3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong quá trình phân tích tác giả chủ yếu dùng phương pháp thống kê mô tả thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, bình quân. Ngoài mô tả mức độ phương pháp thống kê còn dùng để mô tả quá trình biến động và mỗi quan hệ giữa các hiện tượng. Phương pháp thống kê mô tả còn được dùng để so sánh và mô tả các hiện tượng trên cơ sở phân tổ, phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của công tác dạy nghề, từ đó rút ra những kết luận, những nhận xét giúp cho công tác dạy nghề ngày càng được hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với công tác dạy nghề của địa phương.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua tổng hợp số liệu tiến hành so sánh giữa kết qủa đạt được với bản kế hoạch đề ra, so sánh kết quả đạt được hàng năm so với các đơn vị tương đương, so sánh chất lượng sản phẩm (người được học nghề, người được bổ túc nâng cao trình độ giữa các Trung tâm trong huyện và mặt bằng toàn quốc) từ đó tìm ra mô hình hiệu quả nhất và đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để phát triển đào tạo nghề.
3.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tác giả sẽ tranh thủ tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các cán bộ giáo viên dạy nghề, ý kiến của các nhà lãnh đạo địa phương về công tác dạy nghề để thu thập và phân tích đánh giá vấn đề được khách quan. Đánh giá khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã thực hiện và các biện pháp đề xuất.