Cam được trồng trên địa bàn huyện Nambak hay còn được gọi là cam Nambak đã khẳng định được vị trí với người tiêu dùng cả nước. Với chất đất và khí hậu đặc trưng của vùng đất miền Bắc Luangphabang, gió biển Nam Trung Quốc và nắng cháy, cây cam là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngay từ những ngày đầu khai hoang của miền đất “rừng thiêng, nước độc” này. Ở vùng đất Luangphabang nói chung và Nambak nói riêng cây cam quýt đã được phát triển từ lâu, nhưng rầm rộ nhất và được đưa vào trồng thành vườn cam là vào những năm 1995. Từ đó đến nay, cam Nambak đã được trồng nhiều ở hầu hết các cụm bản trong huyện (7/10 cụm bản) với diện tích, sản lượng, chất lượng ngày càng tăng lên. Sau khi chính sách giao đất, giao rừng cho dân được áp dụng và có chủ trưởng, biến pháp tích cực nhằm thúc đẩy cây cam đặc sản truyền thống của huyện, và được người nông dân ở huyện Nambak lựa chọn là cây trọng điểm.
Cam Nambak là một loại quả đặc sản của Nambak, có vị ngọt thanh, dịu, hương thơm và mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường, những giá trị, chất lượng làm cho cam Nambak bị đánh đồng với các loại cam của địa phương khác, chất lượng sa sút khiến người tiêu dùng phân tâm.
Đến năm 2010 Đảng bộ huyện nhiệm kỷ 2010 - 2015 đã đề ra phương hướng của nhiệm kỷ 5 năm 2010 - 2015 là: “Phát huy mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, tạo bước đột phát mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế… đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện và bền vững…”. Với phương hướng trên trong 5 năm 2010 - 2015 Đảng bộ huyện Nambak đã đề ra mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất cây cam cho các cụm bản, làng có diện tích trồng cây cam là: Nâng cao hiệu quả sản xuất cây cam hàng hóa, hướng đến xây dựng thương hiệu “Cam Nambak” góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.
Để thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất cam hàng hóa huyện Nambak đã đồng thời tiến hành như:
Hỗ trợ về vốn: Thực hiện theo cơ chế chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung đến năm 2020. Huyện triển khai hỗ trợ đầu tư tín dụng (Từ nguồn quỹ hỗ trợ Nhà nước và các ngân hàng trong nước) hỗ trợ 4 cụm bản (Cụm bản Nakhone, Thetsaban, Namnga và Muangteng) với tổng mực vốn trên 550 triệu kip, tạo điều kiện giúp cho các hộ dân vay vốn đầu tư hệ thống máy bơm nước, mua sắm nông cụ phục vụ sản xuất, mua cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cho hàng lao động.
Truyền thông: Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; giới thiệu các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nhân rộng, cung cấp thông tin định hướng thị trường. Ngoài ra còn tổ chức gặp gỡ đối thoại giữa các doanh nghiệp với người dân.
Hỗ trợ kỹ thuật: i) Về giống: Thứ nhất là, sử dụng nguồn giống cam từ
vườn nhân giống cam của Trạm khuyến nông Đonkham chọn để sản xuất cây giống cam sạch bệnh. Thứ hai là, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển vùng cam. Trong đó, tập trung ưu tiên vào 2 lĩnh vực chính: du nhập khảo nghiệm, tạo các giống cam mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt để đưa vào sản xuất đại trà; áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh hợp lý nhằm bảo vệ đất, tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và
ngoài nước. ii) Về kỹ thuật trồng cam: Ấp dụng triệt để quy trình trồng và thâm
canh cam theo kỹ thuật mới; Những vườn cam có độ dốc cao phải trồng bằng cây phân xanh hoặc các cây che phủ đất để hạn chế xói mòn rửa trôi. Giảm lượng dùng thuộc sâu và khuyến khích các biện pháp IPM, nhằm hạn chế ảnh hưởng
đối với môi trường, sức khỏe và chất lượng cam. iii) Tăng cường công tác đào
tạo, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân thông qua các hoạt động như: Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn các chuyên đề (Phối hợp với Phòng khuyến nông của sở nông lâm nghiệp) như: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam, tập huấn kỹ thuật trồng cây bảo vệ và che phủ đất vườn đồi, tập huấn môn hình VAC, VACR, CVR,…
4.1.2. Đặc điểm chung của hộ nông dân sản xuất cam
hộ nông dân điển hình trồng cam trong 3 cụm bản: cụm bản Thetsaban, cụm bản Nakhone và cụm bản Namnga. Đây là 3 cụm bản điển hình về chất lượng cam, năng suất, diện tích đất trồng cam và hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình. Các cụm bản này có các thuận lợi chính đó là: đất đai thích hợp với trồng cam.
