Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
* Nhân tố khách quan:
Kinh phí SNMT là kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ BVMT do NSNN bảo đảm, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:
- Về kinh tế: Như đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế.
Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì nguồn kinh phí SNMT càng ngày càng được ổn định, nâng cao.
- Về mặt xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính nói chung và nguồn kinh phí SNMT nói riêng.
- Về tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu: hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng, hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đang là vấn đề cấp bách đòi hỏi thế giới phải chung tay để có những biện pháp làm giảm thiểu tác động, cải thiện môi trường.
Nhân tố chủ quan:
Từ năm 2006 chi sự nghiệp môi trường được bố trí thành một khoản riêng trong NSNN, các dự án, nhiệm vụ được bố trí theo nhiệm vụ chi quy định tại TTLT 114/2006/TTLT - BTC - BTNMT ngày 29/12/2006 và đã được thay thế bằng TTLT 45/2010/TTLT - BTC - BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
Trong những năm qua nhờ có các cơ chế, chính sách tích cực của Đảng và Nhà nước, nguồn kinh phí SNMT không ngừng được đổi mới, hoàn thiện và hiệu quả cả về công tác quản lý và sử dụng. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh phí SNMT mà trọng tâm là hoàn thiện: Phân cấp nhiệm vụ chi SNMT; Mức chi kinh phí SNMT; Lập, chấp hành và quyết toán NSNN kinh phí sự nghiệp môi trường.
(ii) Vai trò và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan quản lý nguồn kinh phí SNMT:
Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về TN&MT tại địa phương trong việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí SNMT có hiệu quả là rất quan trọng, thể hiện xây dựng dự toán, phân bổ và triển khai thực hiện kinh phí SNMT; sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính và cơ quan TN&MT trong việc xây dựng kế hoạch, tổng hợp và phân bổ nguồn chi, lộ trình chủ yếu để tập trung giải quyết cho các nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề trọng điểm và bức xúc về môi trường của địa phương.
(iii) Chất lượng cán bộ:
Cũng như tất cả các công tác khác, chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng tác động tới chất lượng mọi hoạt động quản lý kinh phí SNMT. Các cán bộ ngành TN&MT cần đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình tham mưu phân bổ và quản lý kinh phí SNMT: Tài chính, kế toán, xây dựng dự án, quản lý dự án,…; có phẩm chất đạo đức tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng.
(iv) Công tác kiểm tra, kiểm soát:
Công tác kiểm tra, kiểm soát không những giúp cơ quan quản lý nguồn kinh phí SNMT đánh giá được những mặt còn tồn tại, hạn chế của sử dụng kinh phí SNMT, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo sử dụng kinh phí SNMT có hiệu quả. Các cơ quan chủ quản ở trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị trực thuộc về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, việc quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí
SNMT, nhằm bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả. Sau khi kiểm tra, việc xử lý sai phạm nếu có như: sử dụng nguồn chi SNMT sai mục đích,… cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng kinh phí SNMT.