2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình phát triển sản xuất cam trên thế giới
Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thế biến đối từ ngọt đến chua. Trồng cam là một hình thức thương mại quan trọng và là một phần đáng kể trong nền kinh tế hoa kỳ (Florida và Califomia), hầu hết các nước Địa Trung Hải, Brasil, Mexico, Pakitan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ai cấp, và Thổ Nhĩ Kỳ và đóng góp một phần nhỏ hơn trong nền kinh tế của Tây Ban Nha, Cộng hòa Nam Phi, và Hy Lạp.
Bảng 2.2 Sản lượng cam của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới năm 2014
TT Tên nước Sản lượng (tấn)
1. Brasil 16.850.000
2. Trung Quốc 7.600.000
3. Mỹ 6.783.000
4. Ấn Độ 5.000.000
5. Mexico 4.400.000
6. Tây Ban Nha 3.373.700
7. Ai Cập 3.136.000
8. Iran 2.733.000
9. Ý 1.935.000
10. Thổ Nhĩ kỳ 1.780.000
Nguồn: FAO (2015)
Trong suất mấy thế kỷ qua, ngành sản xuất cam quýt trên toàn thế giới không ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả của thị trường thế giới cũng ngày một cao hơn do trồng cam quýt chóng được thu hoạch và lãi suất luôn luôn cao. Trên thế giới sản xuất cây có múi là một ngành lớn với diện tích 3,5 triệu ha và sản lượng 80 triệu tấn/năm, mức tiêu thụ bình quân trên đầu người là 15 kg quả/năm. Hiện có 75 nước trồng cam quýt với diện tích và sản lượng tăng đáng kể.
Niên vụ 2013-2014, sản lượng cam thế giới đạt khoảng 68.892,2 triệu tấn. Đứng đầu là Brasil: 16,85 triệu tấn, chiếm 24,45%; thứ hai là Trung Quốc: 7,6 triệu tấn, chiếm 11,03%; thứ ba là Mỹ: 6,783 triệu tấn, chiếm 9,83%; tiếp đến là Ốn Độ: 5 triệu tấn, chiếm 7,25%; Mexico: 4,4 triệu tấn, chiếm 6,38%; Tây Ban Nha: 3,373 triệu tấn, chiếm 4,89%; Ai Cập: 3,136 triệu, chiếm 4,55%; Iran: 2,733 triệu tấn, chiếm 3,97%, Ý: 1,935 triệu tấn, chiếm 2,81%; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,78 triệu tấn, chiếm 2,58%; Nam Phi: 1,715 triệu tấn, chiếm 2,49%; Indonesia: 1,6 triệu tấn, chiếm 2,32%; Pakistan: 1,4 triệu tấn, chiếm 2,03%; Hy Lạp: 970 triệu tấn, chiếm 1,41%; Việt Nam: 675 triệu tấn, chiếm 0,98% (Citrus fruit stistics, 2015).
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ cam
Tình hình tiêu thụ cam trên thế giới được thế hiện qua tình hình xuất, nhập khẩu cam. Cũng theo FAO, tình hình nhập khẩu cam trên thế giới năm 2014 như sau:
Bảng 2.3 Tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2014
Khu vực Xuất khẩu (tấn) Nhập khẩu (tấn)
Toàn thế giới 6.599.900 6.237.800 Châu Phi 1.109.000 - Bắc Mỹ 508.000 328.000 Nam Mỹ 488.000 87.000 Châu Á 593.900 2.092.300 Châu Âu 3.901.000 3.730.500 Nguồn: FAO (2015)
Qua bảng cho thấy, Châu Âu là khu vực xuất khẩu cũng như nhập khẩu cam nhiều nhất. Nước nhập khẩu nhiều nhất là Netherlands. Tây Ban Nha, Châu Phi và Egypt là 3 khu vực có lượng cam xuất khẩu hàng nam hơn 1 triệu tấn.
