trong quần chúng nhân dân mang lại những thay đổi về cơ cấu diện tích trồng cam tăng lên, năng suất, sản lượng ngày càng tăng. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người dân nhận được chính sách hỗ trợ đạt khá cao đặc biệt là các chính sách hỗ trợ về vốn với 25,51% và chính sách hỗ trợ về khuyến nông đạt 32,65%. Các hỗ trợ này đã giúp lợi nhuận cho hộ đạt gần 14 triệu kip/năm.
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của một số chính sách hỗ trợ đến kết quả sản xuất cam của hộ nông dân
ĐVT: 1.000 kip
Chính sách
Được hưởng Không được hưởng
SL TL % LN/hộ SL TL % LN/hộ (kip) Hỗ trợ vốn 25 25,51 11.482,43 73 74,49 11.127,33 Khuyến nông 32 32,65 16.711,29 66 67,35 9.379,71 Hỗ trợ về đất đại 12 12,24 10.388,26 86 87,76 10.744,28 Hỗ trợ phòng dịch bệnh 8 8,16 6.718,13 90 91,84 11.436,40 Ghi chú: Tỷ giá 1 K = 2,7 VNĐ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)
Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách đang được triển khai tích cực và sâu rộng trong quần chúng nhân dân thì một số chính sách tuy đã được đưa ra nhưng lại chưa thức sự được triển khai đến người dân như chính sách hỗ trợ về đất sản xuất mới chỉ 12,24% hộ hưởng lợi còn lại khoảng 87,76% hộ chưa nhận được sự hỗ trợ này, hay chính sách hỗ trợ phòng dịch bệnh trên cây trồng mới chỉ 8,16% người dân khảo sát cho rằng mình đã nhận được hỗ trợ, trong thời gian tới chính
quyền địa phương cần rả soát, đánh giá và đưa ra những biện pháp cần thiết để các giải pháp này được triển khai sâu rộng hơn nữa trong quần chúng nhân dân.
4.2.2. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là những yếu tố tự nhiên có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động sản xuất kinh tế hộ gia đình. Trong thời gian vừa qua thời tiết biến đổi thất thường mưa lớn, hạn hán diễn, rét đậm, rét hại, diễn ra liên tục, thời tiết thay đổi bất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cam. Biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết bất thường là điều kiện phát sinh các dịch bệnh trên cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất cam hộ gia đình.
Nước: Cam là cây ưa ẩm ít chịu hạn. Đa số các loại giống yêu cau nước ở các thời kỳ nảy mầm, phân hóa mầm, đất dễ bị thiếu ôxy, bộ rễ hoạt động rất kém, rễ bị thối chết dẫn tới rụng lá, rụng quả.
Lượng mưa và độ ẩm không khí: Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam trên dưới 2.000 mm, cam chanh cần 1.000 - 1.500 mm. Lượng mưa được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60%. Độ ẩm không khí 70 - 75%, thời kỳ quả phát triển ẩm độ cao quả sẽ phát triển nhanh, phẩm chất tốt và mã quả đẹp.
Kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất cam ở Nambak là yếu tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết (83,67% đánh giá tác động rất lớn), điều kiện về đất canh tác với 76,53% đánh giá ở mức cao nhất.
Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tự nhiên
Diễn giải
Rất lớn Lớn Không ảnh hưởng
Số ý kiến (%) TL Số ý kiến (%) TL Số ý kiến (%) TL
- Điều kiện thời tiết 82 83,67 14 14,29 2 2,04
- Diện tích đất canh tác 75 76,53 17 17,35 6 6,12
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)
Như vậy có thể thấy, hoạt động sản xuất cam ở Nambak chịu tác động của tổng hòa nhiều yếu tố, trong đó nổi bật lên là việc điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển, đồng thời trong những năm qua, chính quyền
địa phương đã có chủ trương chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng trên địa bàn trong đó ưu tiên phát triển sản xuất vùng cam hàng hóa, thông qua các giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ tích cực cho người nông dân.
