Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam
4.3.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam của huyện Nambak
4.3.2.1. Giải pháp về chính sách phát triển sản xuất cam
- Các cơ quan Nhà nước, mà trực tiếp là UBND huyện Nambak, Phòng nông lâm nghiệp huyện Nambak, UBND cụn bản, thị trấn vùng trồng cam cần có sự hỗ trợ nông dân trong quá trình mua sắm thiết bị, vật tư bảo quản cam.
- Xúc tiến các chủ chương, chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, thủy lợi) phục vụ cho phát triển và tiêu thụ nông sản ở địa phương, trong đó có cam.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, nhà khoa học liên kết với người trồng cam.
- Cần có chính sách thu hút thương lái, người tiêu dùng sản phẩm cam Nambak tới địa phương vùng cam: đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở, nhất là các tuyến đường giao thông nông thôn vùng sản xuất cam nhằm thuận tiện đi lại vào mùa thu hoạch; có thể vận dụng và ưu tiên xe vận chuyển cam quá tải qua lại trên địa vùng cam khi tham gia trao đổi mua bán sản phẩm cam Nambak (Với điều kiện đảm bảo an toàn); đồng thời đảm bảo an ninh trật tự cho khách đến mua buôn, mua lẻ, du lịch thăm quan vùng cam, tạo sự yên tâm, thoải mái cho khách hàng đến với vùng đất đặc sản cam Nambak.
- Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất cam chất lượng cao.
4.3.2.2 Giải pháp về quy hoạch sản xuất cam
Do được thiên nhiên ưu đãi về chất đất và thời tiết nên đây là cây trồng có lợi thế tuyệt đối của vùng đất Nambak. Và qua quá trình phân tích nói trên chúng ta có thể thấy và khẳng định cây cam là cây trồng đã và đang làm giàu cho quê hương Nambak. Vì vậy trong tương lai chính quyền địa phương cần phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất cam. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh phát triển sản xuất rút kinh nghiệm không đi vào vết xe đổ của các đợt mở rộng các cây trồng khác như dưa hấu, cây công nghiệp khác trên cả nước, huyện cần có kế hoạch mở rộng sản xuất gắn với yếu tố nhu cầu thị trường, gắn với nguồn lực sẵn có của địa phương. Vậy để đẩy mạnh phát triển sản xuất bền vững trong thời gian tới cần tiến hành các biện pháp sau:
- Xây dựng quy hoạch chỉ tiết cho huyện, thậm chí từng cụm bản về phát triển sản xuất cam.
- Tiếp tục duy trì sản xuất cam ở những vùng đã quy hoạch đồng thời cần có các quy hoạch mới phù hợp với tình sản xuất của hộ dân ở từng đại phương.
- Quy hoạch vùng sản xuất cam phải gắn liền với trình độ, phong tục tập
- Việc giao đất, cho thuê đất trong quy hoạch cần tiến hành dân chủ, công khai hơn nữa.
4.3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam
Cam là loại cây lâu năm, một trong những cây trồng có phản ứng rất nhạy cảm với điều kiện sinh thái khí hậu thời tiết. Hệ thống biện pháp kỹ thuật là để lấp đi hiệu sai sinh thái. Vì vậy trong thời gian tới huyện cần có những biện pháp về tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho người dân về các biện pháp kỹ thuật bao gồm:
- Về giống cây: Giống tốt cho năng suất cao và ổn định. Giống tốt là giống
có đặc điểm sinh trưởng và phát triển phù hợp với vùng sinh thái (Đất đai, khí hậu). Nambak là vùng có điều kiện sinh thái phù hợp với nhiều loại cây ăn quả có múi trong đó có cam song mức độ với mấu loài, mỗi giống không giống nhau. Cam có khả năng sinh trưởng trên các loại đất ở Nambak tương đối đồng đều. Tuy nhiên tốt hơn hết vẫn là trên đất phiến thạch sét, phù sa cồ, phiến thạch Mica, cam sinh trưởng mạnh hơn cam chanh, quýt đỏ, nhưng ở độ tuổi 10 - 12 cam sinh trưởng kém hơn quýt đỏ, quýt chum. Cam là giống cam tốt nhưng vì phát triển ở ồ ạt, giống không được lựa chọn, chiết ghép ẩu, thiếu sự kiểm tra quản lý của chuyên môn nên cam hiện nay đang bị thoái hóa. Do vậy cần tuyến chọn và giữa giống cam trên đất Nambak.
