2.1.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động cụm công nghiệp
Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động các cụm công nghiệp: quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp đầu tiên sẽ là việc ban hành các quy định, quy phạm pháp luật như hệ thống luật pháp, các quy định, nghị định ban hành thành lập các cụm công nghiệp, cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động tại cụm công nghiệp đó, các văn bản quản lý hoạt động của các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp và hoạt động của cụm công nghiệp nói chung (Thủ tướng Chính phủ, 2009). Các chính sách phát triển các cụm công nghiệp sẽ giúp các cụm công nghiệp phát triển nhanh chóng và hoạt động có hiệu quả. Theo Nghị định, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 7 năm và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 11 năm, được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Nghị định quy định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề được miễn tiền thuê đất 15 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí di dời các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề vào cụm công nghiệp làng nghề; mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh quyết định. Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương xem xét ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề. Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được xem xét đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Chính phủ, 2017). Do vậy, việc nghiên cứu các chính sách hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc các cụm công nghiệp có thể nắm bắt và tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
2.1.4.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cụm công nghiệp
Nghiên cứu hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cụm công nghiệp sẽ giúp cho người nghiên cứu biết được các cơ quan nào tham gia trong việc quản lý hoạt động của cụm công nghiệp, vai trò, nhiệm vụ của từng cơ quan đó trong quản lý nhà nước về hoạt động của cụm công nghiệp, từ đó phát hiện ra các bật cập trong quản lý, sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý và các tồn tại, hạn chế trong quản lý của từng cơ quan nhà nước để có các biện pháp hạn chế và tồn tại và chồng chéo để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp hoạt động và phát triển (Chính phủ, 2017).
2.1.4.3. Quản lý quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp
Quản lý các hoạt động quy hoạch, và điều chỉnh quy hoạch của các cụm công nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương. Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch liên quan khác, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Công Thương. Tùy thuộc tình hình và điều kiện cụ thể, yêu cầu và mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xây dựng riêng quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp hoặc đưa thành một phần trong quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Trong thời gian hoạt động nếu cụm công nghiệp không còn phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng, đô thị và các quy hoạch ngành, sản phẩm khác trên địa bàn; hoặc có nhu cầu chuyển đổi cụm công nghiệp có hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật thấp sang mục đích phát triển lĩnh vực, ngành nghề khác theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ xin quyết định mở rộng, điều chỉnh quy hoạch theo các trình tự, quy định của nhà nước (Chính phủ, 2017).
2.1.4.4. Quản lý hoạt động thu hút đầu tư của cụm công nghiệp
Quản lý hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các cụm công nghiệp: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư, cơ sở sản xuất có nhu cầu di dời vào cụm công nghiệp liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích, các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh phải lập, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh thực hiện theo kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện thường xuyên không quá một lần trong một năm trừ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong cụm công nghiệp. Tổ chức, cá nhân trong cụm công nghiệp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh gửi cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định của Luật Thống kê. Định kỳ hàng quý, năm, cơ quan thống kê trên địa bàn có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Công Thương để phối hợp quản lý (Chính phủ, 2017).
2.1.4.5. Quản lý các dịch vụ công cộng tại cụm công nghiệp
Quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng và tiện ích tại các cụm công nghiệp: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp được thiết kế đồng thời, đồng bộ trong một dự án đầu tư để tiết kiệm chi phí, tiết kiệm
sử dụng đất và thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phù hợp với nội dung Báo cáo đầu tư, mở rộng cụm công nghiệp, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các dịch vụ công cộng, tiện ích chung trong cụm công nghiệp gồm: Bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự; thông tin liên lạc; cấp nước, thoát nước; vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, chất thải; phòng cháy, chữa cháy; duy tu, bảo dưỡng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ tiện ích khác (Chính phủ, 2017).
2.1.4.6. Quản lý hoạt động xử lý rác thải tại cụm công nghiệp
Quản lý hoạt động xử lý rác thải tại các cụm công nghiệp: hoạt động của các cụm công nghiệp sẽ xả thải một lượng lớn rác thải ra môi trường, tuy không lớn bằng các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng nó sẽ xả thải một lượng lớn rác thải ra môi trường so với sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Do vậy trong quản lý các hoạt động của các cụm công nghiệp cần chú ý quan tâm đến các hoạt động xử lý rác thải các các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp và công nghệ xử lý rác thải, thu gom rác thải được đầu tư xây dựng của các cụm công nghiệp (UBND thành phố Hà Nội, 2012).
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường triển khai chậm, trong đó thực hiện đầu tư trên cơ sở hỗ trợ từ ngân sách trung ương là chính. Tính đến tháng 10 năm 2014, trong tổng số hơn 600 CCN đang hoạt động, chỉ có khoảng 5% các CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đối với các CCN còn lại, cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Việc quản lý công tác bảo vệ môi trường tại các CCN rất yếu, do hầu hết các CCN hiện nay đều do các cấp chính quyền là chủ đầu tư (Lê Trình, 2016).
