Kênh tiêu thụ cam Nambak

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 79)

Nguồn: Phòng Thương mại huyện Nambak (2017)

ii) Kênh tiêu thụ gián tiếp: Thông qua người thương lái chiếm khoảng 80%

tổng sản lượng cam hàng năm. Sản phẩm tại kênh này hầu hết là cam loại II, có chất lượng khá, đối tượng tiêu thụ là khách qua đường, người dân trong tỉnh và

20% 60% 20% Ngư ời s ản x u ất Ngư ời ti êu d ù n g

Người bán buôn Người bán lẻ

các tỉnh lân cận. Giá tiêu thụ bình quân vào khoảng 1.500 - 2.500 kip/kg. Tùy vào thời gian là đầu vụ hay cuối vụ.

Quá trình hội nhập kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi điều kiện sống của đa số người dân được cải thiện, ở một khía cạnh nào đó người sản xuất chưa rõ liệu hội nhập thị trường có đem lại lợi ích cho mình hay không. Một điều chắc chắn là hội nhập thị trường sẽ tác động đến điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế thị trường.

Qua sơ đồ chung ta có thể thấy người sản xuất sử dụng nhiều kênh thị trường để bán sản phẩm của mình, trên mỗi kênh có các tác nhân khác nhau và hoạt động thống nhất, chặt chẽ với nhau cùng nhằm mục đích đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ trong từ kênh tiêu thụ sản phẩm.

4.1.8.3. Sản lượng tiêu thụ cam ở huyện Nambak

Đánh giá chung về kết quả đạt được các mục tiêu đã để ra khi thực hiện hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho thấy, với việc quảng bá thương hiệu rộng rãi, sản phẩm cam Nambak ngày càng được người tiêu dùng biết đến, không chỉ thị trường nội tỉnh mà còn cả thị trường cả nước.

Qua bảng 4.12 có thể thấy, cùng với sự tăng lên của sản lượng cam thì thị phần ngoài tỉnh cũng tăng lên đáng kể, từ 21,5% năm 2006 đến năm 2016 tỷ lệ này tăng lên 47,9%. Có được con số này là nhờ có sự hỗ trợ quảng bá sản phẩm cam Nambak qua các chương trình hội thảo, qua khẩu hiệu của huyện, cũng như các hình thức quảng bá sản phẩm khác.

Bảng 4.12 Cơ cấu tỷ lệ và sản lượng tiêu thụ cam qua các năm Thị Thị trường 2006 2007 2008 2014 2015 2016 SL (tấn) TL (%) SL (tấn) TL (%) SL (tấn) TL (%) SL (tấn) TL (%) SL (tấn) TL (%) SL (tấn) TL (%) Trong tỉnh 2,97 78,4 3,07 75,9 2,6 72,4 3,95 57,8 4,12 55,6 4,07 52,0 Tỉnh ngoài 0,82 21,5 0,97 24,0 0,99 27,5 2,88 42,1 3,28 44,3 3,75 47,9 Nguồn: Phòng Thương mại huyện Nambak (2006 - 2016)

4.1.8.4. Giá cả tiêu thụ cam trên thị trường ở huyện Nambak

Với sản lượng cam sản xuất ra hàng năm (Giai đoạn từ 2014 - 2016) của huyện Nambak, theo tính toán, bình quân mỗi năm tiêu thụ được từ 7.000 - 7.500 tấn/năm, trong khoảng thời gian từ 45 - 60 ngày của một vụ thu hoạch. Doanh thu trung bình lao động từ 10 - 15 tỷ kip. Thị trường tiêu thụ chính là ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Luangphabang, Viengchan, Uodomxai và Samnea,..., lượng cam tiêu dùng tại địa phương chiếm một phần nhỏ. Giá cam bị ảnh hưởng nhiều vì thị trường tiêu thụ, ngoài các nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh của các loại quả khác, đặc biệt là quả nhập từ Thái lan và Trung Quốc cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao.

Các nguyên nhân chủ quan cần kể đến là do không có sự quản lý thống nhất nên nhiều người đã đầu cơ mua tích trữ từ khi quả chưa đạt độ chín thu hoạch cần thiết với giá thấp (Khoảng 1.800 - 3.000 kip/kg) và mức giá này đã định ra mặt bằng giá thấp khi chính vụ. Ngoài ra, do cam thu hoạch “non” và lại bị “ủ” nên chất lượng thấp và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên không những không thu thút thêm mà còn mất dần khách hàng dẫn đến mất giá trị trên thị trường, ý thức được vấn đề này, từ năm 2010 được sự quan tâm của huyện Nambak, cam đã được mang nhãn hiệu, giá bán đã dần được cải thiện nhưng vấn chưa hạn chế được tình trạng bán cam non và cam nên giá trị cho nhãn hiệu mang lại chưa được mong muốn.