Cần chọn và tạo phục tráng các giống tốt có ở địa phương và đặc biệt chú trọng tới giống sạch bệnh. Việc chọn tạo cần nắm vững về kỹ thuật chiết, ghép, chăm sóc: chọn cây sạch bệnh, mầm sạch bệnh, vườn ươm đạt tiêu chuẩn, người làm giống nắm được kỹ thuật, có trách nhiệm. Đảm bảo giống tốt khi đưa vào sản xuất, giảm được chi phí đầu tư khi trồng mới.
Công tác giống rất quan trọng, cần xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin từ huyện đến các cơ sở, dựa vào các cơ quan khoa học chuyên ngành, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức dịch vụ để tổ chức các nhóm hộ hoặc hộ nông dân sản xuất và cung cấp giống ở địa phương có sự hỗ trợ tổ chức, quản lý và giảm sát của cơ quan quản lý chuyên ngành nông nghiệp các cấp.
Khuyến khích người nông dân lựa chọn những nguồn cung cấp giống có chất lượng như: trung tâm giống cây trồng của huyện, các trạm khuyến nông dịch vụ nông nghiệp.
- Về bón phân: Trong kỹ thuật thâm canh cam, chăm sóc vườn cây thực hiện qui trình bón phân hợp lý là rất quan trọng và đây là một điểm yếu trong quá trình sản xuất cam Nambak. Sử dụng phân bón trong thời gian qua là kém hiệu quả.
Nhu cầu về lượng NPK đối với cam tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay theo kết quả khảo sát, các hộ trồng cam hiện đầu tư cho việc bón phân rất thấp, trong khi đó theo kết quả sử dụng NPK của Đỗ Đình Ca (1995) nói chung mức độ làm tăng sản lượng về cam quýt của 3 yếu tố phân bón NPK trên đất đồi
Nambak là N: 30%, P2O5: 40%, K: 20% các chất vi lượng khác 10%.
Trong khi chưa có tài liệu phân tích của cơ quan khoa học để biết về vườn cam của mình nên bón bao nhiêu, các hộ sản xuất có thể áp dụng hướng dẫn sau:
Liệu lượng bón phân trên là để tham khảo, nếu trồng ở đất dốc, đất pha cát hoặc đất sởi đá phân bón dễ thất thoái, lượng phân bón cần tăng 30 - 40% nhưng đất thịt, ít dốc, khả năng giữ nước tốt, lượng phân bón có thể giảm 20 - 30%.
Bảng 4.21. Mức phân bón cho cam theo tuổi cây
Năm tuổi N (gam/cây) P2O5 (gam/cây) K2O (gam/cây)
Phân hữu cơ (kg/cây) 1-3 100 50 60 30 4-6 200 150 100 50 7-9 300 250 150 100 >9 600 350 200 100 Nguồn: Trần Đình Tuấn (2001)
Thời gian bón phân của cam chủ yếu là sau khi thu hái quả (Bón lót) trước khi phát lộc Xuân (Phân xuân) thời kỳ quả lớn (Phân hè) thời gian bón cần xét tới thời tiết của khu vực và đặc tính của từng giống cam để điều chính. Sự sinh trưởng của cây đều cần đến NPK còn tỷ lệ của 3 yếu tố NPK cần thiết cho từng thời kỳ sinh trưởng phát dục thì có khác nhau. Lượng phân bón cả năm chia các lần bón trong năm như sau:
- Sau thu hoạch: bón 100% phân chuồng + lân và 1/3 đạm - Khi quả còn nhỏ bón 1/3 đạm còn lại + 1/2 kali
Sau khau giống, phân bón và kỹ thuật sử dụng phân bón là rất quan trọng. Người trồng cam tuy có nhận thức được nhưng một phần thiếu vốn nên trồng chay, hiệu quả thấp, một phần không nắm vững quy trình nên bón không đúng liều lượng và thời gian cần bón.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Căn cứ vào sinh trưởng và phát triển của cây và
tình hình phát sinh bệnh hại trong các vườn cam ở địa phương. Có thể phân chia làm 4 vụ chính sâu bệnh thường xuất hiện như sau:
+ Vụ xuân: các tháng 3, 4, 5:
Là thời kỳ cây sinh trưởng và phát triển của cây, cây ra lộc xuân, ra hoa, đậu quả. Vào thời kỳ này các bệnh hại phát sinh và là bệnh phấn trắng, loét vi khuẩn, thán thư, rụng hoa, rụng quả. Phòng trừ phun Boocdo 1%, Kasuran 0,2% khi bệnh phấn trắng mới xuất hiện là có kết quả.
