3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Nambak
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nambak là huyện miền núi cao, có diện tích khoảng 1.756 km2 bằng 8,77%
diện tích cả tỉnh, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, có tọa độ địa lý từ 200 51’ đến 200
16’ vĩ độ bắc và 1020 63’ 33” đến 1020 09’ 58” độ kinh đông.
- Phía Bắc giáp với huyện Khoa (Tỉnh Phongsaly) và huyện La (Tỉnh Uodomxay)
- Phía Nam giáp huyện Pakuo - Phía Đông giáp huyện Ngoy
- Phía Tây giáp huyện Nga (Tỉnh Uodomxay).
Bản đồ hành chính huyện Nambak
Nambak nằm trên trục quốc lộ 13N và quốc lộ 01C, hai đường quốc lộ này là tuyến giao thông huyết mạch của Nước Lào, trung tâm huyện cách thành phố Luangphabang khoảng 120 km về phía Bắc và cách thủ đô Viengchan 520 km về phía Bắc. Nambak vừa là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Luangphabang trong việc giao lưu kinh tế văn hoá với các tỉnh bạn ở miền Bắc Lào, các tỉnh ở miền Bắc của Việt Nam và Trung Quốc. Vị trí đó vừa là một lợi thế, vừa là một một thách thức lớn đối với Nambak trong xu hướng hội nhập nền kinh tế với cả nước (UBND huyện Nambak, 2014).
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nambak có địa hình phức tạp, chia cắt bởi núi cao và hệ thống sông suối. Trên 85% diện tích là đồi núi, trong đó có những đồng bằng thấp nhất là 309 m (So với mặt nước biển), đỉnh cao nhất 1.326 m. Sông suối cao độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Địa hình chia cắt thành các tiểu vùng mang đặc điểm khác nhau về độ cao, thời tiết khí hậu. Do địa hình chia cắt nên đã tạo ra 3 vùng sinh thái đặc trưng:
- Vùng núi cao núi đá (Gồm cụm bản Namnga, Muangteng và Namsat):
vùng nằm phía Nam của huyện với tổng diện tích 461,89 km2. Vùng này chủ yếu
là núi đá với địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh giao thông không thuận lợi, thiếu nước trầm trọng. Đây là vùng có khi hậu mát mẻ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới đến ôn đới, chăn nuôi đại gia súc
- Vùng núi cao đất (Gồm cụm bản Xongcha, Nagnang vàNamdouan): Tổng
diện tích 583,48 km2, Vùng này độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Đấy là vùng xung
yếu và cực xung yếu phòng hộ đầu nguồn sông Chảy. Đất đai và khí hậu trong vùng thích hợp với loại cây trồng nông, lâm, công nghiệp.
- Vùng núi thấp (Gồm các cụm bản Namthouam, Pakmong, Thetsaban, và
Nakhone): Tổng diện tích là 662,66 km2. Vùng này chủ yếu là đất đồi núi phát
triển mạnh trên nền đá Gorai, Feralit đỏ vàng, thích hợp với các loại cây nông, lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp (UBND huyện Nambak, 2014).
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của huyện mang tính chất đặc thù của huyện miền núi như nóng ẩm, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi. Nhưng do điều kiện vĩ độ và độ cao của địa hình nên có biểu hiện của khí hậu Nam Á nhiệt đới. Tuy nhiên, gió mùa đông Bắc không kéo dài và tràn về từng đợt. Mỗi khi
không khí cực đới yếu đi, không khí biển ấm lại tràn vào thay thế, vì vậy mùa khô tuy rét lạnh gây ra đối với sản xuất nông nghiệp. Nhưng cây trồng nhiệt đới đã thuần hoá và thích nghi được với điều kiện nhiệt độ trung bình khá thấp trong mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm 250C, nhiệt độ tối cao nhất là 400C, nhiệt độ thấp
có thể xuống tới 70C.
Khí hậu của Nambak được chia thành hai mùa như: mùa khô và mùa mưa; mùa khô lạnh, ít mưa; mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình trong khoảng 1.500 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (Chiếm 90% lượng mưa cả năm) và do địa hình dốc đầu nguồn sông nên không có hiện tượng bị ngập quá lâu làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa đây là thời kỳ nhiệt độ quá lớn nên cần rất nhiều nước nên lượng nước lớn nhưng ít gây ảnh hưởng xấu. Vấn đề khó khăn đối với Nambak không phải là sự dư thừa nước mà là vấn đề chống xói mòn, bảo vệ đất trong mùa mưa cho cây trồng.
