một số địa phương ở nước ta
2.2.2.1. Nam Định
Nam Định là một tỉnh nghèo, thuần nông, ngư nghiệp, công nghiệp chủ yếu là dệt may, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp là những làng nghề đồ mộc, đúc, thủ công nghệ…, bình quân thu nhập đầu người thấp, hàng năm phải xin ngân
sách Trung ương hỗ trợ. Nam Định có điểm xuất phát thấp so với các tỉnh trong vùng và khu vực, do vậy chỉ có phát triển công nghiệp, dịch vụ Nam Định mới vươn lên và khẳng định được là tỉnh trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc sông Hồng.
Tháng 11 năm 2003 Ban quản lý các khu công nghiệp, CCN tỉnh Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bước đầu đã có những kết quả.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, CCN của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Ban quản lý các khu công nghiệp, CCN đã hoàn thành công tác khảo sát thực tế, lập báo cáo quy hoạch xây dựng 12 khu công nghiệp tập trung và 2 cụm công nghiệp tầu thủy trên địa bàn tỉnh (Việt Nga và Hải Nam, 2015).
Bằng nhiều hình thức quảng bá các lợi thế về đầu tư của tỉnh Nam Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đã xây dựng các chương trình giới thiệu Nam Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang web của tỉnh gây được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển, đến nay Nam Định đã có một khu công nghiệp quy mô 327 ha đi vào hoạt động, đó là khu công nghiệp Hòa Xá.
Đến hết năm 2005, khu công nghiệp Hòa Xá đã có 74 dự án được cấp phép với tổng mức vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 2.854 tỷ động và 58,4 triệu USD, diện tích đất thương phẩm các dự án đăng ký thuê đạt 200ha, số lao động sẽ thu hút, theo dự án: trên 2,5 vạn lao động. Hiện có 55 dự án đi vào hoạt động (trong đó có 3 dự án đầu tư FDI, 1 dự án liên doanh) với tổng mức đầu tư của các dự án vào khu công nghiệp này là: 1.574 tỷ đồng trên mức vốn đăng ký 2.854 tỷ đồng đạt 55,15% và 21,3 triệu USD/ 58,4 triệu USD vốn đăng ký đạt 36,5% (Việt Nga và Hải Nam, 2015).
Trong tổng số 74 dự án được cấp phép đã có 55 dự án đi vào sản xuất giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt: 467,20 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu đạt 787,40 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu đạt 787,40 tỷ đồng, vượt 57% so với kế hoạch, bước đầu nộp ngân sách đạt 37,80 tỷ đồng vượt 150% so với kế hoạch và lượng hàng hóa xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh (Việt Nga và Hải Nam, 2015).
Các dự án đi vào hoạt động đã tạo ra trên 10.000 việc làm cho lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh. Tiền lương bình quân chung của người lao động tại khu công nghiệp Hòa Xá hiên đạt 850 – 900 đồng/người/ tháng. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, số công nhân có trình độ tay nghề khá còn ít ở tất cả các ngành nghề, số lao động mới được tuyển dụng chưa quen với tác phong và phương pháp quản lý công nghiệp, chưa phù hợp với sức ép về thời gian, nội quy và yêu cầu về kỹ thuật của các doanh nghiệp.
Thành công của việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp Hòa Xá là sự khởi đầu cho sự phát triển các khu công nghiệp, CCN tỉnh Nam Định, có ý nghĩa quan trọng mở ra quá trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khác của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất, tạo sự bứt phá trong kinh tế xã hội của tỉnh.
