Thực trạng công tác giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Kết quả phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo

4.2.2. Thực trạng công tác giải quyết việc làm

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể huyện Yên Phong quan tâm.

vụ cần thiết thường xuyên và liên tục của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể. Cho nên, công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lao động và việc làm được các cấp, các ngành qua hệ thống thông tin, truyền thông đến từng người dân. Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, huyện yêu cầu thông tin về độ tuổi, ngành nghề tuyển dụng, chế độ, quyền lợi của người lao động công khai trên hệ thống đài truyền thanh của huyện, thôn, xã để người lao động tự lựa chọn nơi làm việc phù hợp với bản thân. Ở những thôn, xã có diện tích thu hồi lớn, huyện yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, đúng như cam kết ban đầu. Để bảo đảm lao động có việc làm ổn định, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện còn dành một phần ngân sách hỗ trợ, động viên các gia đình cho con em theo học các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Huyện chỉ đạo các tổ chức hội giải ngân 74 dự án hỗ trợ giải quyết việc làm với số vốn 5,6 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB cho 5.626 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển kinh tế; mở được 3.678 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho 16.878 lao động tại chỗ. Bằng những giải pháp tích cực, đồng bộ, đến nay, Yên Phong đã có 9.482 lao động làm trong các khu, cụm công nghiệp, 6.324 lao động làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện, 636 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Huyện Yên Phong hiện có hơn 70 nghìn người trong độ tuổi lao động. Đến nay, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 30 nghìn lao động. Số lao động còn lại hầu hết ở nông thôn, quá tuổi tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Ở những xã có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích cho các doanh nghiệp từ 30 đến 50%, vấn đề tạo việc làm cho hàng nghìn lao động với đủ các lứa tuổi là việc làm không đơn giản. Bởi vậy, được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, Trung tâm GDNN – GDTX Yên Phong luôn quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho học viên, luôn theo sát và kịp thời giúp đỡ trong định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm.

Bảng 4.8. Số HV tốt nghiệp sơ cấp nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp năm 2017 Nghề đào tạo HV tốt nghiệp Tỷ lệ HV có việc làm sau khi tốt nghiệp Tỷ lệ HV tốt nghiệp làm được việc ngay Tỷ lệ HV tốt nghiệp phải đào tạo lại HV % % % KT trồng rau an toàn 65 68 75 25 KT trồng cây cảnh 15 55 36 64

KT chăn nuôi lợn và gia cầm 19 59 44 56

KT chế biến món ăn 70 78 73 27

KT may công nghiệp 20 66 59 41

KT mây tre đan XK 48 73 62 38

KT trang điểm thẩm mỹ 16 53 47 53

Cộng 283 65 x x

Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Phong (2017) Từ bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao, chiếm 82% tổng số học viên đã tốt nghiệp. Trong đó, tỷ lệ tìm được việc làm cao nhất là ở nhóm nghề chế biến món ăn (78% HV tốt nghiệp năm 2017), tỷ lệ tìm được việc làm thấp nhất ở nghề trang điểm thẩm mỹ (chiếm 53% HV tốt nghiệp) do là nghề mới và nhu cầu học của HV.

Học viên sau khi kết thúc khóa học có việc làm từ 65% - 80%, nhiều học viên sử dụng các nghề đã học thành lập được các hợp tác xã sản xuất (chăn nuôi, hội sinh vật cảnh, mây tre đan, rau an toàn) tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác.

Tỷ lệ học viên có được việc làm ngay của mỗi nghề là khác nhau, cao nhât ở nhóm nghề trồng rau an toàn (chiếm 75%), thấp nhất ở nhóm nghề trồng cây cảnh. Do đặc thù của nghề trồng cây cảnh mất rât nhiều thời gian để tạo ra sản phẩm.

Sau các khóa học các học viên có kiến thức áp dụng khoa học tiến bộ vào công việc thực tiễn, như tự tạo việc làm bằng cách trồng nấm, đan mây, tre xuất

Bảng 4.9. Số HV tốt nghiệp trung cấp nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp Nghề đào tạo Nghề đào tạo HV tốt nghiệp Tỷ lệ HV có việc làm sau khi tốt nghiệp Tỷ lệ HV tốt nghiệp làm được việc ngay Tỷ lệ HV tốt nghiệp phải đào tạo lại HV % % %