Nguồn nước mặt của Nambak khá phong phú. Toàn huyện có 5 con sông lớn và nhiều con suối nhỏ phân bố khá đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho tưới tiêu và có thể kết hợp làm các công trình thuỷ lợi nhỏ và thuỷ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Đặc điểm suối ở đây là lòng hẹp, dốc, kết hợp với lượng mưa lớn, tập trung, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên thường gây lũ đột ngột ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại trong mùa mưa.
Độ ẩm không khí bình quân các năm là 74,5%, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, các tháng có độ ẩm cao nhật là tháng 12 đến tháng 3 độ ẩm không khí trung bình giao động từ 80 - 85%. Các tháng có độ ẩm không khí trung bình thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 10 giao động từ 70 - 75%.
Nhìn chung đất đai khá màu mỡ, đồi núi thấp xen kẽ những cánh đồng vừa và nhỏ... Các yếu tố tự nhiên đó đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, phát triển vùng cam quýt, chè, cây cao su, thâm canh lúa chất lượng cao, cây công nghiệp, phát triển đàn gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nghề thủ công nghiệp mây tre đan xuất khẩu (UBND huyện Nambak, 2016).
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên của huyện Nambak
Huyện có 3 nhóm đất trong đó chủ yếu là đất phù sa, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả. Nambak có diện tích rừng lớn với 119.000 ha rừng tự nhiên, nhiều khu rừng nguyên sinh với các loại động vật quý cùng nhiều loại cây gỗ, cây dược liệu quý. Tài nguyên nước có tiềm năng rất lớn cho phát triển thủy điện. Về tài nguyên khoáng sản Nambak có 16 loại khoáng sản khác nhau, nhiều mỏ có trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao.
Các cụm bản Nakhone, Thetsaban và Namnga là vùng có cấu tạo địa chất gồm đá biến chất và đá phiến thạch, đất trồng cam quýt chủ yếu là đất đỏ vàng trên phiến sét và trên đất cát, phần dọc theo thung lung Sông Nambak, Namnga và Namla, đa phần là trầm tích biến chất và các sản phẩm phủ sa. Nakhone,
Thetsaban và Namnga là 3 cụm bản nằm trong khu vực này đã hình thành vùng
cam quýt nổi tiếng với diện tích 730,08 ha. Vùng cam quýt thích ứng ở nơi có độ cao từ 320 - 550 m so với mặt nước biển (UBND huyện Nambak, 2016).
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nambak
3.1.3.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Nambak là một huyện đang ở thời kỳ bắt đầu quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp vẫn còn cao (Chiếm tới 44,23%);
ngành xây dựng công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thu nhập quốc dân (GDP) đầu người thấp và đồng thời cũng là một trong những khó khăn và thách thức đối với chủ trương chuyển mạnh nền kinh tế huyện Nambak sang cơ cấu kinh tế nông lâm - công nghiệp - dịch vụ tiên tiến, hiện đại.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế - xã hội huyện Nambak đã có bước phát triển khá; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,7%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Đến năm 2016 toàn huyện Nambak có 68 doanh nghiệp, có vốn đầu tư 6,312 tỷ kip; 729 kinh doanh, có vốn đầu tư 93,784 tỷ kip (Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Nambak, 2016).
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Nambak từ năm 2014 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ PT (%) 1. LĐ làm việc trong ngành kinh tế Người 2.220 2.300 2.510 104,24 2. Tổng sản phẩm Quốc
dân theo giá hiện hành Tỷ kip 772,191 821,928 893,40 105,05
3. Thu ngân sách trên địa
bàn Tỷ kip 6,425 6,350 6,586 100,85
4. Chi ngân sách trên địa
bàn Tỷ kip 22,790 23,155 23,103 100,46
5. Cơ sở y tế nhà nước cơ sở 8 8 9 104,17
6. Thu nhập BQ người/
năm 1.000 kip 11.720,3 12.186,0 13.002,6 103,56
Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Nambak (2016)
3.1.3.2. Dân số, lao động
Đến năm 2016 dân số toàn huyện có 68.709 người, với 12.358 hộ dân, trong đó chủ yếu là hộ làm nông nghiệp 9.155 hộ chiếm 74,08%, gồm 3 dân tộc, trong đó: Dân tộc LàoLum chiếm 24,96%; dân tộc KhaMu chiếm 52,67% và dân tộc Mong chiếm 22,37%. Sinh sống trên 82 bản, mật độ dân số bình
quân là 40 người/km2.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 42.733 người, chiếm 62,19% tổng dân số; trong đó lao động nữ chiếm 52,30%; lao động nam chiếm 47,70%. Trong những năm qua, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã chuyển một số lượng khá lớn lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có khoảng 410 người.
