Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96 - 100)

a. Chủ trương chính sách của thành phố Hà Nội

Mục tiêu trong năm 2017, các khu công nghiệp thu hút khoảng 15 - 20 dự án đăng ký mới, vốn đầu tư dự kiến đạt từ 250 đến 300 triệu đô, trong đó ưu tiên công nghiệp phụ trợ, điện tử, cơ khí chế tạo và sử dụng ít lao động..., Ban Quản lý Các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sạch cho doanh nghiệp, đồng thời đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đã đăng ký đầu tư... đưa các khu công nghiệp Hà Nội là điểm đến của các tập đoàn lớn”

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có chủ trương thu hút đầu tư theo hướng tập trung phát triển các cụm công nghiệp; các khu công nghiệp mới thành lập phải đồng bộ hạ tầng, đặc biệt phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi chính thức đi vào hoạt động. Việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động, các dự án thân thiện môi trường; tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh lớn; tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn của thành phố.

Giai đoạn đến năm 2020, toàn thành phố quy hoạch 119 cụm công nghiệp. Giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nội cần đầu tư đồng bộ hạ tầng, phấn đấu thu hút đầu tư lấp đầy 119 cụm công nghiệp đã được thành lập giai đoạn 2016 - 2020; mở

rộng 4 cụm công nghiệp đang xây dựng; thành lập mới 18 cụm công nghiệp. Sở cũng đề xuất, hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất trong thời gian đầu cho các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp; ngân sách thành phố hỗ trợ 100% cho đầu tư xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đối với chính sách huy động vốn, những khu công nghiệp, cụm công nghiệp được ưu tiên đầu tư trước có thể vay vốn từ nguồn viện trợ nước ngoài để thực hiện các hạng mục ngoài hàng rào; nhà đầu tư ứng vốn làm hạ tầng sẽ được dành một phần nguồn thu công nghiệp để hoàn vốn. Về chính sách đất đai, thành phố điều chỉnh khung giá chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho phù hợp với thực tế...

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định thành lập 4 cụm công nghiệp. Cụ thể, Cụm công nghiệp Ninh Hiệp (Gia Lâm) có diện tích 63,6ha, phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng... Trong quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội sẽ phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và dựa trên lợi thế so sánh về nguồn lực, kết hợp chặt chẽ sản xuất với thị trường, gắn với hai hành lang và một vành đai kinh tế. Phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Trong đó vẫn ưu tiên và có các chính sách quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống, làng nghề thủ công mới và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề.

b. Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động tại cụm công nghiệp ở Gia Lâm ở phần 4.1 và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp ở Gia Lâm ở phần 4.2. Từ các phân tích này chúng tôi rút ra được kết quả đạt được, những kết quả chưa được, còn tồn tại, từ đó để xuất các giải phấp tăng cường công tác quản lý các cụm công nghiệp ở Gia Lâm trong thời gian tới một các phù hợp và hiệu quả.

c. Phân tích SWOT về quản lý cụm công nghiệp huyện Gia Lâm

* Điểm mạnh

Huyện Gia Lâm là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai rộng rãi phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy, khu chế xuất. Là cửa ngõ giao thông thuận lợi từ

Hà Nội đi cảng Hải Phòng, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu và đi các tỉnh lân cận.

Có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, chịu học hỏi các công nghệ kỹ thuật mới để cải thiện và nâng cao năng suất. Thúc đẩy sự phát triển cho các doanh nghiệp, tạo niềm tin của doanh nghiệp đến người lao động.

* Điểm yếu

Lực lượng lao động có trình độ thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng phải đào lại người lao động nên mất thời gian khá dài từ 1 – 3 tháng mất rất nhiều chi phí.

Trình độ quản lý của các cụm công nghiệp còn thiếu và yếu nên chưa thể bao quát tổng thể, làm cho các doanh nghiệp vẫn còn nợ tiền thuê đất, trốn thuế gây tổn hại đến nền kinh tế của cả nước.

* Cơ hội

Nhà nước đưa ra rất nhiều các chính sách về phát triển cụm công nghiệp cho chiến lược phát triển của cả nước nói chung cũng như với huyện Gia Lâm nói riêng. Sự quan tâm của nhà nước về xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước… cơ sở hạ tầng thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp. Cùng với chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước, việc đầu tư phát triển hạ tầng kết hợp với các chính sách ưu đãi, hộ trợ luôn được nhà nước đầu tư quan tâm hàng đầu.

Các doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu đến trình độ của các nhà quản lý, họ đầu tư trả lương cao để tìm được những người quản lý có năng lực. Cử người đi học tại các nước phát triển để nâng cao trình độ để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội.

Các doanh nghiệp và nhà nước luôn đẩy mạnh việc quản lý để thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp của cả nước nói chung và của huyện Gia Lâm nói riêng.

* Thách thức

Trình độ lao động phải đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng do vậy các trường đào tạo phải tập trung đào tạo, giảng dạy kết hợp với thực hành thực tế để phù hợp với điều kiện tuyển dụng. Tránh việc đào tạo tràn lan, lý thuyết để người học xong ra không làm được việc, không đáp ứng được nhu cầu của nhà

tuyển dụng dẫn tới thất nghiệp. Kéo theo đó là một loạt các hệ luỵ tiếp theo cho nền kinh tế của xã hội.

Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế của đất nước, các cụm công nghiệp đều phải phát triển, mở rộng quy mô, nhanh chóng cấp nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để theo kịp sự phát triển của thế giới. Cụm công nghiệp Gia Lâm cũng vậy, phải đẩy mạnh đầu tư, thu hút lao động có chuyên môn, trình độ để theo kịp xu hướng. Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp cũng phải đầu tư, để tăng trưởng theo.

Bảng 4.21. Phân tích SWOT về quản lý cụm công nghiệp huyện Gia Lâm

Điểm mạnh (S) - Có đất đai, khu quy hoạch chuyển đổi đất thành CCN.

- Giao thông thuận tiện, là cửa ngõ thủ đô của Hà Nội.

Điểm yếu (W) - Lực lượng lao động có trình độ thấp chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

- Trình độ quản lý còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất còn yếu Cơ hội (O)

- Chính sách của nhà nước về phát triển cụm công nghiệp

- Sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước

- Trình độ của các nhà quản lý tốt.

S – O

- Đầu tư, mở rộng và cải tạo cụm công nghiệp - Lực lượng lao động có trình độ tay nghề tốt, tạo công ăn việc làm ổn định.

W – O

- Mở rộng các trường đào, khuyến khích học tập nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng

- Lựa chọn người có năng lực, trình độ để quản lý công việc để có hiệu quả. Thách thức (T)

- Đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng - Cụm công nghiệp cần được phát triển và mở rộng. S – T - Vị trí địa lý, đất đai phù hợp với sự phát triển và mở rộng của cụm công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp đầu tư

W – T

- Tạo điều kiện để thu hút lao động bằng các phúc lợi xã hội

- Đưa các nhà quản lý đến các nước khác để học tập Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)