Đặc điểm về phát triển sản xuất cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam

2.1.3. Đặc điểm về phát triển sản xuất cam

Cam có tên khoa học là Citrus sinensis Osbeck thuộc họ rutaceae. Là loại cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu vàng cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Nó là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4 - 10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc (Vũ Công Hậu, 2000).

Ở Việt Nam theo thống kê đã có khoảng trên 80 giống cam, được trồng tại các nhà vườn, trang trại, nông trường quốc doanh, trung tâm nghiên cứu, các giống này thường đặt theo tên các địa phương chúng được trồng. Ví dụ: Cam Sông Con, Cam Xã Đoài, Vân Du, Cao Phong... (Vũ Công Hậu, 2000).

2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế của cây cam

Cây cam thuộc họ Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae, chi Citrus có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á. Họ cam Rutaseae bao gồm cam, bưởi, quýt… Cam là loại quả cao cấp, có chứa giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cam là loại quả giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”. Chuyên gia dinh dưỡng Monique dos Santos cho biết cam được yêu thích và có lợi cho người khỏe mạnh cũng như các bệnh nhân. Cam giúp giải

nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vân động cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể (Nguyễn Văn Luật, 2008).

Trên đất đồi trồng cây cam đã cho hiệu quả cao, cải tạo nâng cao độ phì nhiều cho đất.... Sản phẩm cây cam có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa. Sản phẩm quả có mẫu mã đẹp, có lượng sinh khối lớn, rất giàu dinh dưỡng, do đó sản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hóa cao. Mặt khác, sản phẩm cam quả có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với nhiều quy mô. Diện tích vườn cam, sức lao động, nguồn vốn và sách lược kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau. Vườn có diện tích lớn thì đầu tư sức lao động nhiều hơn, ngoài ra còn xem xét trồng xen canh với cây trồng khác để tăng thêm thu nhập. Vườn có diện tích nhỏ thì xem xét chiến lược chuyên môn hóa sản phẩm cam để kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm thu nhập (Nguyễn Văn Luật, 2008).

2.1.3.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam

Cây cam là loại cây khó tính thuộc loại thực vật 2 lá mầm thân gỗ. Trong điều kiện sinh thái nước ta cần lưu ý mấy đặc điểm sau: Trước tiên để hạt nảy mầm rễ phải xuất hiện trước. Rễ của cam thuộc loại rễ nấm. Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Cây cam không ưa trồng sâu do bộ rễ phân bố rất nông chủ yếu là các rễ bất định phân bố tương đối rộng và dày đặc ở tầng đất mặt. Rễ cam sợ đất chặt, bí và không phát triển được ở những nơi có mực nước ngầm cao (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

Tuy nhiên, sự phân bố của các tầng rễ cam phụ thuộc vào từng loại đất, độ dày tầng đất mặt, thành phần hoá học và mực nước ngầm, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác như làm đất, bón phân và hình thức nhân giống, giống gốc ghép và giống cây trồng. Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng nhiều rễ hút phân bố rộng và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo sự thay đổi của điều kiện sinh thái đặc biệt là mực nước ngầm. Các cây ghép trên gốc ghép chấp Thái Bình, gốc bưởi chùm và bưởi chua, gốc cam chua Hải Dương, cam voi Quảng Bình và cam chua Đạo Sử có bộ rễ ăn sâu hơn. Ghép trên các gốc ghép là quýt cleoparte, chanh sần, chanh ta, chanh eureka có bộ rễ ăn nông nhưng rộng và có nhiều rễ hút hơn (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

Cam quýt trồng trên đất Phủ Quỳ có bộ rễ phân bố sâu hơn ở các vùng đất khác. Nhìn chung, rễ của cam quýt phân bố ở tầng sâu 10 - 30 cm, rễ hút tập

trung ở tầng sâu 10 - 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ từ 1 - 8 năm tuổi sau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém. Ở nước ta, nhìn chung từ tháng 2 - 9 dương lịch rễ cam quýt sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ nhất (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ, 1990).

Cây cam thuộc dạng thân gỗ. Một cây trưởng thành có thể có từ 4 - 6 cành chính. Nếu không chú ý tạo tán ngay từ đầu thì cam quýt sẽ rất ít khi có thân chính, tuỳ theo tuổi cây và điều kiện sống. Các giống cam khác nhau thì sẽ có chiều cao và hình thái khác nhau. Ví dụ, cam sành Lạng Sơn 25 năm tuổi cao 6,20 m, đường kính tán 4,25 m, đường kính gốc 17 cm, cây phân cành hướng ngọn, tán hình chổi sể phân cành thưa. Cam Vân Du 9 năm tuổi trồng ở Nghệ Tĩnh có chiều cao 4,82 m, đường kính tán 4,28 m, đường kính gốc 16 cm, tán hình trụ hoặc hình cầu, phân cành nhiều, tán chặt (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phù Quỳ, 1990).

Bảng 2.1 Sinh trưởng của một số giống cam quýt ở Phủ Quỳ, Nghệ An

TT Nơi trồng Tên giống Tuổi cây

(năm) Chiều cây cao (m) Đường kính tán (m) Đường kính thân (m)

1 Phủ Quỳ Cam Vân Du 9 4,82 4,28 16,24

2 Phủ Quỳ Cam xã Đoài 9 3,53 4,18 12,45

3 Phủ Quỳ Cam sông Con 9 3,76 3,45 12,25

4 Phủ Quỳ Cam Ham Lin 9 4,84 3,79 11,10

5 Phủ Quỳ Olida Valencia 9 4,74 3,96 11,57

6 Phủ Quỳ Cam Bù CB1 11 3,28 3,75 12,70

7 Phủ Quỳ Cam Bù CB2 11 3,60 3,80 13,70

8 Phủ Quỳ Quýt DH1-89 11 5,00 3,16 13,60

9 Phủ Quỳ Quýt Cleopart 6 3,10 2,90 7,73

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ (1990)

Hình thái tán cây cam quýt rất đa dạng: Có loại tán rộng có loại tán thưa, phân cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang, tán hình cầu, hình tròn, hình tháp hoặc hình chổi sể. Cành có thể có gai hoặc không có gai, hoặc cũng có thể có gai khi cây còn non và rụng gai khi cây đã lớn, già. Một số giống, loài không có gai nhưng khi nhân giống bằng hạt lại xuất hiện rất nhiều gai trên thân và cành, ở cấp cành cao càng ít gai và gai ngắn (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phù Quỳ, 1990).

Ở nước ta cành quả của đa số các giống cam, quýt, bưởi là cành mùa xuân. Ở các tỉnh phía nam cây thường ra quả ở các cành phát triển ở đầu và cuối mùa mưa, do đó có thể có nhiều vụ quả trong năm. Tuy vậy, cành quả là cành mùa xuân vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

Nói chung, các giống cam quýt thường cho thu hoạch sau khoảng từ 3 - 4 năm sau khi trồng. Nếu nhân giống bằng cách ghép hoặc chiết thì thường cho thu hoạch năm thứ 2 sau trồng. Nếu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt phải từ 5 - 8 năm sau trồng (Tùy loại) mới được thu hoạch (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)