Nhìn chung cơ cấu lao động thời gian qua có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn song vẫn còn chậm và bất cập, số lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp - thuỷ sản có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng lao động mặc dù đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng nhìn chung chưa đồng đều. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp và chỉ tập trung tại thị trấn.
Hàng năm trên địa bàn toàn huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 - 1.500 lao động, trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên mới ra trường và giới thiệu việc làm, đi làm ở các tỉnh hoặc xuất khẩu lao động.
Toàn huyện có 9 cụm bản và 1 thị trấn (Thị trấn Nambak), phần lớn các cụm bản có điều kiện kinh tế khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo (Theo tiêu chí mới) năm 2014 giảm còn khoảng 1,98% số hộ nghèo trên toàn huyện có xu hướng giảm nhờ công tác xoá đói, giảm nghèo được chăm lo, có 245 đối tượng đề nghị xác nhận các loại giấy chứng nhận hộ nghèo, đơn xin vay vốn để đi vay vốn sản xuất, kinh doanh (UBND huyện Nambak, 2016).
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Nambak từ 2014 - 2016
TT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 I. Dân số 1 Dân số Người 65.985 67.453 68.709 2 Mức giảm tỷ lệ sinh % 1,58 1,29 1 3 Tỷ lệ tăng dân số % 2 2,22 1,86 II. Lao động
1 Lực lương lao động từ 15 tuổi trở lên Người 29.406 31.065 31.935
2 Số lao động được đào tạo việc làm Người 1.820 2.460 3.170
III. Xoá đói giảm nghèo
1 Tổng số hộ Hộ 12.193 12.325 12.358
2 Số hộ nghèo Hộ 516 433 254
Nguồn: UBND huyện Nambak (2016)
3.1.3.3. Cơ cấu số giống cây trồng chính trên địa bàn ở huyện Nambak
Theo số liệu thống kê của phòng nông lâm nghiệp huyện Nambak, đến hết năm 2016, diện tích một số cây trồng chính của huyện là 12.097,10 ha, trong đó chủ yếu là các loại cây công nghiệp như cao su, cánh kiến trắng và tiếp theo là cây cam. Cơ cấu các loại cây trồng được thể hiện ở bảng 3.3. Qua đó cho thấy, các loại cây ăn quả khác chiếm tỷ lệ nhỏ (1,12%). Cam là cây ăn quả chủ yếu của
huyện, có diện tích lớn nhất, với 730,08 ha (Chiếm 5,92% trong tổng số các loại cây trồng trong huyện).
Đây là những cây ăn quả đã và đang có ưu thế kinh tế cao trong sản xuất. Những loại cây này được tiếp tục mở rộng diện tích và thay thế dần diện tích vườn tạp (Phòng Nông lâm nghiệp huyện Nambak, 2016).
Bảng 3.3. Cơ cấu một số cây trồng chính ở Nambak (2014 - 2016) ĐVT: ha
TT Loại cây Các năm Cơ cấu năm
2016 (%) 2014 2015 2016 1 Cao su 9.427,00 9.427,00 9.427,00 76,43 2 Cánh kiến trắng 1.053,76 1.059,30 1.076,40 8,73 3 Cam 645,40 692,30 730,08 5,92 4 Chuối 337,56 450,74 570,15 4,62 5 Cánh kiến 252,50 255,40 260,00 2,11 6 Chè 98,80 125,22 132,12 1,07
7 Cây ăn quả khác 93,00 116,66 138,30 1,12
Tổng Cộng 11.908,02 12.126,62 12.334,05 100,00
Nguồn: Phòng Nông lâm nghiệp huyện Nambak (2016)
3.1.3.4. Hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng
a. Giao thông vận tải
Đến này mạng lưới giao thông đường bộ của huyện có trên 732 km đường các loại. cụ thể:
- Đường quốc lộ có 105 km đã trải nhựa, trong đó có 80 km đường cấp IV, còn 25 km đường cấp VI.
