Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động cụm công nghiệp Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 57)

a. Các văn bản pháp luật của nhà nước

Để Nghị quyết của Đảng nhanh chóng được triển khai, các cơ quan nhà nước đã cụ thể hoá chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến CCN nói chung, CCN Gia Lâm nói riêng, tạo khung pháp lý cho việc hình thành, hoạt động của CCN. Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được thống kê gồm:

Bảng 4.1. Các văn bản của nhà nước về quản lý các cụm công nghiệp

STT Tên văn bản Ngày ban

hành Nội dung chính 1 Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg 19/8/2009

Quy chế quản lý CCN, quy hoạch và bổ sung quy hoạch, đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp

2 Thông tư số

39/2009/TT-BCT 28/12/2009

quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế CCN ban hành kèm theo quyết định 105/2009/QĐ-TTg

3

Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT- BCT-BKHĐT

10/10/2009 hướng dẫn xử lý vi phạm CCN trước khi quy chế quản lý CCN

4 5949/VPCP/-KTN 05/8/2014 phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch CCN

5 Văn bản số

6142/UBND-CT 15/8/2014

quy định cấm, hạn chế đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, CCN chưa có hệ thống xư lý nước thải tập trung.

6 Văn bản số

9036/BCT-CNĐP 16/9/2014

Thoả thuận quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm là đơn vị được UBND huyện Gia Lâm giao trách nhiệm quản lý các cụm công nghiệp do huyện đầu tư; Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp của huyện để quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

b. Các văn bản pháp luật của thành phố Hà Nội

Dựa theo mục tiêu phát triển của thành phố Hà Nội, ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã tiến hành đánh giá tình hình sản xuất tại huyện Gia Lâm từ đó xác định được những bất cập, làm cơ sở thiết kế bản quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Gia Lâm.

Bảng 4.2. Một số văn bản chính sách của thành phố về quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp

STT Tên văn bản Ngày ban

hành Nội dung chính

1 Quyết định số

44/2012/QĐ - UBND 10/9/2010

Quy định quản lý CCN trên địa bàn Hà Nội

2 Quyết định số

24/2012/QĐ-UBND 18/9/2012

sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý CCN trên địa bàn Hà Nội

3 Quyết định số

43/2013/QĐ-UBND 15/10/2013

Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4 Thông báo 213/TB –

VPUB 22/10/2002

Các giải pháp tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về phát triển nghề và làng nghề Hà Nội.

5 Quyết định số

47/2009/QĐ – UBND 20/01/2009

quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm,

6 Quyết định số

3812/QĐ-UBND 10/12/2013

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Gia Lâm.

Nguồn: Tổng hợp của từ văn bản chính sách của tác giả (2017)

Các Văn bản quy định này làm căn cứ cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm quản lý các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện, cùng với đó là có căn cứ quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn thành phố quy định về nguyên tắc, phương

thức, quy trình và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc thuộc UBND thành phố và UBND quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy chế áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc liên quan đến quản lý và hoạt động của CCN trên địa bàn thành phố.

* Cụm công nghiệp Bát Tràng

Đáp ứng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đảng và nhà nước, “quyết định số 2417/QĐ – UBND ngày 6 tháng 5 năm 2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hà tầng cụm sản xuất làng nghề tập xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm”, được ban hành nhằm mục đích chuyển đổi làng nghề hoạt động trong khu vực dân cư chuyển sang hoạt động trong khu vực cụm công nghiệp.

