Phát triển diện tích, năng suất, sản lượng ca mở huyện Nambak

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 62 - 67)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất ca mở huyện Nambak

4.1.3. Phát triển diện tích, năng suất, sản lượng ca mở huyện Nambak

4.1.3.1. Diện tích trồng cam ở huyện Nambak

Theo số liệu thống kê của phòng nông lâm nghiệp huyện Nambak, ta cũng thấy diện tích cam qua các năm có xu hướng tăng là do: từ năm 2005, chính quyền huyện Nambak cho phép chuyển đổi, cải tạo vườn tạp và phát triển mới trên các vùng đất đồi, đã tạo đà cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện. Hiện nay, diện tích cam của Nambak tiếp tục được chính quyền và nhân dân quan tâm, mở rộng, đến năm 2008 có sụt giảm nhẹ so với năm 2006, tuy nhiên vẫn ở mức cao hơn năm 2005 với 320,80 ha và đến năm 2016 là 730,08 ha, tăng gần 1 lần so với năm 2005.

Bảng 4.2. Diện tích cam của huyện Nambak từ năm 2012 - 2016

ĐVT: ha Đơn vị Các năm 2012 2013 2014 2015 2016 Cụm bản Thetsaban 226,55 239,30 246,45 254,60 263,20 Cụm bản Nakhone 179,50 183,70 188,60 196,90 209,73 Cụm bản Namnga 110,60 117,25 125,85 134,40 140,60 Cụm bản Muangteng 37,35 45,65 49,30 53,83 60,35 Cụm bản Pakmong 8,40 10,50 13,80 17,50 18,00 Cụm bản Namthouam 13,90 14,60 18,10 19,60 20,50 Cụm bản Nangang 10,20 11,90 13,30 15,47 17,70 Tổng cộng 586,50 622,90 655,40 692,30 730,08

Nguồn: Phòng Nông lâm nghiệp huyện Nambak (2012 - 2017)

Qua tìm hiểu cho thấy, một đặc điểm trong sản xuất cây ăn quả của Nambak nói chung, cây cam nói riêng đó là phương thức trồng cả tập trung lẫn

phân tán. Thậm chí, ngay cả vùng trồng tập trung cũng có thể trồng xen các cây khác (Chanh, quýt, bưởi), do đó quy mô về diện tích khó thông kế được một cách đầy đủ. Theo quy hoạch, đến năm 2018, diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 1.000 ha, trong đó diện tích cam 800 ha, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 1.5000 ha, trông đó diện tích cam khoảng 1.000 - 1.200 ha.

4.1.3.2. Quy mô diện tích sản xuất cam của hộ nông dân

Huyện Nambak có diện tích trồng cam lớn nhưng không phải tất cả các cụm bản, các làng đều như vậy. Như đã nói ở phần trên, cây cam tập trung nhiều ở các cụm bản Thetsaban, cụm bản Nakhone và cụm bản Namnga. Đây là những vùng không những có diện tích cam lớn mà còn có chất lượng ngon. Tại đây, cam là cây trồng chính trong cơ cấu cây ăn quả của hộ nông dân.

Bảng 4.3. Quy mô diện tích sản xuất cam của hộ nông dân

Diễn giải

Thetsaban Nakhone Namnga Tính chung

SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số (hộ) 34 100,00 32 100,00 32 100,00 98 100,00 Đưới 1 ha 15 44,12 17 53,13 16 50,00 48 48,98 Từ 1 đến 2 ha 13 38,24 11 34,38 13 40,63 37 37,76 Trên 2 ha 6 17,65 4 12,50 3 9,38 13 13,27 Bình quân hộ/ha 1,44 1,32 1,35 1,36 Dưới 1 ha 0,54 0,41 0,52 0,49 Từ 1 đến 2 ha 1,35 1,35 1,32 1,34 Lớn trên 2 ha 2,38 2,20 2,23 2,27

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Kết quả khảo sát cho thấy quy mô diện tích của tổng số 98 hộ khảo sát rất khác nhau. Số hộ có diện tích dưới 1 ha chiếm đa số, với 48,98%, trong đó lớn nhất là cụm bản Nakhone với 53,13% và thấp nhất là cụm bản Thetsaban với 44,12%. Tỷ lệ hộ có diện tích trên 2 ha chiếm một phần khá khiêm tốn và ít nhất với 13,27% số hộ khảo sát (Bảng 4.3). Điều đó cho thấy với điều kiện đất tự nhiên khá dồi dào như vậy thì việc phát huy tiềm năng của nguyên đất ở đây vẫn

Qua bảng số liệu trên ta cũng nhận thấy rằng diện tích bình quân của các hộ điều tra là 1,36 ha/hộ, đây là diện tích khá lớn so với các vùng khác, cam được các hộ trồng theo quy mô lớn trên những diện tích triền đồi. Trong đó, diện tích bình quân/hộ cũng như sản lượng tiêu thụ của các hộ trồng cam ở cụm bản Nakhone lớn nhất trong 3 cụm bản.

