Kinh nghiệm đào tạo nghề của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề của một số địa phương trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tam Đảo là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Tam Đảo; có tư cách pháp

hàng. Quản lý, sử dụng tài sản, ngân sách và thực hiện chính sách đối với viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện Tam Đảo, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Trung tâm có chức năng dạy nghề, giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm.

Kết quả nổi bật:

Về công tác đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, năm học 2017 - 2018, nhà trường có 21 lớp với 460 học sinh của các nghề: May và Thiết kế thời trang, Hàn, Điện công nghiệp, Điện lạnh, Điện tử CN và Dân dụng, Điện dân dụng, Sửa chữa và lắp ráp máy tính, Kĩ thuật xây dựng, Cấp thoát nước, Hướng dẫn du lịch. Các nghề này đáp ứng được nhu cầu xã hội và yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Giáo viên giảng dạy các lớp nghề, trung tâm liên kết chặt chẽ với các trường Đại học, Cao đẳng nghề trong và ngoài tỉnh như: Đại học kiến trúc Hà Nội, Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên, Trường Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc... Các giáo viên giảng dạy đều đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn, có tay nghề cao, nhiệt tình giảng dạy. Trung tâm được đầu tư đầy đủ trang thiết bị thực hành nghề cho học sinh.

Không chỉ quan tâm khi các em đang học nghề tại trường, trung tâm còn chủ động, tích cực tìm kiếm đầu ra cho HS bằng cách liên hệ với các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp...để giới thiệu việc làm cho các em. Nhờ vậy, hầu hết HS ra trường đều có công việc ổn định, thu nhập khá. Nhiều em đã trở thành chủ doanh nghiệp vừa và nh, có đóng góp lớn cho ngân sách địa phương, sự phát triển của quê hương, đất nước.

Bên cạnh đó, trong năm học vừa qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trung tâm còn phối hợp tốt với các đơn vị, tổ chức, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn đạt chất lượng như: Phối hợp với Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 tổ chức 03 lớp Bồi dưỡng nâng hạng cho 95 GV các trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện; Phối hợp với Trường Đại học Đông Đô và Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Thương mại số 1 đào tạo và thi cấp chứng chỉ Tin học cơ bản và Tiếng anh cho 225 lượt người trên địa bàn huyện; Phối hợp với

Hội Cựu Chiến binh huyện tổ chức 02 lớp Bồi dưỡng kiến thức về trồng rau an toàn và Nuôi cá nước ngọt cho 90 Hội viên Hội CCB huyện.

2.2.2.2. Kinh nghiệm đạo tạo nghề Trung tâm GDNN - GDTX huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Kim Bôi nhiều năm là đơn vị dẫn đầu khối GDTX cũng như mảng hướng nghiệp dạy nghề của tỉnh. Trung tâm GDNN - GDTX huyện Kim Bôi luôn nỗ lực nâng cao hướng nghiệp dạy nghề.

Trung tâm GDNN - GDTX Kim Bôi cónhững thuận lợi nhất định như được chủ động về kinh phí đầu tư dạy và học, chủ động trong hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất nhất là trang thiết bị dạy nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu, chất lượng được củng cố với những hoạt động đã đi vào nề nếp… Tuy nhiên, đối tượng học viên không đồng đều và phức tạp là thách thức luôn đòi hỏi Trung tâm phải tiếp tục đề ra những giải pháp hữu hiệu hơn mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo. Theo học tại Trung tâm có những đối tượng đặc thù như học viên đã tốt nghiệp THCS lần 2, bỏ học nhiều năm giờ tiếp tục đi học lại, học viên là con em dân tộc có gia cảnh khó khăn thường trực ý nghĩ bỏ học giữa chừng, học viên nhà ở xa trung tâm thường xuyên nghỉ học… Xác định học viên có tâm lý và lứa tuổi khác nhau, nhận thức và trình độ không đều nên đội ngũ giáo viên tại Trung tâm luôn quan tâm giúp đỡ học viên, tạo điều kiện thuận lợi để học viên tham gia hết khoá học và học tập có chất lượng. Thậm chí, giáo viên còn học sử dụng tiếng dân tộc để có thể giao tiếp, thăm hỏi học viên và phụ huynh, từ đó nắm được sâu sát tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh của học viên để có hướng giúp đỡ.