4.2.3. Chất lượng giống cam
Hiện nay giống cây cam trồng tại địa phương được sản xuất bằng phương pháp gieo hạt và chiết cành do các hộ nông dân tự thực hiện nên chất lượng cây không được kiểm soát. Hơn nữa, với cách chiết cành này, tâm lý sợ ảnh hưởng đến cây mẹ và tiếc cây tốt nên đa số cây giống đều được chiết từ các cây kém phát triển và từ các cành loại thải, thậm chí từ các cây đang bị tật và giảm chất lượng sản phẩm.
Để khắc phục tình trạng trên, huyện Nambak đã có vườn nhân giống cam sạch bệnh tại trạm khuyến nông….cung ứng nguồn cây giống cam, quýt sạch bệnh cho vùng cam của huyện. Theo quy mô thiết kế hàng năm có thể sản xuất từ 15.000 đến 20.000 cây giống sạch bệnh, tương đương với 30 ha, phục vụ cho kế hoạch trồng mới hàng năm của huyện.
Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện Nambak hiện nay có rất nhiều thành phần tham gia cung ứng giống cam: Phòng nông lâm nghiệp, trạm khuyến nông, đơn vị dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân. Các cơ sở sản xuất và phân phối giống không được chuẩn hóa. Ai cũng có thể sản xuất giống, ai cũng có thể bán giống dẫn tới việc đưa vào sản xuất cả những giống không đúng chủng loại, giống có chất lượng không đảm bảo, dẫn tời thiệt hại cho sản xuất.
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của nguồn mua giống đến kết quả sản xuất của hộ
(ĐVT: kip)
Nguồn mua giống Số hộ Tỷ lệ % Lợi nhuận BQ (kip)
Vườn ươm văn phòng 10 10,20 12.971.609
Trạm khuyến nông 13 13,27 10.879.076
Người dân địa phương 16 16,33 10.253.188
Tự sản xuất 59 60,20 11.648.511
Ghi chú: Tỷ giá 1 K = 2,7 VNĐ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua nhờ các biện pháp tuyên truyền của người dân về sự cần thiết phải có cây giống tốt để phục vụ sản xuất nên xu hướng
chuyển sang mua giống ở các nguồn giống đảm bảo đã chiếm một tỷ lệ lớn trong dân với 23,47% số hộ khảo sát sử dụng nguồn giống cam do Vườn ươm văn phòng của huyện và trạm khuyến nông cung ứng, 16,33% sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc (từ lái buôn, người dân ở địa phương). Bên cạnh đó, đa số hộ dân cũng đã biết cách tự lai tạo giống cho vườn cam của hộ với 60,20% số hộ khảo sát tự sản xuất giống cam.
Việc sử dụng nguồn giống đã cho thấy hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt đối với hộ, bình quân 1 hộ sử dụng giống cam do Vườn ươm văn phòng của huyện cung cấp mang lại lợi nhuận khoảng 12,97 triệu kip, trong khi sử dụng các giống cam không rõ nguồn gốc chỉ mang lại lợi nhuận khoảng 10 - 11 triệu kip/hộ.
4.2.4. Quy mô diện tích trồng cam
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, diện tích canh tác càng lớn thì thu nhập của hộ trồng cam càng cao. Từ biểu đồ 4.7 cho thấy, với những hộ có diện tích canh tác trên 2 ha thì lợi nhuận thu được bình quân trên hộ đạt 37 triệu kip, trong khi dưới 1 ha thì lợi nhuận bình quân/hộ/năm chỉ đạt 7,9 triệu kip.
Do diện tích canh tác có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất cam nên trong những năm qua, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế trên diện tích trồng trọt, bên cạnh các giải pháp về hỗ trợ quy hoạch vùng, chính quyền địa phương có chủ trương khuyến khích các hộ sản xuất chuyển đổi, sát nhập các diện tích nhỏ lẻ thành diện tích sản xuất lớn hơn trong cộng đồng dân cư.