Bảng 4.3. Các văn bản về quản lý hoạt động của cụm công nghiệp Bát Tràng

TT Tên văn bản Ngày ban

hành Nội dung chính 1 Quyết định số 9439/QĐ- UBND 23/12/2004

Giao chính thức đất tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm xây dựng hạ tầng cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Bát Tràng để đấu giá quyền sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ. 2 Quyết định số 15 /QĐ – GTCC 10/01/2015

Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình: xây dựng hà tầng cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

3 Quyết định số 323/ QĐ – UBND 07/10/2008 Giao Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Bát Tràng quản lý cụm sản xuất làng nghề tập trung Bát Tràng. 4 Quyết định số 4045/QĐ – UBND 10/4/2017

Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quản lý, khai thác cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

Nguồn: Tổng hợp của từ văn bản chính sách của tác giả (2017)

Hiện nay, cụm công nghiệp Bát Tràng đã hoạt động ổn định, các doanh nghiệp sau khi đầu thầu đất và hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản

xuất kinh doanh, hoạt động ổn định dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm, phòng Kinh tế huyện Gia Lâm và UBND huyện Gia Lâm.

* Cụm công nghiệp Kiêu Kỵ

Khu vực quy hoạch có diện tích hơn 15,7ha với phía Bắc giáp Công ty Hóa chất 76, Bộ Quốc phòng; phía Nam giáp khu trại lợn giống; phía Đông giáp huyện Văn Lâm (Hưng Yên); phía Tây giáp đường 179.

Bảng 4.4. Các văn bản về quản lý hoạt động của cụm công nghiệp Bát Tràng

TT Tên văn bản Ngày ban

hành Nội dung chính 1 Công văn số 3943/UB – KH&ĐT 27/1/2004

Tách dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm sản xuất làng nghề tập trung Kiêu Kỵ - huyện Gia Lâm 2 Công văn số 3706/UB - KH&ĐT 11/10/2004

Tư vấn lập dự án xây dựng hạ tầng cụm sản xuất làng nghề tập trung Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.

3

Quyết định số

05/QĐ -

UBND

04/01/2007 Quy hoạch chi tiết cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ - huyện Gia Lâm.

4

Quyết định số

1170/QĐ -

UBND

29/10/2007

UBND huyện Gia Lâm về việc phê duyệt dự án đầu tư tạo mặt bằng và san nền sơ bộ bộ sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ 5 Văn bản số 920/UBND - QLDA 19/12/2007

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.

6

Quyết định số

8554/QĐ -

UBND

04/10/2016

Quyết định giao Trung tâm phát triển cụm công nghiệp huyện Gia Lâm quản lý cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm. Nguồn: Tổng hợp của từ văn bản chính sách của tác giả (2017)

Cụm công nghiệp được quy hoạch, đầu tư xây dựng nhằm tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tạo cảnh quan kiến trúc trục đường 179.

* Cụm công nghiệp Phú Thị

Diện tích khu đất nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết 1/500 khoảng 20,2 ha tại xã Phú Thị và xã Dương Xá, huyện Gia lâm, Hà Nội. Phía Đông Nam giáp đường Kiên Thành hiện có, phía Tây Nam giáp tuyến điện cao thế hiện có, phía Tây Bắc giáp khu đô thị mới Đặng Xá 2 và phía Đông Bắc giáp đất canh tác xã Phú Thị. Quy hoạch nhằm xây dựng khu chức năng đô thị đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; Xác định cơ cấu, phân khu chức năng hợp lý với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, tạo quỹ đất xây dựng công nghiệp sạch, kho tàng, trạm xử lý nước thải, cây xanh cách ly, đường quy hoạch, hành lang bảo vệ tuyến điện; Chỉnh trang, cải tạo các nhà máy, xí nghiệp hiện có theo quy hoạch…

Bảng 4.5. Các văn bản về quản lý hoạt động của cụm công nghiệp Phú Thị

TT Tên văn bản Ngày ban

hành Nội dung chính

1 Quyết định số

105/2009/QĐ-TTg 19/8/2009 Quy chế quản lý cụm công nghiệp Phú Thị 2 Quyết định số Số:

48/2009/QĐ-UBND 20/01/2009

Quản lý xây dựng quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm

3

Quyết đinh số

103/2010/QĐ –

UBND

09/03/1010 Phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị cụm công nghiệp Phú Thị Nguồn: Tổng hợp của từ văn bản chính sách của tác giả (2017)

Cụm CN Phú Thị thuộc xã Phú Thị và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, có qui mô 20,22 ha. Thực hiện giai đoạn I với quy mô 14,82 ha, đã được lấp đầy với 19 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề (cơ khí, điện, dệt may, nhựa...). Giai đoạn II với quy mô 5,4 ha, cũng đã được lấp đầy 100%.