- Đường huyện lộ có 392 km, trong đó có 11 km đường nhựa và 381 km đường đất.
- Đường dân sinh có 235 km.
Nambak là huyện miền núi, địa hình phức tạp, gồ ngề bị chia cắt nhiều, rừng núi khe suối kèn dày, đường giao thông liên thôn nhỏ hẹp, quanh co đất đa gồ ghề, đi lại còn khó khăn. Đến năm 2016, toàn huyện đều có đường liên cụm
bản, liên thôn. Với lực lượng các phương tiện vận tải trên địa bàn cũng luôn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về vận chuyển hàng hóa, đi lại phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện (UBND huyện Nambak, 2016).
b. Y tế
Toàn huyện có 22 bác sĩ, có 10 cụm bản chưa đạt chuẩn về y tế. Hiện nay tất cả các cụm bản trong huyện đều có cán bộ y tế (Trung bình 5,8 cán bộ/cụm bản), tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế đạt 70,73% và cụm bản có bác sĩ đạt 26,82%. Về cơ sở vật chất có 3 bệnh viện huyện với quy mô 30 giướng; 7 trạm y
tế cụm bản với quy mô 3 giướng, 19 cửa hàng bán thuốc và 29 tủ thuốc để phục
vụ cho người dân trong thôn bản. Đến hết năm 2016 các cụm bản đều có trạm y tế được trang bị trong tương đối đầy đủ (UBND huyện Nambak, 2016).
c. Giáo dục
Về quy mô: Có 93 trường học; trong đó có 16 trường mầm non, 78 trường tiểu học, 5 trường trung học phổ thông và 4 trường phổ thông, 01 trường trung cấp.
Về cơ sở vật chất trường lớp: Toàn huyện hiện có: 490 phòng học các cấp trong đó có 329 phòng học kiên cố, 102 phòng học cấp IV, 59 phòng học tạm.
Toàn huyện còn thiếu: 190 phòng học chủ yếu thuộc về ngành học trung học phổ thông (Lớp M1) và các trường phổ thông (Lớp M4) (UBND huyện Nambak, 2016).
d. Hệ thống cung cấp điện nước
Hệ thống lưới điện của huyện đã được đầu tư phát triển mạnh. Đến nay trên
địa bàn Nambak có 1 Trạm biến áp với công suất 30MW, 1 trạm thủy điện với
công suất trên 70 KW. Hệ thống lưới điện gồm: 6,75 Km đường dây 12,7 KV, 0,621 Km đường dây 22 KV 2 Wire, 321,32 Km đường dây 22 KV 3 Wire, 73,63
Km đường dây 0,4 KV và 3,64 Km đường dây 0,23 KV.Đảm bảo cung cấp điện
lưới cho 10/10 cụm bản, bằng 100% tổng số cụm bản; tổng số bản được sử dụng điện là 66/82 thôn bản, bằng 80,48%; tổng số hộ được sử dụng điện là 11.224/12.358 hộ, chiếm 90,82% tổng số hộ trên địa bàn huyện (UBND huyện Nambak, 2016).
e. Thủy lợi
suất phần lớn các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô...Trong những năm qua, công tác thuỷ lợi đã liên tục phát triển. Đến huyện đã nâng cấp và xây dựng mới được nhiều công trình lớn, vừa và nhỏ. Toàn huyện có 236 công trình trung và tiểu thuỷ nông trong đó có 15 công trình lớn tưới tiêu được 532 ha, 8 công trình vừa tưới tiêu được 119 ha, 213 công trình nhỏ tưới tiêu được 2.253 ha.
Phần lớn các công trình là tạm thời, do xây dựng đã lâu nên hư hại nhiều, năng lực tưới tiêu thấp so với thiết kế.
Để đáp ứng nhu cầu tăng vụ và mở rộng diện tích cần phải có vốn đầu tư lớn từ ngân sách để nâng cấp và sửa chữa trong thời gian tới (Phòng Nông lâm