Thành công trên được xuất phát từ những nguyên nhân chính là: (i) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ kỹ thuật… của tỉnh đã từng bước được cải thiện có chiều hướng thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư; (ii) Cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh thông thoáng tạo sức thu hút nhà đầu tư; (iii) Trình độ cán bộ công chức trong Ban quản lý các khu công nghiệp, CCN và các doanh nghiệp từng bước được hoàn thiện. Nội bộ đoàn kết có sự kết có sự phối hợp tích cực giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên qua đó phát huy đầy đủ tính dân chủ trong cơ quan, doanh nghiệp; (iv) Bên cạnh những thành công, còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp, CCN của tỉnh; (v) Trong công tác quản lý chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý và các ngành chức năng có liên quan của tỉnh, nên một số hoạt động có nơi có lúc còn bị chồng chéo gây tốn kém thời gian của doanh nghiệp; (vi) Công tác đầu tư hạ tầng chưa thật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của các Nhà đầu tư, một số hạng mục có tiến độ chậm; (vii) Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho doanh nghiệp tuy đã được quan tâm, cải tiến song có mặt còn hạn chế, có lúc còn gây bức xúc cho doanh nghiệp; (viii) Việc phối hợp giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập; (ix) Tốc độ thu hút đầu tư còn chậm, đặc biệt là là đầu tư nước ngoài; chưa mời gọi được những dự án lớn, những nhà đầu tư tầm cỡ thế giới và khu vực đến đầu tư tầm cỡ thế giới và khu vực đến đầu tư.
2.2.2.2. Hải Dương
Hải Dương là tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Hồng thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Theo quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực phát triển là: Thành phố Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía nam tỉnh (Sở Công thương tỉnh Hải Dương, 2016).
Song song với phát triển đô thị, tỉnh cũng định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha. Đối với cụm công nghiệp (CCN), ngày 03/12/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 3140/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng 2025. Theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đến năm 2020 tổng số CCN của tỉnh là 42 Cụm với tổng diện tích khoảng 1.900 ha, đến năm 2025 là 45 CCN với tổng diện tích là 2.300 ha (Sở Công thương tỉnh Hải Dương, 2016).
Căn cứ quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các CCN đã được thành lập, để tiếp tục thực hiện công tác quản lý, phát triển CCN trên địa bàn tỉnh cuối năm 2016, Sở Công Thương Hải Dương đã tiến hành khảo sát thực tế tại các cụm công nghiệp trong tỉnh.
Nhìn chung tình hình quản lý, hoạt động tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều bất cập. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút các doanh nghiệp sản xuất tại các CCN chưa như mong muốn, tỷ lệ lấp đầy chưa cao. Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN còn chậm, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại nhiều CCN chưa được đầu tư bài bản. Việc thực hiện Quy chế quản lý CCN bộc lộ một số hạn chế, không còn phù hợp với các quy định mới của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường…. Việc phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương trong hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu quản lý CCN hiện nay… (Sở Công thương tỉnh Hải Dương, 2016).
Để các CCN đi vào hoạt động tốt, thu hút các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cần phải có những cơ chế và giải pháp phù hợp. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về CCN nhằm từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho công tác quản lý, phát triển CCN hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động tại các cụm công nghiệp tỉnh Hải Dương Chỉ tiêu Đơn vị tính Đến 31/12/2016 Số lượng CCN đã được thành lập Cụm 33 Tổng diện tích các CCN đã được thành lập Ha 1.415,80
Số lượng CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng Cụm 5
Tổng diện tích các CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư Ha 233,057
Số lượng CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết Cụm 33
Tổng diện tích các CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi
tiết Ha 1.415,80
Số lượng CCN đã được phê duyệt quy dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng Cụm 5
Tổng diện tích CCN đã được phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng Ha 233,057
Tổng mức vốn đầu tư của các dự án xây dựng hạ tầng CCN (tính theo dự án được phê duyệt)
Tỷ
đồng 160
Số lượng CCN đi vào hoạt động Cụm 31
Tổng diện tích các CCN đi vào hoạt động Ha 1.326,44
Tổng diện tích đất công nghiệp của các CCN đi vào hoạt
động (tính theo quy hoạch chi tiết) Ha 797,67
Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các CCN Ha 608,65
Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các CCN đi vào hoạt động % 64,95
Tổng số dự án đã đầu tư trong các CCN Dự án 302
Tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư trong các CCN Tỷ
đồng 7.326
Tổng số lao động làm việc trong các CCN Người 50.000
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Hải Dương (2016)