2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở Việt Nam
Do lợi ích và hiệu quả kinh tế của cây có múi lơn hơn nhiều so với các cây trồng khác, cùng với việc áp dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh, nên tốc độ phát triển cây có múi ở nước ta trong vòng hơn 10 năm trợ lại đây tương đối nhanh, trong đó tốc độ tăng trưởng ở các tỉnh phía Nam nhanh hơn các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng SCL.
Về diện tích, sau 5 năm tăng gấp hơn 1,6 lần. Năm 2005 cả nước có 87.200 ha cây có múi, đến năm 2010 diện tích cây ăn quả có múi tăng lên đạt 142.461 ha. Về sản lượng, sau 5 năm sản lượng cây ăn quả có múi tăng gấp 2 lần. Năm 2005 sản lượng 606.400 tấn, năm 2010 đạt 1.221.800 tấn. Năng suất cũng được cải thiện đáng kể sau 5 năm. Năm 2005 năng suất bình quân đạt 100,9 tạ/ha, năm 2010 đạt 115,2 tạ/ha. Tuy nhiên, tình hình sản xuất cây có múi ở nước ta chưa ổn định, mặc dù trình độ thâm canh được nâng lên, năng suất tăng và sản lượng cũng tăng (Năm 2011 đạt 1.308.393,7 tấn và năm 2012 đạt 1.350.200 tấn), song diện tích lại có chiều hướng giảm. Bắt đầu từ năm 2011 diện tích cây có múi chỉ còn 139.545,9 ha và năm 2012 còn 138.251,6 ha so với năm 2010 là 142.461 ha.
Nguyên nhân có thể do nhiều vườn cam bị nhiễm bệnh và già cỗi phải hủy bỏ chưa kịp trồng mới và chưa tìm chọn được giống mới thay thế. Có thể nói khó khăn lớn nhất của sản xuất cây có múi ở nước ta hiện nay vẫn là phải đối mặt với sự phá hoại của sâu, bệnh, đặc biệt là các bệnh virus và tương virus, cũng như chưa có được bộ giống sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp và có khả năng chống chịu với điều kiện môi trường, sâu bệnh ở các vùng trồng.
Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích cây có múi cả nước là 138.251,6 ha. Vùng có diện tích lớn nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 74.424,5 ha, chiếm 53,8%; tiếp theo là vùng Trung du miền núi phía Bắc: 18.624,8 ha, chiếm 13,5%; vùng Bắc trung bộ: 15.199,4 ha, chiếm 11,0%; vùng Đồng bằng sông Hồng: 13.183,3 ha, chiếm 9,5%; vùng Đông Nam bộ: 11.614,8 ha, chiếm 8,4%; và ít nhất là hai vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, chỉ có 2.875,1 ha và 2.329,7 ha, chiếm 2,1% và 1,7% (Cục trồng trọt, 2013).
Về cơ cấu chủng loại giống: Trong diện tích 138.251,6 ha cây có múi, có sự
khác biệt về tỷ lệ diện tích của 4 loài chính là: cam (Sinensis), chanh
(Limonialaurantifolia), quýt (Reticulata) và bưởi (Grandis). Tỷ lệ cam chiếm
38,5%, chanh 15,9%, quýt 11,4% và bưởi 32,7%. Tuy nhiên, trên thực tế thì tỷ lệ này không phải hoàn như vậy, vì do một số giống như Cam sành, Cam Canh, Cam Bù ở Vùng miền núi phía Bắc, Vùng Trung Bắc bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là những giống quýt và tangerine nhưng trong thống kê vẫn gọi là “Cam” (Cục trồng trọt, 2013).