Công nghệ thông tin 85 80 82 18

Kế toán doanh nghiệp 122 60 55 45

Thương mại điện tử 11 55 60 40

Kinh doanh thương mại và

dịch vụ 45 76

64 36

Điện công nghiệp 350 79 71 29

Điện tử kỹ thuật điện 86 75 62 38

KT chế biến món ăn _ _ 88 12

Cộng 699 71 x x

Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Phong (2017) Đối với hệ trung cấp, tỷ lệ tìm được việc làm sau tốt nghiệp (71%) và tỷ lệ HV tốt nghiệp làm được việc ngay cao hơn so với hệ trung cấp. Học viên đăng ký học trung cấp chủ yếu là do nhu cầu nâng cao trình độ của bản thân và tạo điều kiện trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên có một số nghề có tỷ lệ HV có việc làm và HV tốt nghiệp làm việc được ngay còn thấp như: Kế toán doanh nghiệp, thương mại điện tử. Mặt khác tỷ lệ HV có việc làm cao ở nhóm nghề công nghệ thông tin, điện công nghiệp. Điều này cho thấy sự liên kết của Trung tâm đối với các đơn vị sử dụng lao động là chưa rộng, chưa lớn, trong khi những nghề kế toán doanh nghiệp, thương mại điện tử đều là những nghề có nhu cầu lao động cao.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đào tạo lại sau khi tốt nghiệp cao là do kỹ năng thực hành của học viên chưa cao. Trong quá trình đào tạo, giáo viên chú trọng vào kiến thức lý thuyết chưa chú trọng phát triển kỹ năng thực hành cho học viên. Đến khi học viên ra trường được làm việc trực tiếp với thiết

bị, máy móc mới, môi trường mới lại không áp dụng được những kiến thức họ học được vào công việc.

Sau các khóa học các học viên có kiến thức áp dụng khoa học tiến bộ vào công việc thực tiễn, như tự tạo việc làm bằng cách trồng nấm, đan mây, tre xuất khẩu hoặc vào làm việc tại các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn.

Nhiều học viên sau các khóa học sơ cấp như nghề kỹ thuật chế biến món ăn, may công nghiệp, trồng rau an toàn đã tự kinh doanh tại nhà hoặc thành lập nhóm nhận đặt may theo yêu cầu, làm đồ thủ công từ mây tre đan... Nhiều người đã trở thành điển hình về làm kinh tế giỏi ở địa phương, là đầu tàu trong việc quy tụ, mở lớp dạy nghề cũng như hỗ trợ học viên làm nghề.

Một số trường hợp tiêu biểu như:

- Chị Đỗ Thị Bé (thôn Yên Hậu, Xã Hòa Tiến): Chị Bé đã tham gia khóa học sơ cấp kỹ thuật trồng rau an toàn do Trung tâm GDNN – GDTX tổ chức. Gia đình chị từ hơn một năm nay đã chuyển đổi hoàn toàn từ hình thức trồng rau thông thường sang trồng rau an toàn. Gần 3 sào rau của gia đình chị lúc nào cũng xanh tốt, mùa nào thức ấy và đặc biệt là tiêu thụ thuận lợi hơn trước vì là sản phẩm an toàn, phù hợp với xu hướng tiêu dùng thị trường. Với 3 sào rau ấy lại là nguồn thu nhập chính của gia đình chị, góp phần nuôi 3 con học Đại học.

Không chỉ gia đình chị Đỗ Thị Bé mà tại thôn Yên Hậu hiện có hơn 30 hộ dân khác cũng đã chuyển sang trồng rau an toàn. Một vùng rau an toàn mới của huyện Yên Phong đang được hình thành. Đến nay, hầu hết các học viên sau khi tốt nghiệp đều đã chuyển đổi sang trồng rau an toàn, cho thu nhập ổn định từ 2-3 triệu đồng/sào/tháng.

- Bà Nguyễn Thị Năm (thôn Nghiêm Xá, TT Chờ): Bà Năm tham gia khóa học sơ cấp kỹ thuật chế biến món ăn tại Trung tâm GDNN – GDTX. Sau khóa học bà cùng gia đình mở một nhà hàng nhỏ với nhiều món ăn ngon được đúc rút từ khóa học. Ngoài ra bà còn cùng một số chị em trong lớp nhận nấu cỗ trong địa phương khi có nhu cầu. Bình quân thu nhập của bà Năm là 10 triệu/ 1 tháng. Có thể thấy sau khi tham gia khóa học đã đem lại cuộc sống thuận lợi hơn cho gia đình bà Năm và các học viên khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)