Biểu đồ 4.7 Ảnh hưởng của diện tích canh tác đến thu nhập của hộ
4.2.5. Đầu tư chi phí sản xuất cam
Các kết quả từ mô hình toán kinh tế cho thấy các yếu tố lao động, đất đai, vốn đầu tư, mật độ trồng, tuổi cây và số năm đi học của chủ hộ có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ đồng bào dân tộc thiếu số thông qua mô hình sau:
Y = X X X X X X1,0228 e43,3148*x6124,062D1ui 6 0002 , 0 5 0011 , 0 4 0377 , 0 3 6665 , 0 2 9090 , 1 1 * * * * * * * 697 . 12
Bảng 4.19. Kiểm định các hệ số xác định của mô hình
Biến Hệ số Giá trị P-value Mức ý nghĩa
Intercept (A) A 12.697,7638 1.632*10-45 *
Dam (X1) 1 1,909040231 1.571*10-5 *
Phan chuong (X2) 2 0,666538837 4.358*10-6 *
Voi (X3) 3 0,037745438 0,916569758 **
Thouc BVTV (X4) 4 0,001170189 0,079910933 **
Lao dong thue (X5) 5 -0,000228613 0,13414382 NS
Mat do trong (X6) 6 -1,022874958 0,20595336 NS
Tuoi cay (X7) k1 43,31487988 0,0056309 *
Tap huan (D) k2 124,0628233 0,263579328 **
Ghi chú:* Có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy ở mức 99% ** Có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy ở mức 95% NS: Không có ý nghĩa thống kê
Dựa vào bảng quy ANOVA (Bảng phụ lục 1) ta có Fqs = 14,69981995 và
Fkd = (1,723263)*10-37
Ta thấy Fqs > Fkđ Như vậy mô hình này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa
= 0,05
R2 = 0,569212 cho ta biết các biến được chọn trong mô hình đã giải thích
được 0,569212% sự biến động của thu nhập. Các biến ngoài mô hình giải thích được 27,686102% sự biến động của thu nhập.
Giải thích kết quả mô hình
Với hệ số tự do (Intercept) A = 12.697,7638 cho biết rằng với độ tin cậy 99% thì nếu không có bất kỳ tác động nào từ quá trình chăm sóc như: bón đạm, phân chuồng, vôi, thuốc bảo vệ thực vật hay lao động thuê… thì năng suất cam vẫn đạt 12.697,7638 kg/ha.
Lượng đạm (X1): Với độ tin cậy 99% cho biết lượng đạm có ảnh hưởng
đến năng suất trồng cam của hộ với hệ số 1= 1,909040, hệ số này cho biết, nếu
tăng lượng đạm bón lên 1% thì năng suất cam sẽ tăng thêm 1,909040%.
Lượng phân chuồng (X2): Với độ tin cậy 99% cho biết lượng phân
chuồng có ảnh hưởng đến năng suất trồng cam của hộ với hệ số 2=
0,666538, hệ số này cho biết, nếu tăng lượng phân chuồng bón lên 1% thì năng suất cam sẽ tăng thêm 0,666538%.
Lượng vôi (X3): Với độ tin cậy 95% cho biết lượng vôi có ảnh hưởng đến
năng suất trồng cam của hộ với hệ số 3= 0,037745, hệ số này cho biết, nếu tăng
lượng vôi bón lên 1% thì năng suất cam sẽ tăng thêm 0,037745%.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật (X4): Với độ tin cậy 95% cho biết lượng thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng đến năng suất trồng cam của hộ với hệ số 4= 0,001170, hệ số này cho biết, nếu tăng lượng thuốc bảo vệ thực vật bón lên 1% thì năng suất cam sẽ tăng thêm 0,001170%.
Lượng lao động thuê (X5): Với độ tin cây 95% thì lượng lao động thuê không ảnh hưởng đến năng suất của hộ.
Mật độ trồng (cây/ha) (X6): Với độ tin cậy 95% cho biết mật độ trồng
cây cam có ảnh hưởng đến năng suất trồng cam của hộ với hệ số 6= -
1,022874, hệ số này cho biết, nếu tăng mật động trồng lên 1% thì năng suất cam sẽ giảm đi 1,022874%.