Qua điều tra 98 hộ gia đình, chúng ta thấy chủ hộ là người lao động chính trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cam. Là vùng đất thuận lợi cho việc phát triển cam vì vậy người dân ở đây đã có kinh nghiệm về trồng cam. Đây là điều kiện khá thuận lợi trong việc phát triển sản xuất cam tại địa phương. Qua bảng 4.1 chúng ta thấy rõ hơn đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra:
Thứ nhất, nhìn chung về độ tuổi trung bình của chủ hộ trong nhóm hộ khảo sát là 49,82 tuổi. Trong đó độ tuổi trung bình của chủ hộ ở nhóm hộ được khảo sát ở cụm bản Thetsaban là cao nhất với 52,46 tuổi và thấp nhất là cụm bản Nakhone với 46,72 tuổi.
Bảng 4.1. Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra năm 2016
TT Chỉ tiêu ĐVT Vùng điều tra Bình
quân
Thetsaban Nakhone Namnga
1. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 52,46 46,72 50,27 49,82
2. Trình độ VH của chủ hộ
Tốt nghiệp cấp I % 41,11 40,56 50,56 44,07
Tốt nghiệp cấp II % 50,00 56,11 43,33 49,81
Tốt nghiệp cấp III % 8,89 3,33 6,11 6,11
3. Số nhân khẩu BQ/hộ Người 5,08 5,33 5,47 5,29
4. Lao động BQ/hộ LĐ 2,24 2,41 2,53 2,39
Lao động nông nghiệp LĐ 2,24 2,41 2,53 2,39
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)
Thứ hai, về trình độ văn hóa của chủ hộ, qua bảng 4.1 ta có thể thấy trình độ văn hóa của chủ hộ rất thấp, chỉ có 6,11% tổng số hộ khảo sát có trình độ văn hóa là tốt nghiệp cấp III, và tỷ lệ này nhóm hộ ở cụm bản Thetsaban là cao nhất với 8,89% và thấp nhất là nhóm ở cụm bản Nakhone với 3,33%. Trong khi tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp I tương đối lớn, bình quân tới 44,07%. Trong đó nhóm hộ ở cụm bản Namnga là cao nhất với 50,56% và thấp nhất là nhóm ở cụm bản Nakhone với 40,56%. Điều này cho thấy vấn đề phát triển sản xuất và tiêu thụ Cam ở huyện Nambak hiện nay gặp khó khăn lớn do trình độ văn hóa của người trồng Cam rất hạn chế.
Thứ ba, về số nhân khẩu bình quân trong các nhóm hộ. Bảng 4.1 cho ta thấy bình quân 1 hộ có khoảng 5,29 nhân khẩu cho cả 3 cụm bản. Trong đó tỷ lệ này ở cụm bản Namnga là cao nhất với 5,47 nhân khẩu, thấp nhất là cụm bản Thetsaban 5,08 nhân khẩu.
Thứ tư, về lao động trong hộ. Kết quả khảo sát cho thấy 100% số lao động trong tổng số hộ được khảo sát là lao động nông nghiệp. Số lao động bình quân của cả 3 nhóm hộ là 2,39 lao động/hộ. Trong đó, ở cụm bản Nakhone là lớn nhất, với 2,33 lao động/hộ và thấp nhất là Thetsaban với 2,24 lao động/hộ.
4.1.3. Phát triển diện tích, năng suất, sản lượng cam ở huyện Nambak
4.1.3.1. Diện tích trồng cam ở huyện Nambak
Theo số liệu thống kê của phòng nông lâm nghiệp huyện Nambak, ta cũng thấy diện tích cam qua các năm có xu hướng tăng là do: từ năm 2005, chính quyền huyện Nambak cho phép chuyển đổi, cải tạo vườn tạp và phát triển mới trên các vùng đất đồi, đã tạo đà cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện. Hiện nay, diện tích cam của Nambak tiếp tục được chính quyền và nhân dân quan tâm, mở rộng, đến năm 2008 có sụt giảm nhẹ so với năm 2006, tuy nhiên vẫn ở mức cao hơn năm 2005 với 320,80 ha và đến năm 2016 là 730,08 ha, tăng gần 1 lần so với năm 2005.