+ Vụ hè: các tháng 6, 7, 8:
Là thời kỳ cây ra lộc hè, nuôi quả. Các bệnh phát sinh phấn trắng, bệnh thán thư, tiếp tục phun Boocdo 1% một tháng/1 lần. Phun bổ sung Ridonil 0,1% hoặc Mancozo 0,2% khi bệnh thán thư xuất hiện. Ngoài ra cần bắt bỏ các cành bệnh, cành tăm tạo điều kiện cho tán cây thông thoáng. Cách làm này nhiều hộ thực hiện kết quả rất tốt.
+ Vụ thu: các tháng 9, 10, 11:
Là thời kỳ ra lộc thu, quả và chín. Các bệnh hại và loét vi khuẩn, bệnh sẹo, thán thư, đốm đầu, thối quả, vàng lá Greening, tiếp tục phun Boocdo 1% xen kẽ với Rionil hoặc Manczeb như ở vụ hè (Theo hướng dẫn). Phát hiện sớm và cắt bỏ cành bệnh Greening và các bệnh khác, loại bỏ quả bị bệnh (Đa số người dân chưa thực hiện được vì thiếu thuốc và thiếu sự chỉ đạo).
+ Vụ đông: các tháng 12, 1, 2:
Là thời kỳ cây ra lộc đông, các giống chín muộn vẫn còn nuôi quả hoặc quả đang vào chín. Các bệnh phát sinh là đốm đầu, thán thư, vàng lá Greening. Các phòng trừ là tỉa bỏ cành bệnh, cành chết và các cành không có khả năng cho quả năm tới. Người dân địa phương đã thực hiện và có khả năng thực hiện rộng rãi.
+ Cải tạo vườn cam hiện có:
- Khắc phục tình trạng cây xấu trong vườn cam bằng nhiều phương pháp cưa đốn, nuôi chồi, ghép chồi của các dòng ưu tú được chọn lọc. Những cây bị nhễm bệnh phải được loại bỏ từ thời kỳ chăm sóc và trồng thay thế (Trồng dặm).
Mục đích của việc tạo hình dạng cây cam là nhằm tăng diện tích lá hữu hiệu, xúc tiến tác dụng quang hợp, từ cây cho quả ở mặt phẳng hoặc ra quả ở tầng mỏng biến thành ra quả trên hình lập thể. Cải tạo và tỉa cành tăng lượng ánh sáng hấp thụ, mọc ra càng nhiều cành lá hữu hiệu, làm tăng sản lượng và phẩm chất quả, cải tạo hình dạng của cây là để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng dinh dưỡng và kết trái và cũng để thuận tiện cho việc quản lý vườn cây.
Cải tạo dạng hình cây không chỉ cải tạo phần mặt đất trên mặt cần xem và cần xem xét phối hợp việc cải thiện bộ rễ dưới mặt đất. Cải tạo bộ rễ tốt nhất là cải tạo môi trường thổ nhưỡng và quản lý tốt phân bón trồng trọt.
+ Bảo quản chế biến:
Sản phẩm cam Nambak chủ yếu tiêu thu quả tươi. Thời gian thu hoạch cam chỉ trong phạm vi 2 - 3 tháng.
Muốn kéo dài thời gian tiêu thụ cần phải bảo quản và chế biến, Công nghệ chế biến bảo quản của ta còn ở trình độ thấp, bảo quản chủ yếu bằng kinh nghiệm chọn và phân loại quả, loại bỏ những quả bị bệnh, bị xây xát, quả không đạt tiêu chuẩn tiêu thụ, đóng góp và cất giữ và nơi thoáng mát chờ bán.
Khi diện tích cam được mở rộng cũng cần được phổ biến công nghệ ép quả, công nghệ làm tinh dầu cam cũng vừa tận dụng được sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, sản phẩm bị ứ đọng, tạo thêm công ăn việc làm, vừa đa dạng hóa được mặt hàng tiêu thụ.
