Do tập trung các cơ sở sản xuất vào CCN nên các doanh nghiệp việc quản lý và xử lý rác thải tại các CCN Gia Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Các cụm công nghiệp Gia Lâm cũng là một địa điểm tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ nội thành, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Các cụm công nghiệp Gia Lâm được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, và UBND thành phố Hà Nội nên trong thiết kế cũng như trong quá trình triển khai xây dựng có chú ý đến việc xử lý nước thải công nghiệp, đảm
bảo vệ sinh môi trường. Hiện tại, toàn bộ các doanh nghiệp đã, đang hoạt động thuộc các cụm công nghiệp Gia Lâm đều có nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động chính thức. Khối lượng nước thải xử lý trong khu vực quy hoạch – các cụm công nghiệp Gia Lâm.
Bảng 4.17. Đánh giá của các doanh nghiệp về dịch vụ xử lý chất thải tại cụm công nghiệp ở Gia Lâm
ĐVT: %
Chỉ tiêu Tốt Trung bình Kém
Hệ thống thoát nước thải 21,05 54,39 24,56
Dịch vụ thu gom rác thải 33,33 47,37 19,30
Dịch vụ vệ sinh môi trường xung quanh cụm
công nghiệp 31,58 52,63 15,79
Dịch vụ xử lý nước thải tập trung 14,04 66,67 19,30
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải của các doanh nghiệp được thu gom vào tuyến
cống D300 dẫn đến trạm xử lý nước thải với công suất xử lý dự kiến 500m3/ngày
đêm. Nước thải sau khi được xử lý tại trạm xử lý nước thải, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh môi trường (tương ứng với nguồn xả loại 2). Về vấn đề quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại ô nhiễm khác: hiện tại đã có trên 80% doanh nghiệp thuộc các cụm công nghiệp Gia Lâm lập sổ chủ nguồn chất thải nguy hại theo đúng quy định và trình tự quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, các doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với các đơn vị xử lý có giấy phép để xử lý chất thải.
Đối sánh trong vấn đề xử xý chất thải, bảo vệ môi trường giữa các cụm công nghiệp Gia Lâm và nhiều CCN trên địa bàn thành phố ta thấy có những khác biệt. Việc hình thành và phát triển các CNN thời gian qua đã có những đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, tuy nhiên, quá trình đầu tư xây dựng và phát triển các CCN đang bộ lộ những hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ môi trường do thiếu quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung. Còn
nơi đã có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải nhưng việc đầu tư gặp khó khăn.
Tuy nhiên, do quy hoạch và sự thiếu đồng bộ trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bên trong CCN đã gây nên những hệ luỵ, chứa đựng nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế đến nay trên địa bàn Gia Lâm có cụm công
nghiệp Hapro, Phú Thị và Ninh Hiệp đã được UBND thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với mức đầu tư lớn 63,5 tỷ đồng và được thành phố Hà Nội hỗ trợ 32,7 tỷ đồng.
Hộp 4.1. Việc xử lý chất thải tại cụm công nghiệp chưa thực hiện tốt
Đi đôi với việc hỗ trợ kinh phí đầu tư, thành phố chỉ đạo các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và địa phương tăng cường tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; phát hiện, đấu tranh với những hoạt động vi phạm pháp luật về môi trường; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, vận hành trạm xử lý nước thải tập trung tại các CCN; kiên quyết xử lý nghiêm đối với những cơ sở vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường như xử phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, buộc di dời, cấm hoạt động, đối với nhà đầu tư vi phạm. Bên cạnh đó, kêu gọi tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải bên trong các CCN, trong đó, có cơ chế, chính sách ưu tiên như miễn giảm tiền, phí thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn nhất định...
Nguyên nhân của sự chậm trễ này, trước hết do quy hoạch CCN trước khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội có tính tràn lan nên việc thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường và công tác quản lý môi trường của các CCN chưa được quan tâm. Chưa bố trí quỹ đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; hạng mục hạ tầng kỹ thuật cũng chưa được đầu tư đồng bộ. Mặt khác, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nên các doanh nghiệp, địa phương được giao làm chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống lý xử nước thải tập trung tại các CCN là không nhỏ so với một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác. Ngoài ra, ý thức bảo vệ môi trường của các doanh
Hiện nay công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường tại cụm công nghiệp đang được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xử lý tốt được vấn đề chất thải trong doanh nghiệp, vẫn còn tình trạng xả chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường, hoặc chưa thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Hữu Trung: cán bộ quản lý cụm công nghiệp Phú Thị, ngày 15 tháng 06 năm 2017
nghiệp và hộ sản xuất thuê đất trong CCN còn hạn chế, trong khi công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng chưa triệt để... Dẫn đến cộng đồng dân cư xung quanh, nhất là tại các làng nghề có CCN đang gánh chịu hậu của ô nhiễm môi trường...
Hộp 4.2. Đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp ở Gia Lâm