Trên đây là những quyết định,văn bản, công văn được sắp xếp theo thời gian ban hành trong giai đoạn 2001, thời gian phê duyệt thực hiện dự án “xây dựng cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, Hà Nội”. do UBND huyện Gia Lâm và các ban ngành có liên quan đến công tác chuyển đổi làng nghề vào cụm công nghiệp ban hành; nhằm mục đích hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ cho những người thực hiện chuyển đổi tiến hành.

Ngoài các chính sách, văn bản pháp luật nêu trên, liên quan đến vấn đề quản lý quy hoạch CCN Gia Lâm còn nhiều các quyết định, nghị định, thông

tư khác của các sở, ban ngành thành phố Hà Nội hướng dẫn các nhà đầu tư và người dân.

c. Chính sách phát triển cụm công nghiệp Gia Lâm

Chính phủ vừa ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP. Theo Nghị định, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 7 năm và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 11 năm, được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được xem xét đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Cũng theo Nghị định quy định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề được miễn tiền thuê đất 15 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư.

Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí di dời các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề vào cụm công nghiệp làng nghề; mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh quyết định. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương xem xét ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề. Ngoài các chính sách trên, dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp làng nghề còn được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp và của pháp luật liên quan. Trường hợp nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ thì áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất. Các cụm công nghiệp Gia Lâm được ưu đãi, hỗ trợ phải nằm trong Quy hoạch, được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý cụm công nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề chiếm trên 60% so với số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã di dời hoặc đăng ký di dời vào cụm công nghiệp làng nghề.Tính đến thời điểm xem xét hưởng ưu đãi, hỗ trợ, tỷ lệ đăng ký lấp đầy trên 80%, trong đó trên 60% của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề theo xác nhận của UBND cấp huyện. Việc thu hút doanh nghiệp vào các cụm công nghiệp, nhất là cụm công

nghiệp làng nghề rất khó khăn vì suất đầu tư cao, trong khi các hộ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp khu vực này có quy mô nhỏ hoặc "siêu" nhỏ, vốn ít. Muốn thuê đất trong cụm công nghiệp, doanh nghiệp phải tự đầu tư hệ thống điện. Việc xây dựng hệ thống nước thải tập trung đang áp dụng nhiều cơ chế tài chính khác nhau, nên khó triển khai. Thêm vào đó, thủ tục đăng ký, lựa chọn đầu tư có liên quan đến sử dụng đất còn gặp nhiều vướng mắc, cản trở thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Để phát triển công nghiệp bền vững, UBND thành phố Hà Nội đã có chủ trương thu hút đầu tư theo hướng tập trung phát triển các cụm công nghiệp; các khu công nghiệp mới thành lập phải đồng bộ hạ tầng, đặc biệt phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi chính thức đi vào hoạt động. Việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động, các dự án thân thiện môi trường; tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh lớn; tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn của thành phố.

Huyện Gia Lâm cũng có các cơ chế tạo điều kiện về các mặt như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao sự hài lòng của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, từ đó tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Do đó, tỷ lệ lấp đầy các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp ở Gia Lâm khá cao. Gia Lâm cũng đã đầu tư đồng bộ hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông từ chạy qua các cụm công nghiệp nối với các trục đường trích trên địa bàn huyện như quốc lộ 5, quốc lộ 5B, quốc lộ 1A hoặc như quốc lộ 17 đoạn chạy qua cụm công nghiệp Phú Thị, hoặc các tuyến đường vành đai chạy qua cụm công nghiệp Kiêu Kỵ nối với quốc lộ 5, quốc lộ 5B. Cùng với đó là về chính sách đất đai, huyện cũng có chính sách điều chỉnh khung giá chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho phù hợp và sát với thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)