4.3.2.4. Giải pháp thị trường đầu vào cho sản xuất cam
Hiện nay thị trường đầu vào các hộ có nhiều biến động giá cả các đầu vào tăng và chất lượng đầu vào theo như đánh giá các hộ còn có nhiều vấn đề đáng báo động về hiện tượng chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy trong thời gian tới để ổn định thị trường đầu vào trong sản xuất cam cần tiến hành các giải pháp như:
Thứ nhất: Tạo điều kiện để xây dựng và hình thành các mối liên kết có ràng buộc bằng văn bản, trong đó quy định rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi các bên giữa các hộ và các doanh nghiệp, các nhà cung cấp. Có như vậy giá cả đầu vào mới ổn định đồng thời tính trách nhiệm các nhà cung cấp trong việc chất lượng các đầu vào.
Thứ hai: Có ưu đãi nhất định về thuế, giải toả mặt bằng và các thủ tục hành chính để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu, các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng để ổn định nguồn cung cấp đầu vào, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm các chủ hộ tại địa phương.
Thứ ba: Chất lượng phân bón, thuộc bảo vệ thực vật không đảm bảo là mối lo ngại của gần 90% các hộ. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng cam và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam nói riêng và các ngành sản xuất khác. Đồng thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững trong tương lai vì nó có thể ảnh hưởng làm ô nhiễm nguồn nước và đất. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các chủ hộ nói riêng người dân nói chung chính quyền địa phương nên có phương án nhằm kiểm soát, kiểm tra chất lượng các đầu vào, hạn chế tình trạng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả và nhái. Và đây là cũng là mong muốn của 90% hộ được điều tra.
“Cam Nanbak” đang là loại cam được thị trường ưu tiên và theo như đánh giá cả các hộ và các thương lái là loại cam có giá bán hơi cao trên thị trường. Song câu hỏi đặt ra là mức giá này sẽ được giữa ổn định trong bao nhiêu năm nữa? là một câu hỏi khó cho cả hộ dân và chính quyền khi mà chưa có một ràng buộc một mối liên kết hình thành. Vậy trong thời gian tới để có thể ổn định thị trường đầu ra cần có các giải pháp như sau:
Thứ nhất: Hình thành các mối liên kết bằng hợp đồng giữa các tư thương với các chủ hộ trên địa bàn, trong văn bản hợp đồng phải có đầy đủ các điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm mức xử phạt khi vi phạm hợp đồng và cần có sự tham gia của đại diện cơ quan chính quyền.
Thứ hai: Trong dài hạn huyện cần đẩy mạnh tiến hộ thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn cụm bản Thetsaban để thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ nông dân.
Thứ ba: Một điều chúng ta nhận thấy “Cam Nambak” đã được đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu từ năm 2010 nhưng cho đến nay cam Nambak đến tay người tiêu dùng không có tem nhãn? Cam trên địa bàn đến tay người tiêu dùng chỉ thông qua các tiểu thương nhỏ lẻ như bán sản phẩm khác. Vì vậy trong thời gian tới chính quyền huyện Nambak tạo điều kiện, đầu tư xây dựng và tổ chức gắn tem, nhãn hiệu được bảo quyền cho thương hiệu “Cam Nambak”. Việc làm này một mặt nâng cao giá trị của sản phẩm một mặt hạn chế mức có thể hiện tượng “Cam Nambak” giả, nhái trên thị trường.
4.3.2.5. Giải pháp về vốn cho sản xuất cam
Nambak là huyện miền núi, quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và cam nói riêng của các hộ gắp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề vốn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phát triển cam ở huyện Nambak là hướng đi đúng và có hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy trú trọng đến vấn đề giải quyết những khó khăn về vốn cho hộ dân trồng cam là điều cần thiết.
Cần chú ý đến việc cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trồng cam, bởi lẽ hiện tại mới chỉ có 33,67% tổng số hộ vay sử dụng đúng mục đích vay (Bảng 4.4). Thông qua các tổ chức như Hội làm vườn, hộ nông dân, hội phụ nữ để cho vay và thông qua các tổ chức đó để thu hồi vốn.
Các hộ trồng cam đến mùa thu hoạch thường có số tiền thu được về từ việc bán sản phẩm, nhưng do phải vay vốn để trồng cam và vay nợ ngoài nhiều nên