Số HV tốt nghiệp trung cấp nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 74)

Nghề đào tạo HV tốt nghiệp Tỷ lệ HV có việc làm sau khi tốt nghiệp Tỷ lệ HV tốt nghiệp làm được việc ngay Tỷ lệ HV tốt nghiệp phải đào tạo lại HV % % %

Công nghệ thông tin 85 80 82 18

Kế toán doanh nghiệp 122 60 55 45

Thương mại điện tử 11 55 60 40

Kinh doanh thương mại và

dịch vụ 45 76

64 36

Điện công nghiệp 350 79 71 29

Điện tử kỹ thuật điện 86 75 62 38

KT chế biến món ăn _ _ 88 12

Cộng 699 71 x x

Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Phong (2017) Đối với hệ trung cấp, tỷ lệ tìm được việc làm sau tốt nghiệp (71%) và tỷ lệ HV tốt nghiệp làm được việc ngay cao hơn so với hệ trung cấp. Học viên đăng ký học trung cấp chủ yếu là do nhu cầu nâng cao trình độ của bản thân và tạo điều kiện trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên có một số nghề có tỷ lệ HV có việc làm và HV tốt nghiệp làm việc được ngay còn thấp như: Kế toán doanh nghiệp, thương mại điện tử. Mặt khác tỷ lệ HV có việc làm cao ở nhóm nghề công nghệ thông tin, điện công nghiệp. Điều này cho thấy sự liên kết của Trung tâm đối với các đơn vị sử dụng lao động là chưa rộng, chưa lớn, trong khi những nghề kế toán doanh nghiệp, thương mại điện tử đều là những nghề có nhu cầu lao động cao.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đào tạo lại sau khi tốt nghiệp cao là do kỹ năng thực hành của học viên chưa cao. Trong quá trình đào tạo, giáo viên chú trọng vào kiến thức lý thuyết chưa chú trọng phát triển kỹ năng thực hành cho học viên. Đến khi học viên ra trường được làm việc trực tiếp với thiết

bị, máy móc mới, môi trường mới lại không áp dụng được những kiến thức họ học được vào công việc.

Sau các khóa học các học viên có kiến thức áp dụng khoa học tiến bộ vào công việc thực tiễn, như tự tạo việc làm bằng cách trồng nấm, đan mây, tre xuất khẩu hoặc vào làm việc tại các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn.

Nhiều học viên sau các khóa học sơ cấp như nghề kỹ thuật chế biến món ăn, may công nghiệp, trồng rau an toàn đã tự kinh doanh tại nhà hoặc thành lập nhóm nhận đặt may theo yêu cầu, làm đồ thủ công từ mây tre đan... Nhiều người đã trở thành điển hình về làm kinh tế giỏi ở địa phương, là đầu tàu trong việc quy tụ, mở lớp dạy nghề cũng như hỗ trợ học viên làm nghề.

Một số trường hợp tiêu biểu như:

- Chị Đỗ Thị Bé (thôn Yên Hậu, Xã Hòa Tiến): Chị Bé đã tham gia khóa học sơ cấp kỹ thuật trồng rau an toàn do Trung tâm GDNN – GDTX tổ chức. Gia đình chị từ hơn một năm nay đã chuyển đổi hoàn toàn từ hình thức trồng rau thông thường sang trồng rau an toàn. Gần 3 sào rau của gia đình chị lúc nào cũng xanh tốt, mùa nào thức ấy và đặc biệt là tiêu thụ thuận lợi hơn trước vì là sản phẩm an toàn, phù hợp với xu hướng tiêu dùng thị trường. Với 3 sào rau ấy lại là nguồn thu nhập chính của gia đình chị, góp phần nuôi 3 con học Đại học.

Không chỉ gia đình chị Đỗ Thị Bé mà tại thôn Yên Hậu hiện có hơn 30 hộ dân khác cũng đã chuyển sang trồng rau an toàn. Một vùng rau an toàn mới của huyện Yên Phong đang được hình thành. Đến nay, hầu hết các học viên sau khi tốt nghiệp đều đã chuyển đổi sang trồng rau an toàn, cho thu nhập ổn định từ 2-3 triệu đồng/sào/tháng.

- Bà Nguyễn Thị Năm (thôn Nghiêm Xá, TT Chờ): Bà Năm tham gia khóa học sơ cấp kỹ thuật chế biến món ăn tại Trung tâm GDNN – GDTX. Sau khóa học bà cùng gia đình mở một nhà hàng nhỏ với nhiều món ăn ngon được đúc rút từ khóa học. Ngoài ra bà còn cùng một số chị em trong lớp nhận nấu cỗ trong địa phương khi có nhu cầu. Bình quân thu nhập của bà Năm là 10 triệu/ 1 tháng. Có thể thấy sau khi tham gia khóa học đã đem lại cuộc sống thuận lợi hơn cho gia đình bà Năm và các học viên khác.

4.2.3. Đánh giá tình hình phát triển đào tạo nghề của Trung tâm

Để đánh giá những kết quả trong quá trình dạy nghề và tạo việc làm cho lao động mà Trung tâm đã đạt được tác giả chú ý đến các đánh giá của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, người sử dụng lao động nhằm đưa ra giải pháp để phát triển đào tạo bền vững, tiến bộ cho các Trung tâm GDNN.

Để thực hiện mục tiêu này chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp, thu thập các thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: từ người đăng ký học nghề, người đang học nghề, người đã học xong nghề, người sử dụng lao động học nghề của các TT; phỏng vấn giáo viên và những người tham gia quản lý đào tạo, phỏng vấn các cấp lãnh đạo quản lý trực tiếp và một số chuyên gia chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)