Bảng 4.2. Diện tích cam của huyện Nambak từ năm 2012 - 2016
ĐVT: ha Đơn vị Các năm 2012 2013 2014 2015 2016 Cụm bản Thetsaban 226,55 239,30 246,45 254,60 263,20 Cụm bản Nakhone 179,50 183,70 188,60 196,90 209,73 Cụm bản Namnga 110,60 117,25 125,85 134,40 140,60 Cụm bản Muangteng 37,35 45,65 49,30 53,83 60,35 Cụm bản Pakmong 8,40 10,50 13,80 17,50 18,00 Cụm bản Namthouam 13,90 14,60 18,10 19,60 20,50 Cụm bản Nangang 10,20 11,90 13,30 15,47 17,70 Tổng cộng 586,50 622,90 655,40 692,30 730,08
Nguồn: Phòng Nông lâm nghiệp huyện Nambak (2012 - 2017)
Qua tìm hiểu cho thấy, một đặc điểm trong sản xuất cây ăn quả của Nambak nói chung, cây cam nói riêng đó là phương thức trồng cả tập trung lẫn
phân tán. Thậm chí, ngay cả vùng trồng tập trung cũng có thể trồng xen các cây khác (Chanh, quýt, bưởi), do đó quy mô về diện tích khó thông kế được một cách đầy đủ. Theo quy hoạch, đến năm 2018, diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 1.000 ha, trong đó diện tích cam 800 ha, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 1.5000 ha, trông đó diện tích cam khoảng 1.000 - 1.200 ha.
4.1.3.2. Quy mô diện tích sản xuất cam của hộ nông dân
Huyện Nambak có diện tích trồng cam lớn nhưng không phải tất cả các cụm bản, các làng đều như vậy. Như đã nói ở phần trên, cây cam tập trung nhiều ở các cụm bản Thetsaban, cụm bản Nakhone và cụm bản Namnga. Đây là những vùng không những có diện tích cam lớn mà còn có chất lượng ngon. Tại đây, cam là cây trồng chính trong cơ cấu cây ăn quả của hộ nông dân.
Bảng 4.3. Quy mô diện tích sản xuất cam của hộ nông dân
Diễn giải
Thetsaban Nakhone Namnga Tính chung
SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số (hộ) 34 100,00 32 100,00 32 100,00 98 100,00 Đưới 1 ha 15 44,12 17 53,13 16 50,00 48 48,98 Từ 1 đến 2 ha 13 38,24 11 34,38 13 40,63 37 37,76 Trên 2 ha 6 17,65 4 12,50 3 9,38 13 13,27 Bình quân hộ/ha 1,44 1,32 1,35 1,36 Dưới 1 ha 0,54 0,41 0,52 0,49 Từ 1 đến 2 ha 1,35 1,35 1,32 1,34 Lớn trên 2 ha 2,38 2,20 2,23 2,27
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Kết quả khảo sát cho thấy quy mô diện tích của tổng số 98 hộ khảo sát rất khác nhau. Số hộ có diện tích dưới 1 ha chiếm đa số, với 48,98%, trong đó lớn nhất là cụm bản Nakhone với 53,13% và thấp nhất là cụm bản Thetsaban với 44,12%. Tỷ lệ hộ có diện tích trên 2 ha chiếm một phần khá khiêm tốn và ít nhất với 13,27% số hộ khảo sát (Bảng 4.3). Điều đó cho thấy với điều kiện đất tự nhiên khá dồi dào như vậy thì việc phát huy tiềm năng của nguyên đất ở đây vẫn
Qua bảng số liệu trên ta cũng nhận thấy rằng diện tích bình quân của các hộ điều tra là 1,36 ha/hộ, đây là diện tích khá lớn so với các vùng khác, cam được các hộ trồng theo quy mô lớn trên những diện tích triền đồi. Trong đó, diện tích bình quân/hộ cũng như sản lượng tiêu thụ của các hộ trồng cam ở cụm bản Nakhone lớn nhất trong 3 cụm bản.