2.1.4.7. Quản lý an toàn trong hoạt động của các doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều hoạt động, trong đó phải đảm bảo các điều kiện về an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, quản lý hoạt động nhà nước về hoạt động của cụm công nghiệp bao gồm cả hoạt động quản lý về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy của các doanh nghiệp. Đảm bảo các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp phải
đảm bảo đầy đủ các biện pháp về an toàn lao động cho người lao động; đảm bảo phòng cháy chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Hoạt động quản lý này sẽ được thanh kiểm tra hàng năm của các đoàn kiểm tra liên ngành và và đơn ngành tùy thuộc và kế hoạch hoạt động của từng cơ quan. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành (Chính phủ, 2017).
2.1.4.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động của các cụm công nghiệp
- Thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động của các cụm công nghiệp là việc giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển cụm công nghiệp. Việc thanh kiểm tra hoạt động của các cụm công nghiệp sẽ giúp phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại về quản lý nhà nước trong quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp. Việc phát hiện các sai phạm này tùy thuộc theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ, xin gia hạn nhiều lần, vi phạm pháp luật bị xem xét xử lý theo quy định (Chính phủ, 2017). Cùng với đó việc đánh giá, kết quả và hiệu lực trong quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý có các giải pháp để phát triển các cụm công nghiệp trong thời gian tới.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp
2.1.5.1. Hệ thống văn bản pháp luật và các thủ tục hành chính
Hệ thống pháp lý và các chính sách: Hệ thống pháp lý và các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý, đến cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị quản lý (Chính phủ, 2017). Thủ tục hành chính nhà nước: trong quá trình quản lý, thủ tục hành chính thường xuyên diễn ra để giải quyết vấn đề của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, điều này đòi hỏi cơ chế quản lý càng rút gọn và chặt chẽ thì hệ thống quản lý trở nên thông suốt và công tác quản lý càng trở nên dễ dàng hơn (Chính phủ, 2017).
2.1.5.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý: Cụm công nghiệp hoạt động trong sự năng động của nền kinh tế thị trường, nên công
tác quản lý phải linh động, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải thường xuyên trau rồi kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý (Lê Hồng Yến, 2008).
2.1.5.3. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý
Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, đây là điều kiện phục vụ cho cán bộ công tác quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp một cách hiệu quả. Nếu cán bộ quản lý được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc làm của mình thì sẽ đạt hiệu quả cao trong công việc. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý như máy vi tính, phòng làm việc, bản đồ quy hoạch, bản đồ cụm công nghiệp,.... (Lê Hồng Yến, 2008).
2.1.5.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý hoạt động của cụm công nghiệp
Sự kết hợp hài hòa giữa các đơn vị cùng tham gia công tác quản lý: mỗi đơn vị chủ quản đều có những quyền hạn và trách nhiệm nhất định, trong những phạm vi cụ thể, tuy nhiên, ngoài những công việc mang tính ổn định, trong quá trình quản lý, thường xuyên xảy ra những sự việc mới, mang tính tức thời, điều này đòi hỏi những cơ quan quản lý liên quan phải có sự phối hợp nhịp nhàng nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất (Lê Thị Mai, 2001; Lê Hồng Yến, 2008).
2.1.5.5. Trình độ, nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp
Trình độ nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp, đặc biệt là chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quản lý tại các cụm công nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp có trình độ, hiểu biết tốt về các văn bản pháp luật và thực hiện tốt các quy định của nhà nước về hoạt động tại cụm công nghiệp thì họ sẽ chấp hành tốt, còn ngược lại thì họ sẽ cố mọi cách để lách luật, vi phạm các quy định của cụm. Thêm nữa phần lớn các cụm công nghiệp được thành lập trên địa phương từ phát triển làng nghề, do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn mang tính chất hoạt động truyền thống, kèm theo đó là thói quen sản xuất và hoạt động hành chính của làng nghề. Điều này ảnh hưởng tới quá trình quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý. Như vậy, công việc cần làm hiện nay là tuyên truyền, giải thích rõ cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất cụm công nghiệp, làm họ hiểu rõ ràng để công tác quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển cụm công nghiệp được thực hiện tốt hơn, dễ dàng hơn (Lê Hồng Yến, 2008).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên thế giới thế giới
2.2.1.1. Chính sách phát triển cụm công nghiệp ở Đài Loan
Nhằm thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và quản lý môi trường trong thời gian đầu, Đài Loan phát triển các khu chế xuất, tiếp theo là các khu công nghiệp, CCN. Năm 1960, chính phủ Đài Loan ban hành bộ luật khuyến khích đầu tư và tiếp sau đó là Bộ luật nâng cấp sản nghiệp. Hơn 30 năm qua, Đài