Các lớp nghề đang được duy trì là nghề thú y, may công nghiệp, điện dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp, điện sơ cấp… thu hút đều đặn khoảng 200 học viên. Ngoài ra, với đặc thù của hình thức GDTX, Trung tâm duy trì thường xuyên và hiệu quả công tác đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn, liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học… Theo đó, Trung tâm thường xuyên liên kết với trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình, trường Trung cấp nghề Hoà Bình, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh và các trung tâm ngoại ngữ, tin học trong và ngoài khu vực để tổ chức các lớp chuyên đề và hướng nghiệp dạy nghề, thu hút đông đảo học viên tham gia. Các chương trình liên kết đào tạo giữa Trung tâm với các tổ chức, cơ sở đào tạo khác được xây dựng phù hợp với nhu cầu của học viên và người lao động, ví dụ: chuyên đề về kỹ thuật nuôi bò thịt, kỹ thuật nuôi lợn nái,

các bệnh lây nhiễm ở gia cầm, chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội, tìm hiểu sức khoẻ sinh sản…

Trung tâm triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GDTX, trong đó giải pháp mũi nhọn là nâng cao chất lượng hướng nghiệp dạy nghề. Cụ thể, Trung tâm phấn đấu 100% học viên học tại Trung tâm được học nghề ngắn hạn, huy động 100% học viên có hoàn cảnh khó khăn không theo học tại các trường lớp chính quy ra học các chương trình GDTX, không để học viên là con em dân tộc bỏ học giữa chừng, củng cố hiệu quả các buổi phụ đạo học viên yếu kém... Trong công tác đào tạo từ xa, liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học, Trung tâm sẽ xây dựng mạng lưới các Trung tâm học tập cộng đồng là vệ tinh giúp Trung tâm trong việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức KHKT đến từng người dân.

Trung tâm cũng phối hợp với tỉnh đoàn, huyện đoàn tổ chức các buổi tư vấn giới thiệu nghề nghiệp việc làm cho các đoàn viên thanh niên. Trung tâm GDNN-GDTX huyện triển khai chính sách học nghề đối với thanh niên vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo sẽ được miễn học phí và còn được nhận thêm 140.000đ tiền mặt hỗ trợ sinh hoạt. Bên cạnh đó, trung tâm triển khai học song song cả 02 chương trình: văn hóa và học nghề 5/5 trường THPT toàn huyện. Đảm bảo sau khi tốt nghiệp THPT, có khoảng 30% học sinh có bằng trung cấp nghề và tham gia lao động, sản xuất kinh doanh có tay nghề. Đây là hướng đi mới, phù hợp với học nghề, lập nghiệp và việc làm cho thanh niên.

2.2.2.3. Một số bài học rút ra đối với phát triển đào tạo nghề

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cũng như việc cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của một số trường cao đẳng nghề, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

- Nhà nước ở cả cấp Trung ương và địa phương thể hiện vai trò tích cực trong công tác đào tạo nghề. Các cấp ủy Đảng , chính quyền vào cuộc mạnh mẽ quyết liệt và có sự phân công trách nhiê ̣m cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân phụ trách thì nơi đó công tác đào tạo nghề được triển khai có hiệu quả. Chính phủ một số nước đã có những hỗ trợ tích cực trong công tác huy động vốn, trợ cấp cho đào tạo nghề...

- Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp học nghề phải đi trước mô ̣t bước. Cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách , nắm đươ ̣c thông tin về đào ta ̣o nghề và khả năng giải quyết viê ̣c làm sau học nghề để cung cấp cho người lao động.

- Hoạt động dạy nghề muốn đạt hiệu quả cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa: Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người học nghề ngay bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu đào ta ̣o, đến việc tổ chức đào tạo nghề sau đó là giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, trong quá trình đào tạo cần đưa kiến thức kinh doanh , khởi sư ̣ doanh nghiê ̣p vào chương trình giảng dạy để người lao đô ̣ng sau ho ̣c nghề biết huy đô ̣ng vốn , tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...

- Công tác đào tạo nghề phải bám sát với tình hình thực tế kinh tế - xã hội của địa phương.

- Kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành đều rất quan trọng đối với người lao động trong việc tìm kiếm việc làm và tăng thêm thu nhập. Dạy và học phải kết hợp lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn. Thực hành một cách tốt nhất là thực tập tại doanh nghiệp, vừa học vừa làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)