4.1.3.3. Năng suất cam ở huyện Nambak
Cây cam có chu kỳ khai thác từ 10 đến 15 năm, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật thì năng suất và sản lượng sẽ không cao, cây nhanh bị già cỗi. Trong những năm qua, năng suất cam tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, năm 2008 năng suất cam có sụt giảm, nguyên nhân chủ yếu là do nhiều vườn cam bị già cỗi, giá cam sút, người dân không đầu tư chăm sóc. Kết hợp với đó là tình hình dịch bệnh trong năm diễn ra liên tục khiến năng suất giảm từ 12,50 tấn/ha năm 2006 xuống còn 12,30 tấn/ha năm 2008. Sau giai đoạn này năng suất cam của huyện lại có biến động tăng trở lại và đến năm 2016 đã đạt tới 13,40 tấn/ha. Đó là quá trình tăng lên nhanh chóng (Biểu đồ 4.1).
Từ khi được công nhận có thương hiệu, người dân trồng cam trong huyện được tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, tập huấn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất đã được cải thiện đáng kể. Năng suất cam đã tăng trên 0,4 tấn/ha từ năm 2014 đến năm 2016.
Biểu đồ 4.1. Năng suất cam của huyện qua các năm
4.1.3.4. Sản lượng cam ở huyện Nambak
Cùng với sự gia tăng nhanh về diện tích trồng cam của Nambak trong những năm vừa qua, sản lượng cam của huyện cũng không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. Theo kết quả thống kê ta có thể thấy, trong suất quãng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 sản lượng nhìn chung có tăng lên. Nếu như năm 2006 sản lượng cam của toàn huyện là 3.785 tấn thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên hơn gấp 1 lần với 7.818,63 tấn. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ 4.2 ta có thấy có sự sụt giảm lớn vào năm 2008, năm 2008 có sản lượng thấp nhất trong cả giai đoạn, chỉ với 3.602 tấn. Nguyên nhân chủ yếu của huyện hình trên là do sự sụt giảm về diện tích trồng cam kết hợp với sự sụt giảm nhanh chóng năng suất trồng cam trên địa bàn huyện. Cụ thể ta có thể xem xét ở biểu đồ 4.2 dưới đây.
Biều đồ 4.2. Biến động về sản lượng cam qua các năm
Nguồn: Phòng Nông lâm nghiệp huyện Nambak (2006 - 2016)
4.1.3.5.Năng suất cam của hộ nông dân phân theo vùng sản xuất
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh cam ở Nambak cho thấy, các địa phương khác hiệu quả sản xuất khác nhau, cụ thể cụm bản Thetsaban có kinh nghiệm trồng cam lâu đời (Thetsaban là vùng trồng cam sớm nhất ở Nambak, trước năm 1995), cùng với việc đầu tư thâm canh cao lớn so với các cụm bản còn lại nên năng suất sản xuất đạt cao nhất với 13,41 tấn/1ha cam.
Ngược lại, ở cụm bản Namnga năng suất cam đạt 13,09 tấn/ha, thấp hơn 0,32 tấn so với cụm bản Thetsaban. Tuy số lượng thấp hơn không quá lớn nhưng điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của thâm canh sản xuất mang lại.
Biểu đồ 4.3. Năng suất cam bình quân 1 ha phân theo vùng sản xuất
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)
4.1.3.6. Năng suất cam của hộ nông dân phân theo quy mô diện tích
Từ kết quả phân tích về chi phí cho thấy, diện tích lớn sẽ nhận được sự đầu tư thâm canh cao hơn so với diện tích nhỏ (Dưới 1 ha) điều này đã ảnh hưởng đến năng suất bình quân/ha diện tích canh tác cam. Ảnh hưởng này thể hiện ở việc các hộ trồng cam với diện tích trên 2 ha có năng suất sản xuất cao hơn với bình quân đạt 13,68 tấn/ha, trong khi đối với những diện tích nhỏ dưới 1 ha, năng suất sản xuất chỉ đạt 13,01 tấn/ha (Cụ thể trong biểu đồ 4.4 đưới đây).
Biểu đồ 4.4. Năng suất cam bình quân 1 ha phân theo quy mô diện tích
4.1.4. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất cam
4.1.4.1. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất cam ở huyện Nambak