Biểu đồ 4.6. Diễn biến giá cam Nambak qua một số năm

4.1.8.5. Giá bán, sản lượng và doanh thu của hộ nông dân

Thực tế việc tiêu thụ cam ở các thời điểm khác nhau thì giá bán khác nhau, thông thường ở đầu vụ và cuối vụ do số lượng bán ra nhiều, bên cạnh tranh thị trường của các loại quả khác như bưởi, quýt... thì giá bán cam giảm đi rõ rệt. Thực tế này thấy rõ ở giá bán cam Nambak. Kết quả khảo sát vụ cam năm 2016 cho thấy, giá bán đầu vụ bình quân gần 2.400 kip/kg, cuối vụ giá cũng cao đạt 2.000 kip/kg thì giữa vụ giá bán chỉ đạt trên 1.700 kip/kg. Sản lượng tiêu thụ trong thời điểm khác nhau cũng có sự biến đổi rất lớn. Ở đầu vụ sản lượng tiêu thụ bình quân đạt khoảng 13,90% tổng sản lượng cam tiêu thụ của cả vụ với khoảng 1.226 kg bình quân/hộ cao nhất là cụm bản Thetsaban với 1.369 kg và thấp nhất là cụm bản Namnga với trên 1.065 kg cam bán ra ở đầu vụ.

Vào chính vụ, sản lượng cam tiêu thụ trên thị trường đạt trên 65,30% tổng sản lượng cam của cả vụ. Bình quân mỗi năm 1 hộ ở huyện Nambak vào chính vụ cung ứng trên thị trường khoảng trên 5.759 kg cam/hộ. Trong đó, cao nhất là cụm bản Nakhone với gần 6.134 kg/hộ, cụm bản Thetsaban 6.100 kg cam/hộ và cụm bản Namnga là 5.042 kg cam/hộ (Bảng 4.13).

Vào cuối vụ sản lượng cam giảm đáng kể, bình quân chỉ còn khoảng 1.821 kg/cụm bản với tỷ lệ chiếm 20,80% sản lượng bán ra trong toàn vụ cam. Tổng doanh thu từ bán cam ở ba cụm bản khảo sát đạt 85,27 triệu kip, bình quân mỗi cụm bản đạt 28,42 triệu kip, trong đó cao nhất là cụm bản Thetsaban với 32,78 triệu kip và thấp là cụm bản Namnga với 24,08 triệu kip.

Kết quả khảo sát cho thấy, doanh thu vào chính vụ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu từ bán cam của các cụm bản ở huyện Nambak với gần 59,01%, vào cuối vụ là 22,99% và đầu vụ khoảng 18,00% tổng doanh thu của vụ cam.

69

Bảng 4.13. Giá bán và sản lượng tiêu thụ qua các giai đoạn trong năm

Tính bình quân/hộ

Diễn giải ĐVT Thetsaban Nakhone Namnga

Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

Mức giá Kip 2.500 1.800 2.200 2.500 1.800 2.000 2.300 1.500 2.000

Tổng sản lượng

tiêu thụ Kg 1.369 6.100 1.782 1.244 6.134 1.809 1.065 5.042 1.872

Tỷ lệ % 14,80 65,94 19,26 13,54 66,77 19,69 13,35 63,19 23,46

Tổng doanh thu 1.000 kip 6.087,83 18.640,60 8.057,65 4.970,24 17.647,09 5.782,22 5.531,38 12.125,45 6.429,63

Tỷ lệ % 18,68 59,93 21,39 17,50 62,14 20,36 17,81 54,98 27,21

Ghi chú: Tỷ giá 1 K = 2,7 VNĐ

4.1.8.6. Hình thức tiêu thụ cam của hộ nông dân

Việc tiêu thụ cam ở Nambak trong những năm gặp không ít khó khăn do vị trí địa lý (Xa các thị trường tiêu thụ lớn như Thành phố Luangphabang và thủ đô Viengchan,…) và hệ thống giao thông còn khó khăn, đặc biệt là đường đến các cụm bản, thôn bản,…

Nhìn chung, ở Nambak tỷ lệ tiêu thụ thông qua hình thức bán buôn và phụ thuốc rất lớn vào các lãi buôn. Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 79,69% hộ khảo sát bán trực tiếp sản phẩm cho các thương lái mua bán. Trong khi chỉ 20,31% số hộ khảo sát bán lẻ sản phẩm tại thị trường địa phương. Do sự phụ thuộc quá lớn vào thời điểm chính vụ khi trên thị trường giá cam giao động trong khoảng từ 2.500 - 3.000 kip/kg thì giá thu mua ở địa phương chỉ từ 1.800 - 2.500 kip/kg, điều này đang gây thiệt thòi rất lớn cho các hộ sản xuất.

