nghiệp Gia Lâm
a. Công tác đảm bảo an toàn lao động
Về an toàn, vệ sinh lao động: Tình trạng thiếu an toàn, vệ sinh lao động đang là vấn đề đáng quan tâm ở nhiều doanh nghiệp trong các CCN. Bởi vì, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp có diện tích mặt bằng nhà xưởng chật hẹp. Điều kiện làm việc chưa được cải thiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hiểu biết của cả chủ sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động còn rất nhiều hạn chế. Người lao động chưa có tác phong công nghiệp, chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đầy đủ. Khá nhiều máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đang được các các doanh nghiệp sử dụng nhưng chưa được đăng ký, kiểm định. Môi trường lao động hầu như chưa được đo kiểm. Các doanh nghiệp chưa chú ý bố trí nhân sự làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Thời gian qua, cùng với việc thường xuyên tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an toàn lao động cho người lao động, các doanh nghiệp còn chủ động tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn lao động một cách
Hiện nay, tại cụm công nghiệp Phú Thị có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, tôi không biết các doanh nghiệp này có xử lý chất thải, nước thải hay không, trong cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải hay không, nhưng trong vài năm trở lại đây chúng tôi thấy nước thải từ cụm công nghiệp chảy ra rất ô nhiễm, nước rất đen, không có sinh vật nào sinh sống được, cùng với đó là nhiều xe tải chạy qua, rác thải nhiều, khói bụi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân sinh sống quanh cụm công nghiệp.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Vũ Văn Hùng, hộ dân sinh sống gần cụm công nghiệp Phú Thị, ngày 20 tháng 06 năm 2017
thiết thực, hiệu quả với quan điểm hướng về người lao động và cùng chung tay hành động đảm bảo an toàn lao động trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, UBND huyện giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thường xuyên tuyên truyền tới các doanh nghiệp những chính sách, các quy định của pháp luật về an toàn lao động, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới đội ngũ công nhân lao động về công tác đảm bảo an toàn lao động bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; các cơ sở đã củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác bảo hộ lao động; phân công trách nhiệm cho cán bộ quản lý, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ đối với từng doanh nghiệp về công tác bảo hộ lao động; củng cố, kiện toàn mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên đến tổ, đội sản xuất; bổ sung hoàn thiện nội quy, quy định, quy trình làm việc đảm bảo an toàn cho máy móc, thiết bị ở các bộ phận, vị trí sản xuất trong các doanh nghiệp; tổ chức huấn luyện an toàn lao động; khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường tại khu vực sản xuất… Năm 2016, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Gia Lâm đã tổ chức 2 lớp tập huấn về công tác đảm bảo an toàn lao động cho hơn 200 lao động. Hầu hết các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất đã thực hiện đầy đủ công tác bảo hộ lao động như: Lắp đặt hệ thống thiết bị thông gió, hút bụi, giảm ồn, trang cấp thiết bị bảo vệ cá nhân; 100% doanh nghiệp đã tự tổ chức kiểm tra công tác bao hiểm lao động 6 tháng/ 1lần; phân xưởng kiểm tra 1 tháng/1 lần; các tổ sản xuất hàng ngày đều kiểm tra các hệ thống đảm bảo an toàn lao động; trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động đầy đủ, phù hợp từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh; người lao động làm việc ở các nghề nặng nhọc, độc hại đều được hưởng các chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc có thêm các khoản phụ cấp độc hại do công việc gây ra; thực hiện chế độ, giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm đêm và làm thêm giờ được các doanh nghiệp áp dụng thực hiện theo đúng quy định của Luật Lao động…
Cùng với đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thường xuyên phối hợp với đoàn kiểm tra liên nhành thanh, kiểm tra đột xuất, sâu sát của ngành chức năng... đã góp phần hạn chế những tổn thất do mất an toàn lao động gây ra, mà mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc trang bị bảo hộ lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc thông thoáng, sạch sẽ, đóng
bảo hiểm cho người lao động. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn tổ chức huấn luyện an toàn lao động và kiểm tra nghiêm ngặt những kiến thức cơ bản về an toàn lao động đối với người lao động trước khi được tuyển dụng vào công ty làm việc...
b. Công tác phòng cháy chữa cháy
Các doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp Gia Lâm chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, các cơ sở xây dựng nhà xưởng hầu hết đều có kết cấu khung thép, mái tôn giới hạn chịu lửa thấp, dễ bị sụp đổ khi xảy ra cháy. Diện tích nhà xưởng chặt hẹp, thậm chí cho nhiều công ty thuê lại nhưng không có các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan. Hệ thống phòng cháy chữa cháy được sử dụng không phù hợp với công năng của từng lĩnh vực sản xuất nên phát hiện và chữa cháy kém hiệu quả. Một số cơ sở tự ý cơi nới, cho xây dựng thêm các công trình phụ làm nơi sản xuất, kho chứa, nơi để xe công nhân hoặc làm mái nối, mái che, mái vẩy lấn chiếm đường giao thông nội bộ, lấn chiếm khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy so với thiết kế xây dựng ban đầu. Cùng với đó, việc sử dụng nhiên liệu, các vật tư, hàng hóa là chất cháy ngày càng nhiều, dẫn đến nguy cơ cháy nổ ngày càng cao, trong khi nhiều yếu tố và điều kiện về phòng cháy chữa cháy chưa được đảm bảo, còn nhiều bất cập. Những nguy cơ và điều kiện gây cháy luôn tiềm ẩn đối với mỗi cơ sở trong từng khu công nghiệp.
Để chủ động làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy trong các cụm công nghiệp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm đã phối hợp với phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 11, hàng năm tổ chức tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cho một số doanh nghiệp đặc thù tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó, nâng cao nhận thức và khả năng phòng cháy chữa cháy cho các doanh nghiệp và người lao động tại các cụm công nghiệp. Cùng với đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm còn phối hợp với phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 11 tập huấn và tuyên truyền về các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho người lao động tại các doanh nghiệp. Qua khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm đều đã được trang bị các dụng cụ phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, nhưng số lượng các doanh nghiệp có hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hiện đại như chuông báo cháy tự động, hệ thống vòi phun tự động khi có cháy,… hầu như còn rất ít.