4.1.3.3. Năng suất cam ở huyện Nambak

Cây cam có chu kỳ khai thác từ 10 đến 15 năm, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật thì năng suất và sản lượng sẽ không cao, cây nhanh bị già cỗi. Trong những năm qua, năng suất cam tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, năm 2008 năng suất cam có sụt giảm, nguyên nhân chủ yếu là do nhiều vườn cam bị già cỗi, giá cam sút, người dân không đầu tư chăm sóc. Kết hợp với đó là tình hình dịch bệnh trong năm diễn ra liên tục khiến năng suất giảm từ 12,50 tấn/ha năm 2006 xuống còn 12,30 tấn/ha năm 2008. Sau giai đoạn này năng suất cam của huyện lại có biến động tăng trở lại và đến năm 2016 đã đạt tới 13,40 tấn/ha. Đó là quá trình tăng lên nhanh chóng (Biểu đồ 4.1).

Từ khi được công nhận có thương hiệu, người dân trồng cam trong huyện được tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, tập huấn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất đã được cải thiện đáng kể. Năng suất cam đã tăng trên 0,4 tấn/ha từ năm 2014 đến năm 2016.

Biểu đồ 4.1. Năng suất cam của huyện qua các năm

4.1.3.4. Sản lượng cam ở huyện Nambak

Cùng với sự gia tăng nhanh về diện tích trồng cam của Nambak trong những năm vừa qua, sản lượng cam của huyện cũng không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. Theo kết quả thống kê ta có thể thấy, trong suất quãng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 sản lượng nhìn chung có tăng lên. Nếu như năm 2006 sản lượng cam của toàn huyện là 3.785 tấn thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên hơn gấp 1 lần với 7.818,63 tấn. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ 4.2 ta có thấy có sự sụt giảm lớn vào năm 2008, năm 2008 có sản lượng thấp nhất trong cả giai đoạn, chỉ với 3.602 tấn. Nguyên nhân chủ yếu của huyện hình trên là do sự sụt giảm về diện tích trồng cam kết hợp với sự sụt giảm nhanh chóng năng suất trồng cam trên địa bàn huyện. Cụ thể ta có thể xem xét ở biểu đồ 4.2 dưới đây.

Biều đồ 4.2. Biến động về sản lượng cam qua các năm

Nguồn: Phòng Nông lâm nghiệp huyện Nambak (2006 - 2016)

4.1.3.5.Năng suất cam của hộ nông dân phân theo vùng sản xuất

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh cam ở Nambak cho thấy, các địa phương khác hiệu quả sản xuất khác nhau, cụ thể cụm bản Thetsaban có kinh nghiệm trồng cam lâu đời (Thetsaban là vùng trồng cam sớm nhất ở Nambak, trước năm 1995), cùng với việc đầu tư thâm canh cao lớn so với các cụm bản còn lại nên năng suất sản xuất đạt cao nhất với 13,41 tấn/1ha cam.

Ngược lại, ở cụm bản Namnga năng suất cam đạt 13,09 tấn/ha, thấp hơn 0,32 tấn so với cụm bản Thetsaban. Tuy số lượng thấp hơn không quá lớn nhưng điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của thâm canh sản xuất mang lại.

Biểu đồ 4.3. Năng suất cam bình quân 1 ha phân theo vùng sản xuất

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)

4.1.3.6. Năng suất cam của hộ nông dân phân theo quy mô diện tích

Từ kết quả phân tích về chi phí cho thấy, diện tích lớn sẽ nhận được sự đầu tư thâm canh cao hơn so với diện tích nhỏ (Dưới 1 ha) điều này đã ảnh hưởng đến năng suất bình quân/ha diện tích canh tác cam. Ảnh hưởng này thể hiện ở việc các hộ trồng cam với diện tích trên 2 ha có năng suất sản xuất cao hơn với bình quân đạt 13,68 tấn/ha, trong khi đối với những diện tích nhỏ dưới 1 ha, năng suất sản xuất chỉ đạt 13,01 tấn/ha (Cụ thể trong biểu đồ 4.4 đưới đây).

Biểu đồ 4.4. Năng suất cam bình quân 1 ha phân theo quy mô diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)