Bảng 4.14. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các hộ trồng cam

Diễn giải Bán buôn Bán lẻ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Thetsaban 24 75,74 10 24,26 Dưới 1 ha 8 52,22 7 47,78 Từ 1 đến 2 ha 10 75,00 3 25,00 Trên 2 ha 6 100,00 0 - Nakhone 24 82,59 8 17,41 Dưới 1 ha 11 64,44 6 35,56 Từ 1 đến 2 ha 9 83,33 2 16,67 Trên 2 ha 4 100,00 0 - Namnga 23 80,74 9 19,26 Dưới 1 ha 9 55,56 7 44,44 Từ 1 đến 2 ha 11 86,67 2 13,33 Trên 2 ha 3 100,00 0 - Tính chung 71 79,69 27 20,31

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)

4.1.9. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn phát triển sản xuất cam ở huyện Nambak huyện Nambak

4.1.9.1. Những thuận lợi về phát triển sản xuất cam

Từ lâu, cam đã là thứ quả nổi tiếng của tỉnh Luangphabang nói chung và huyện Nambak nói riêng. Giống, chất đất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,… và

những kinh nghiệm chăm sóc của các nông hộ huyện Nambak đã tạo cho cam huyện Nambak có hương vị thơm ngon đặc trưng mà không ở đâu có được. Chính vì vậy, sản phẩm cam đã có vị trí nhất định trong thói quen mua bán của

người tiêu dùng sản phẩm cam.

Cây cam là cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả so với một số cây trồng trên địa bàn huyện Nambak (Cây cam thu nhập 26.463.000 triệu kip/ha, cây cao su 24.000.000 triệu kip/ha, cánh kiến trắng 14.400.000 triệu kip/ha).

Giá cả ở mức trung bình phù hợp với mọi mức thu nhập của người dân Lào, đặc biệt là cả ở các vùng thôn quê, giá bán sản phẩm rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm cam nhập khẩu từ nước ngoài, sản phẩm cam Nambak đã đã đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dung đần chinh phục được nhiều khách hàng, và chính những ưu điểm này cũng đã mở ra cho cam Nambak có khả năng mở rộng mạng lưới phân phối sản phân này ra thị trường.

Là sản phẩm mang tính chất truyền thống nhưng sản phẩm cam Nambak cũng rất dễ bị suy thoái giống, chất lượng quả không đạt được mong đợi của người tiêu dung. Do đó, chỉ đạo được sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của tỉnh ủy, UBND huyện Nambak cùng với chỉ đạo trực tiếp của sở nông lâm nghiệp tỉnh Luangphabang, chỉ đạo phòng nông lâm nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân huyện Nambak đã tổ chức tập hợp nhân dân trồng cam trong huyện để hướng dẫn, phổ biến áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt. Song song với đó Hội khuyến nông, trung tâm khuyến nông, phòng nông lâm nghiệp huyện cũng đã cử nhiều người dân, cán bộ, nhân viên đi đào tạo dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động truyền bá, phổ biến kỹ thuật kinh nghiệm đạt hiệu quả hơn.

4.1.9.2. Những khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất cam

Như những ngành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác, phát triển sản xuất và tiêu thụ cam cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất định. nghiên cứu những khó khăn để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và hạn chế những khó khăn đó là điều hết sức cần thiết. Qua quá trình khảo sát ý kiến của các hộ trồng cam chúng tôi nhận thấy rằng những giải pháp khắc phục và hạn chế những khó khăn đó là điều hết sức cần thiết. Qua quá trình khảo sát ý kiến của các hộ trồng cam chúng tôi nhận thấy rằng những khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ cam như: giá cả đầu vào, đầu ra, điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình, khó khăn về thị trường và quảng bá thương hiệu hay những khó khăn do cơ sở hạ tầng thấp kém..