Đặc điểm tự nhiên cũng như tình hình sản xuất, cơ cấu giống cây có múi ở mỗi vùng cụ thể như sau:
- Vùng miền núi phía Bắc: Với lợi thế có của địa phương cây ăn quả có múi của vùng trung du, miền núi phía Bắc cũng rất đa dạng và phong phú, gồm đủ các loại cam, chanh, quýt, bưởi, đặc biệt là loài quýt và các dạng lai của chúng. Chúng thường được trồng ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy... Hay ở những thung lũng các dãy núi đá vôi như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn. Diện tích cây có múi toàn vùng tính đến năm 2012 là 18.624,8 ha, chiếm 13,5% diện tích cả nước, trong đó quýt và các dạng lai chiếm tỷ lệ lớn nhất 48,8% (Theo thống kê chỉ 21%), tiếp theo là bưởi 25,2%, cam 16,5% (Theo thống kê là 8.241,1 ha, chiếm 44,2%, song thực tế có
tới 5.166,6 ha Cam sành, không phải là loài sinensis). Một số giống cây có múi
có tiếng của vùng miền núi phía Bắc như: bưởi Đoan Hùng, cam sành Hà Giang, quýt bắc Sơn,Quang Thuận...Sản lượng quả có múi của Vùng miền núi phía Bắc năm 2012 đặt 88.388,2 tấn (Cục trồng trọt, 2013).
Để đạt được thành quả này các một số tỉnh như Hòa Bình, Hà Giang...Thực hiện một số giải pháp chủ yếu như: đã hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả có múi tâm trung mang tính hàng hóa khá rõ nét như vùng cam ở huyện Cao Phương, Lạc Thủy; vùng bưởi tại huyện Tân lạc, Lương Sơn, Công việc bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng mới bắt đầu đã được quan tâm và đầu tư. Hỗ trợ xúc tiến thương mại gắn kết giữa những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng (Hoàng Hùng, 2014).
- Vùng Trung Bắc bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Điều
kiện khí hậu của vùng này cũng khá đặc thù, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam nên mùa hè rất nóng và khô, mùa đông có những nơi lạnh tương tự như một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 23,50c, tháng lạnh nhất 14,80c và tháng có nhiệt độ
trung bình cao nhất là 34,70c; nhiệt độ tuyệt đối cao có thể lên tới 420c (Tháng 7).
Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 2.300 mm, nhưng phân bố không dều, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11. Riêng ở Phủ Quỳ - Nghệ An có đến 180 - 220 ngày khô hạn/năm, chỉ số khô hạn lớn hơn 0,8. Cây có múi của vùng Trung Bắc bộ chủ yếu là cam, bưởi, quýt được trồng trên các được phù sa vên các con sông, suối như sông Hà Tĩnh, sông Gâm - Thanh Hóa hay trên đất Bazan và đất đá vôi ở Nghệ An (Cục trồng Trọt, 2013).
Diện tích cây có múi năm 2012 là 15.199,4 ha, chiếm 11% diện tích cây có múi cả nước, trong đó bưởi 4.641,0 ha, chiếm tỷ lệ lớn hơn nhất 30,5%, tiếp theo
là cam 24,7% (Theo thống kê là 6.303,7 ha, chiếm 41,5%, song trong đó có
2.540 ha Cam Bù - một dạng tangerine); quýt 3.334,3 ha, chiếm 22,0%. Sản
lượng quả có múi của vùng Trung Bắc bộ năm 2012 đạt 111.569,3 tấn (Cục trồng trọt, 2013).
Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, song vùng Trung Bắc bộ lại có đến 4 đặc sản cây có múi, đó là: Bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê, Hà Tĩnh, Cam Bù - Hương Sơn, Hà Tĩnh và cam Xã Đoàn - Nghệ An.
- Vùng Nam Trung bộ: Gồm các tỉnh dọc theo bờ biển Nam trung bộ: Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yêu và Khánh Hòa. Trừ các huyện miền núi như Trà My, Núi Thành, Tiên Phước...Có độ cao so với mặt mước biển từ 25 - 150 m, còn lại độ cao trung bình của toàn vùng chỉ từ 5 -12 m. Đặc điểm khí hậu của vùng là nhiệt đới, gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 24
- 270C, thấp nhất trung bình năm từ 20 - 250C, cao nhất trung bình năm từ 29 -
30,80C. Lượng mưa trung bình từ 1.227 - 2.600 mm, độ ẩm không khí trung bình
78 - 86%. Mưa ở Nam Trung bộ thường muộn hơn so với Bắc Trung bộ. Mùa mưa thường từ tháng 6 đến tháng 12, còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Đất đai ở các tỉnh nam Trung bộ chủ yếu là đất xám ven biển và nâu vàng trên đá biển chất, ít thích hợ với cây có múi (Cục trồng trọt, 2013).
