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tác giả sẽ tranh thủ tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các cán bộ giáo viên dạy nghề, ý kiến của các nhà lãnh đạo địa phương về công tác dạy nghề để thu thập và phân tích đánh giá vấn đề được khách quan. Đánh giá khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã thực hiện và các biện pháp đề xuất.
3.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển đào tạo nghề 3.3.3.1. Phát triển quy mô đào tạo nghề 3.3.3.1. Phát triển quy mô đào tạo nghề
Phát triển quy mô đào tạo nghề được thực hiện thông qua gia tăng quy mô đào tạo nghề bằng việc gia tăng quy mô chỉ tiêu tuyển sinh, học nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động thực tế của xã hội, mở rộng thêm ngành nghề đào tạo. Tiêu chí đánh giá phát triển quy mô đào tạo nghề gồm:
- Số lượng tuyển sinh hàng năm; - Số nghề đào tạo hàng năm; - Số cán bộ giáo viên cơ hữu; - Số lao động được học nghề;
- Số lao động đào tạo nghề tốt nghiệp.
3.3.3.2. Phát triển các nguồn lực cho đào tạo nghề
a. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề
Cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu được đối với cơ sở dạy nghề. Vì vậy để đảm bảo chất lượng dạy nghề cần phải đầu tư một cách hợp lý cho việc xây dựng cơ sở vật chất mua sắm máy móc trang thiết bị để đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tiêu chí đánh giá phát triển cơ sở vật chất:
- Tỷ lệ máy móc thiết bị đáp ứng đủ và phù hợp với từng nghề đào tạo; - Số lượng và diện tích phòng học lý thuyết đáp ứng theo quy định; b. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy nghề, là động lực, là một nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta. Đầu tư phát triển GVDN có thể coi
là đầu tư “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực. Tiêu chí đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề gồm:
- Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý;
- Trình độ chuyên môn giáo viên, cán bộ quản lý; - Trình độ tin học và ngoại ngữ.
3.3.3.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề
a. Đổi mới phương pháp, chương trình đào tạo nghề
- Về phương pháp đào tạo nghề: Phương pháp dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và khả năng làm việc độc lập của người học nghề.
+ Mức độ hài lòng của học viên đối với phương pháp giảng dạy; + Mức độ hài lòng của giáo viên đối với phương pháp giảng dạy.
- Về chương trình đào tạo nghề: Chương trình dạy nghề thể hiện mục tiêu dạy nghề theo từng trình độ khác nhau.
+ Danh mục các nghề đào tạo đối với từng trình độ;
+ Số chương trình, giáo trình phù hợp đối với từng ngành nghề.
b. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nâng cao về trình độ chuyên môn, về năng lực sư phạm dạy nghề, khả năng ứng dụng ngoại ngữ và tin học vào phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
- Trình độ chuyên môn của Giáo viên; - Trình độ nghiệp vụ sư phạm của Giáo viên; - Trình độ tin học và ngoại ngữ.
c. Tăng cường sự quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề là quản lý theo ngành do một cơ quan Trung ương thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực dạy nghề của đất nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Tỷ lệ học viên đào tạo nghề tốt nghiệp đạt loại khá giỏi hàng năm; - Tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp có việc làm;
- Tỷ lệ học viên tốt nghiệp làm việc được ngay; - Tỷ lệ học viên tốt nghiệp phải đào tạo lại.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Ngành nghề và các hình thức đào tạo
Các loại hình đào tạo của Trung tâm là: chính quy tập trung, liên kết đào tạo, ngoài giờ hành chính. Việc xây dựng kế hoạch phát triển quy mô đào tạo được quan tâm xem xét đến tính hợp lý, ổn định và cân đối giữa các ngành nghề trong hiện tại cũng như khả năng phát triển trong tương lai; đồng thời, phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng khác của Trung tâm nhằm phát huy tối đa hiệu quả, năng lực của Trung tâm.
Chương trình đào tạo được định kì rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở chương trình khung do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành. Đề cương bài giảng được nghiên cứu, soạn thảo kĩ lưỡng nhằm đảm bảo những thông tin khoa học được truyền đạt là chính xác và được trình bày khoa học.
Chương trình đào tạo là yêu cầu không thể thiếu được trong quản lí Nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng. Chương trình đào tạo phù hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo.
Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo được chú trọng quan tâm đổi mới, tuy nhiên tốc độ còn chậm, chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa trung tâm với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.
Nội dung đào tạo đã tiếp cận với thực tế nhưng so sánh với trình độ quốc tế để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế.
Kế hoạch triển khai hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng trên 2 loại danh mục chính là xây dựng được các ngành nghề đào tạo và xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Trong lĩnh vực dạy nghề, mỗi loại nghề đòi hỏi có chương trình, giáo trình đào tạo riêng. Tuy nhiên, hiện nay chương trình, giáo trình đào tạo của Trung tâm còn sơ sài, nhiều nghề không có chương trình, giáo trình và nhiều nghề tuy có nhưng lại chưa được sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, tức là chưa đạt được chất lượng cần thiết. Đây chính là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Do đó, đòi hỏi có sự quan tâm đầu tư để xây dựng, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo theo kịp sự tiến bộ của khoa học-công nghệ.
Kế hoạch triển khai hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng trên 2 loại danh mục chính là xây dựng được các ngành nghề đào tạo và xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu của thị trường. Thông qua kế hoạch triển khai hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề, Trung tâm đã xây dựng được các danh mục nghề đào tạo và chương trình đào tạo nghề.
Bảng 4.1. Các hình thức đào tạo của Trung tâm
Hình thức đào
tạo
Hệ đào tạo Thời gian đào tạo Đặc điểm
Dài hạn
1. CĐ nghề
36 tháng (đối với hệ tuyển PTTH)
Liên kết đào tạo với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề như: Trường TC công nghiệp Hà Nội, Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh CĐ nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên, Trường CĐ Công nghệ và kinh tế Hà Nội,... 18 tháng (đối với hệ tuyển
đã tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo)
2. TC nghề
24 tháng (đối với hệ tuyển PTTH)
36 tháng (đối với hệ tuyển THCS)
Ngắn
hạn 3. Sơ cấp nghề
3 tháng Đào tạo tại Trung tâm hoặc theo nhu cầu dạy và học tại địa phương. Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Phong (2017) Các ngành nghề đào tạo của Trung tâm phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và nhu cầu lao động của địa phương. Tuy nhiên số ngành nghề hiện nay chưa
đáp ứng đủ nhu cầu học và chuyển đổi nghề nghiệp của người dân. Tỷ trọng đào tạo nghề của một số ngành nghề phi nông nghiệp tăng qua các năm như KT chế biến món ăn, may công nghiệp, trong khi các nghề điện, hàn giảm dần. Nhóm nghề nông nghiệp vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm nghề trồng trọt: trồng rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh.
Sơ đồ 4.1. Các ngành nghề đào tạo tại Trung tâm
Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Phong (2017) Phương thức tuyển sinh của Trung tâm là tuyển sinh tập trung theo từng
Sơ cấp nghề Ngành nghề nông nghiệp: - KT trồng rau an toàn - KT trồng hoa, cây cảnh
- KT chăn nuôi thủy sản - KT chăn nuôi thú y - KT trồng nấm Ngành nghề phi nông nghiệp: - Tin học văn phòng - Công nghệ hàn - Điện dân dụng,công nghiệp - KT may công nghiệp