Qua đây ta có thể thấy, vấn đề khó khăn nhất trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ cam của các hộ nông dân chủ yếu là do giá cả thị trường. trong đó có 74,49% ý kiến cho rằng giá cả đầu ra (Giá cam) không ổn định là khó khăn, và 25,51% trong tổng số 98 ý kiến cho rằng đây là khó khăn lớn nhất.

Kết quả nghiên cứu trên cũng cho ta thấy, khó khăn về giá cả vật tư biến động lớn cũng là một trong những khó khăn được đánh giá cao nhất với 76,53% đây là khó khăn trong đó 23,47% cho rằng đây là khó khăn chính họ gặp phải. Đáng chú ý là chỉ có khó khăn do điều kiện đất dốc, đất bạc màu là 43,88% ý kiến đánh giá trong đó chỉ có 6,12% (Tương đương với 6 ý kiến trong tổng 98). Cụ thể những khó khăn đó được tổng hợp ở bảng 4.15 như dưới đây.

Bảng 4.15. Những khó khăn trong phát triển sản xuất cam của hộ nông dân Diễn giải Diễn giải

Đánh giá khó khăn Khó khăn nhất Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Khó khăn trong sản xuất

- Giá cả vật tư biến động lớn 75 76,53 23 23,47

- Điều kiện khí hậu không thuật lợi 54 55,10 8 8,16

- Tình hình dịch bệnh nhiều 62 63,27 12 12,24

- Mức vay lãi ngân hàng cao và lượng vay ít 55 56,12 21 21,43

- Giao thông không thuật lợi 47 47,96 7 7,14

- Nguồn nước tưới 51 52,04 12 12,24

- Đất dốc, bạc màu 43 43,88 6 6,12

- Trình độ kỹ thuật còn thấp 58 59,18 18 18,37

2. Khó khăn trong tiêu thụ

- Giá cả cam không ổn định 73 74,49 25 25,51

- Thường bị ép giá khi chính vụ 77 78,57 14 14,29

- Chưa có cơ hội quảng bá sản phẩm 87 88,78 8 8,16

- Tỷ lệ hao hụt lớn 65 66,33 6 6,12

- Khác 12 12,24 0 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM4.2.1. Chính sách của Nhà nước Lào 4.2.1. Chính sách của Nhà nước Lào

- Chủ trương, chính sách phát triển: Phát triển cây cam là một trong các

năng, thế mạnh của huyện Nambak, để thực hiện mục tiêu đó BCH huyện Nambak đã ra nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 5/11/2010 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập từ phát triển kinh tế hộ.

Với mục tiêu phát triển kinh tế như trên trong những năm qua Nambak đã có những biện pháp hỗ trợ cần thiết đến người sản xuất cam như hỗ trợ về vốn sản xuất, hỗ trợ trong công tác khuyến nông, hỗ trợ về đất đai và các hỗ trợ về phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng.

Các chủ trương chính sách này đang ngày càng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân mang lại những thay đổi về cơ cấu diện tích trồng cam tăng lên, năng suất, sản lượng ngày càng tăng. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người dân nhận được chính sách hỗ trợ đạt khá cao đặc biệt là các chính sách hỗ trợ về vốn với 25,51% và chính sách hỗ trợ về khuyến nông đạt 32,65%. Các hỗ trợ này đã giúp lợi nhuận cho hộ đạt gần 14 triệu kip/năm.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của một số chính sách hỗ trợ đến kết quả sản xuất cam của hộ nông dân

ĐVT: 1.000 kip

Chính sách

Được hưởng Không được hưởng

SL TL % LN/hộ SL TL % LN/hộ (kip) Hỗ trợ vốn 25 25,51 11.482,43 73 74,49 11.127,33 Khuyến nông 32 32,65 16.711,29 66 67,35 9.379,71 Hỗ trợ về đất đại 12 12,24 10.388,26 86 87,76 10.744,28 Hỗ trợ phòng dịch bệnh 8 8,16 6.718,13 90 91,84 11.436,40 Ghi chú: Tỷ giá 1 K = 2,7 VNĐ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2017)

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách đang được triển khai tích cực và sâu rộng trong quần chúng nhân dân thì một số chính sách tuy đã được đưa ra nhưng lại chưa thức sự được triển khai đến người dân như chính sách hỗ trợ về đất sản xuất mới chỉ 12,24% hộ hưởng lợi còn lại khoảng 87,76% hộ chưa nhận được sự hỗ trợ này, hay chính sách hỗ trợ phòng dịch bệnh trên cây trồng mới chỉ 8,16%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam ở huyện nambak, tỉnh luongphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)