Cây có múi Vùng Nam Trung bộ chủ yếu được trồng ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Diện tích năm 2012 là 2.897,1 ha, chiếm 2,1% diện tích cả nước, trong đó: Cam: 720,2 ha, chiếm 25,0%; chanh: 745,6 ha, chiếm 26,0%, bưởi: 536,3 ha, chiếm 18,6%; quýt: 79 ha, chiếm 2,7% và cây có múi khác 794 ha, chiếm 27%. Nhình chung cây có múi ở Vùng Nam Trung bộ không có những giống tốt điển hình, năng suất thấp nhất cả nước, chỉ đạt 47,2 tạ/ha. Sản lượng năm 2012 đạt 8.846,1 tấn (Cục trồng trọt, 2013).
2.2.1.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở Trung Quốc
Nhận thức được vai trò to lớn của FDI trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến lược và chính sách thu hút đầu tư FDI có hệ thống vào ngành nông nghiệp ngay tủ khi mở cửa nền kinh tế. Trọng tâm của chính sách này được thể hiện:
Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm ngư nghiệp: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Các mức
thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm…mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau). Chính sách này có tác dụng to lớn khi tác động trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn mà các nhà đầu tư hy vọng nhận được, nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực mà chính phủ mong muốn phát triển nhưng chưa có điều kiện, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều sự ưu tiên khi có mức miễn giảm thuế, đặc biệt với vùng khó khăn, còn được miễn thuế hoàn toàn. Các chính sách miễn giảm thuế cũng phụ thuộc vào độ dài của dự án đầu tư, do đó mà làm tăng tính bền vững và hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thực hiện nguyên tắc tự do hóa đầu tư. Với chính sách này Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa. Với chính sách này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành mạnh (Nguyễn Đông Văn, 2007).
Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc cũng có những chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hóa dân tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp trong nước.
2.2.1.5. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở Nhật Bản
Thông qua các Hợp tác xã, Chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như giúp họ kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất: lập chương trình sản xuất cho nông dân, thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
Mục tiêu là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất. Mục tiêu của chính sách không phải vì lợi nhuận cho Chính phủ mà đạt mục tiêu hàng đầu là trợ giúp nông dân. Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước với một mức phí nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho Nhà nước.
hợp lý, nhờ đó giúp cho nông dân ở những vùng xa xôi có thể được vật tư mà không chịu cước phí quá dắt.
Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng: Chính phủ Nhật bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với các nước như Thái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo ước tính, hiệp định này sẽ tăng lượng trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30% - 50%; thuế suất đối với chanh sẽ giảm xuống 0% vào năm 2009, sản phẩm cam sẽ được miễn thuế vào năm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá và đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan. Trái cây Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh nhờ kích cỡ, chủng loại đa dạng và mùi thơm tự nhiên (Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2008).
Hiện tại và định hướng xuất khẩu quả của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3 thị trường chính là Đài Loan, Mỹ và Sinh Ga Po là nơi có thu nhập cao yêu cầu quả có chất lượng cao, số lượng lớn.
Như vậy, tuy là một nước có diện tích nhỏ lại là một nước công nghiệp phát triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân của Chính phủ Nhật Bản từ khâu bản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trọng những nước xuất khẩu râu quả hàng đầu thế giới.
2.2.2. Kinh nghiệm trong nước về phát triển sản xuất cam
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước nền nông nghiệp, dân số phần lớn làm nông nghiệp, và ở nông thôn chiếm 85%, có 49 dân tộc và có dân