Chất lượng giống cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 89 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất ca mở huyện Nambak

4.2.3. Chất lượng giống cam

Hiện nay giống cây cam trồng tại địa phương được sản xuất bằng phương pháp gieo hạt và chiết cành do các hộ nông dân tự thực hiện nên chất lượng cây không được kiểm soát. Hơn nữa, với cách chiết cành này, tâm lý sợ ảnh hưởng đến cây mẹ và tiếc cây tốt nên đa số cây giống đều được chiết từ các cây kém phát triển và từ các cành loại thải, thậm chí từ các cây đang bị tật và giảm chất lượng sản phẩm.

Để khắc phục tình trạng trên, huyện Nambak đã có vườn nhân giống cam sạch bệnh tại trạm khuyến nông….cung ứng nguồn cây giống cam, quýt sạch bệnh cho vùng cam của huyện. Theo quy mô thiết kế hàng năm có thể sản xuất từ 15.000 đến 20.000 cây giống sạch bệnh, tương đương với 30 ha, phục vụ cho kế hoạch trồng mới hàng năm của huyện.

Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện Nambak hiện nay có rất nhiều thành phần tham gia cung ứng giống cam: Phòng nông lâm nghiệp, trạm khuyến nông, đơn vị dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân. Các cơ sở sản xuất và phân phối giống không được chuẩn hóa. Ai cũng có thể sản xuất giống, ai cũng có thể bán giống dẫn tới việc đưa vào sản xuất cả những giống không đúng chủng loại, giống có chất lượng không đảm bảo, dẫn tời thiệt hại cho sản xuất.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của nguồn mua giống đến kết quả sản xuất của hộ

(ĐVT: kip)

Nguồn mua giống Số hộ Tỷ lệ % Lợi nhuận BQ (kip)

Vườn ươm văn phòng 10 10,20 12.971.609

Trạm khuyến nông 13 13,27 10.879.076

Người dân địa phương 16 16,33 10.253.188

Tự sản xuất 59 60,20 11.648.511

Ghi chú: Tỷ giá 1 K = 2,7 VNĐ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua nhờ các biện pháp tuyên truyền của người dân về sự cần thiết phải có cây giống tốt để phục vụ sản xuất nên xu hướng

chuyển sang mua giống ở các nguồn giống đảm bảo đã chiếm một tỷ lệ lớn trong dân với 23,47% số hộ khảo sát sử dụng nguồn giống cam do Vườn ươm văn phòng của huyện và trạm khuyến nông cung ứng, 16,33% sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc (từ lái buôn, người dân ở địa phương). Bên cạnh đó, đa số hộ dân cũng đã biết cách tự lai tạo giống cho vườn cam của hộ với 60,20% số hộ khảo sát tự sản xuất giống cam.

Việc sử dụng nguồn giống đã cho thấy hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt đối với hộ, bình quân 1 hộ sử dụng giống cam do Vườn ươm văn phòng của huyện cung cấp mang lại lợi nhuận khoảng 12,97 triệu kip, trong khi sử dụng các giống cam không rõ nguồn gốc chỉ mang lại lợi nhuận khoảng 10 - 11 triệu kip/hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)