Ảnh hưởng của tuổi cây (X6): Với độ tin cây 99% cho biết tuổi cây có ảnh
hưởng đến năng suất trồng cam của hộ với hệ số k1 = 43,314879, hệ số này cho
biết, nếu tăng thêm 1 tuổi thì năng suất cam sẽ tăng thêm 43,314879%.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, năng suất cam đạt cao nhất ở tuổi 10 đến 16 năm. Trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi năng suất cam sẽ dần dần tăng lên và 16 tuổi trợ lên, cam có xu hướng cho quả sai hơn và năng suất sẽ giảm đi.
Ảnh hưởng của việc được tập huấn kỹ thuật (D1): Với độ tin cậy 95%, cho biết những hộ được đi tập huấn kỹ thuật có năng suất cao hơn so với những hộ
không được đi tập huấn kỹ thuật. Hệ số k2 = 124,06 cho biết, hộ được tập huấn
kỹ thuật kỹ thuật có năng suất cao hơn hộ không được tập huấn kỹ thuật là 124,06 kg/ha.
Như vậy, kết quả phân tích mô hình trên cho thấy, trong nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trồng cam thì yếu tố đạm có ảnh hưởng lớn nhất. Và duy nhất chỉ có yếu tố lao động thuê không có ảnh hưởng đến năng suất cam.
4.2.6. Giá cả tiêu thụ cam trên thị trường
Tác động của thị trường lên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất cam đã được phân tích rõ ở các phần trên, và thực tế người nông dân vẫn còn xu hướng “sản xuất theo phong trào” và chịu tác động rất lớn từ giá, khi giá một cây trồng cao thì hướng vào đầu tư sản xuất. khi thấp thì chặt bỏ chuyển sang cây trồng khác mà hiện tại thị trường đang chuộng.
Thực tế trong những năm qua, cam ở huyện Nambak là sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều vì thị trường khách quan là sự cạnh tranh của các loại quả khác, đặc biệt là quả nhập từ Trung Quốc, Thái Lan cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Ngoài ra, do cam thu hoạch “non” và lại bị “ủ” nên chất lượng rất thấp và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên không những không thu hút thêm mà còn mất dần khách hàng dẫn đến mất giá trên thị trường, ý thực được vấn đề này, từ năm 2010 được sự quan tâm của huyện Nambak, cam đã được mang nhãn hiệu, giá bán đã dần được cải thiện nhưng vẫn chưa hạn chế được tình trạng bán cam non và ủ cam nên giá trị cho nhãn hiệu mang lại chưa được như mong muốn.
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM 4.3.1. Định hướng về phát triển sản xuất cam của huyện Nambak 4.3.1. Định hướng về phát triển sản xuất cam của huyện Nambak
- Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Nghị quyết Đại
hội đại biểu của huyện Nambak chỉ rõ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 là: i) Phát huy mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, tạo bước đột phát mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng; ưu tiến phát triển các lĩnh vực công nghiệp - TTCN - xây dựng - thương mại - dịch vụ - du lịch; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện và bền vững, trọng tâm là lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ chương trình xây dựng nông thôn mới với phương hướng giảm diện tích đất lúa kém năng xuất, đất vườn tạp, ưu tiên phát triển cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Xây dựng huyện Nambak giàu mạnh, văn minh và phát triển bền vững, sớm đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Khi được hỏi về định hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong thời gian tới, đồng chí Sommy PHOMMAKITH phòng nông nghiệp huyện cho biết trong thời gian tới huyện sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hoá có nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế cao. Do vậy cây cam là cây trồng đang được huyện đầu tư, đẩy mạnh mở rộng sản xuất, chuyển đổi cây trồng kém hiểu quả hơn như cao su và cây ăn quả khác để chuyển qua trồng cam, phấn đấu bình quân 1 năm đặt 50 ha diện tích cam trồng mới. Trong đó huyện sẽ đẩy mạnh trồng giống cam có chất lượng cao để trồng ở 7 cụm bản có khả năng trồng cam. Đến năm 2020 dự kiến toàn huyện sẽ có diện tích trồng cam 1.010,30 ha (Bảng 4.20).
Bảng 4.20. Kế hoạch phát triển sản xuất cam của huyện Nambak trong thời gian tới
ĐVT: ha
Đơn vị Kế hoạch phát triển sản xuất cam