Định hướng phát triển và nhu cầu đào tạo nghề trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Định hướng và các giải pháp phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo

4.5.1. Định hướng phát triển và nhu cầu đào tạo nghề trung tâm

4.5.1.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xẫ hội giai đoạn 2006 – 2010 là: ‘Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tẳng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020…”. Để giữ vững và phát huy những thành tựu đạt được theo định hướng trên, trong những năm tới, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Trong những năm qua, dạy nghề đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, những thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ và nhu cầu đa dạng của người lao động học nghề, lập nghiệp.

Đặc biệt Chiến lược Phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 tại Đại hội lần thứ XI cũng đã nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược…Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hoá; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề. Đây là những định hướng rất cơ bản, là căn cứ để phát triển đào tạo nghề, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Ninh trong giai đoạn tới.

Một là, đổi mới hoạt động dạy nghề

Đổi mới và phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề; lựa chọn những nghề mũi nhọn, trọng điểm để ưu tiên đầu tư. Đa dạng hoá phương thức, hình thức dạy nghề, trình độ đào tạo tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận với cơ hội học nghề.

Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách. Chuyển mạnh dạy nghề từ “hướng cung” sang “hướng cầu” của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm cho người lao động.

Hai là, hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác đào tạo nghề. Thường xuyên kiểm tra, rà soát tình hình dạy và học của giáo viên và học viên. Tăng cường giao lưu, hội thảo giữa các cơ sở dạy nghề, từ đó rút kinh nghiệm học tập, khắc phục khó khăn trong công tác đào tạo nghề. Bên cạnh đó tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đổi mới giáo trình dạy

Ba là, tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động

Xây dựng các dự án đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt quan trong là thực hiện Quyết định số 383/QĐUBND ngày 4/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đề án „‟Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020‟‟. Mục tiêu dạy nghề cho 120.000 lao động (trung bình 12.000 lao động/năm), tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo 80-85%. Tổ chức đào tạo mới:

- Dự án đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới : Tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các ngành nghề áp dụng công nghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

- Dự án đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống như nghề (gốm, dệt lụa tơ tằm, trạm khắc gỗ , đúc đồng ...).

- Dạy nghề là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước tăng cường đầu tư cho dạy nghề, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho mọi người, tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động.

Bốn là, gắn đào tạo dạy nghề với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết việc làm

Đào tạo là nhằm cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng hơn để phát triển kinh tế xã hội. Do đó đào tạo phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế. Bên cạnh đó việc đào tạo còn phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm vì nếu người lao động được đào tạo ra không được sử dụng sẽ gây lãng phí cho xã hội, gia đình và bản thân người học.

Gắn đào tạo nghề với việc giải quyết việc làm là một vấn đề cần thiết và cấp bách, nó không những giúp cho học sinh tìm được việc làm sau khi ra trường, mà nó còn giúp cho uy tín của trường được tăng lên và điều này sẽ quyết định số lượng học sinh học nghề trong những nặm sau. Trên thực tế cho thấy vấn đề mà tất cả các học sinh học nghề khi ra trường quan tâm là việc làm và thu

nhập. Hiện nay có rất nhiều công ty tự đào tạo công nhân cho mình đặc biệt là các công ty dệt may…. Đã khiến cho số lượng học sinh theo học tăng lên rất nhanh bởi vì sau khi học song họ sẽ được bố trí làm việc trong công ty. Điều đó chứng tỏ rằng việc làm sau khi ra trường sẽ quyết định số lượng học sinh theo học. Do đó để có thể tăng quy mô đào tạo hàng năm các trường dạy nghề phải quan tâm đến vấn đề này. Vấn đề giải quyết việc làm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội.

+ Đào tạo nghề phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chú trọng đến việc đào tạo đón đầu;

+ Thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình đào tạo để tăng thêm cơ hội tìm được việc làm cho người lao động;

+ Nhà trường cần thiết lập mối quan hệ với các cơ sở sản xuất, các trung tâm dịch vụ việc làm để đào tạo theo địa chỉ giúp cho học sinh có thể tìm được việc làm khi ra trường;

+ Cần phải cân đối lại cơ cấu đào tạo cả về cơ cấu ngành nghề đào tạo để tránh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” và chỗ thừa cứ thừa chỗ thiếu cứ thiếu. Khiến cho học sinh ra trường rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.

4.5.1.2. Nhu cầu về đào tạo nghề

Tính đến thời điểm hiện tại trong toàn khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể khác trên địa bàn huyện có hơn 52.510 lao động làm việc (tỷ lệ nữ chiếm khoảng 76,6% = 40.222 lao động) trong đó có khoảng 22%=11.538 lao động là người Yên Phong làm việc (Tỷ lệ nữ chiếm khoảng 60,71%

= 7.004 lao động), so với số lao động được tạo việc làm cùng kỳ năm 2010 (lao động người Yên Phong có 6968 lao động/Tổng số 23.000 lao động) đến nay tăng 4570 lao

động mới, đạt kế hoạch Đề án đề ra mỗi năm tạo việc làm mới bình quân từ 2.000- 2.500 lao động.

-Trong khu công nghiệp:

Hiện tại có khoảng 47.084 lao động đang làm việc (Lao động nữ 37.966

người =80,6%). Trong đó có 7.834 lao động là người Yên Phong, chiếm 16,6%

tổng số lao động làm việc trong khu công nghiệp với tỷ lệ lao động nữ là 5562 người, chiếm 71%. Riêng công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam có 35.200 lao động (trong đó có 1.530 người Yên Phong đang làm viêc).

-Trong cụm công nghiệp:

Hiện tại có khoảng 2.181 lao động đang làm việc (Lao động nữ 1.134=52%). Trong đó lao động là người Yên Phong 894 người (= 41%), tỷ lệ lao động nữ 458 người (=51,3%) trên tổng số lao động làm việc trong cụm công nghiệp.

- Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện:

Hiện tại có 3.245 lao động (Lao động nữ 1.038 người = 32%), trong đó lao động người trong huyện là 2.810 người (Lao động nữ 674 người = 24%), các lao động chủ yếu hoạt động trong ngành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Do tình hình suy thoái kinh tế nói chung, mà số lượng lao động giảm khoảng 1.472 người so với cùng kỳ năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)