Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýnhà nước về nước sạch nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

2.1.5.1. Cơ chế, chính sách

Các cơ chế, chính sách về quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn, hỗ trợ đầu tư, quản lý vận hành các công trình cấp nước, giá nước sạch… của các ban ngành, các cấp từ TW đến địa phương có tác động trực tiếp tới chương trình nước sạch cho người dân nông thôn. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các đơn vị cung ứng nước sạch tập trung đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch cho người dân. Chủ trương, chính sách đúng đắn sẽ tạo sự tin tưởng cho các đơn vị cung

ứng dịch vụ nước sạch yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả ngày càng cao và ổn định. Khi các đơn vị cung ứng nước sạch gặp khó khăn, trong việc tiếp cận về công nghệ, nguồn lực về vốn để đầu tư thì việc đưa ra và thực hiện các chính sách như hỗ trợ đầu tư, tín dụng ưu đãi là hết sức cần thiết… Do đó, việc ban hành cũng như thực hiện tốt các chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực cho các đơn vị cung ứng nước sạch. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy mở rộng cung cấp nước sạch cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dân được tiếp cận với việc sử dụng nước sạch (Thanh Quy, 2003).

2.1.5.2. Nguồn lực của cơ quan quản lý, khai tác và sử dụng NSNT

Để thực hiện tốt công quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn thì đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực. Bao gồm các điều kiện cần thiết để tổ chức, thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn như điều kiện về nhân lực, tài chính. Công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn diễn ra trên phạm vi rộng nên để quản lý tốt cần phải có đủ nhân lực có trình độc huyện mông, năng lực quản lý tốt đông thời phải có kinh phí để tổ chức các hoạt động quản lý thường xuyên và hiệu quả.

2.1.5.3. Nhận thức của người dân

Đa phần dân cư ở khu vực nông thôn còn thiếu hiểu hiểu biết về vệ sinh, nước sạch. Do ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin để mở mang sự hiểu biết, thay đổi nhận thức.

Ngoài ra người dân ở khu vực nông thôn vẫn còn giữ thói quen sinh hoạt cũ (vẫn dùng nước giếng, nước mưa và ở các khu vực ao hồ). Chính những thói quen này đã khiến tỷ lệ mắc bệnh qua đường ăn uống của người dân ở khu vưc nông thôn rất cao. Vì vậy, các hoạt động vận động, tuyên truyền cộng đồng dân cư sẽ góp phần thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc thay đổi nếp sống. Giúp người dân hiểu hơn vai trò của nước sạch trong cuộc sống hàng ngày.

2.1.5.4. Giá nước

Ngoài mục tiêu đảm bảo chính sách an sinh xã hội và đáp ứng được nhu cầu chi phí hoạt động của công trình thì giá nước sạch nông thôn phải đảm bảo đạt được 5 mục tiêu chủ yếu sau:

Kinh tế - đảm bảo tiền nước gắn liền với các chi phí kinh tế, do đó đạt được hiệu quả phân bổ nguồn vốn trong lĩnh vực cấp nước.

Tài chính - đảm bảo mỗi công ty cấp nước có đủ doanh thu trang trải tất cả các chi phí hoạt động của mình, các khoản nợ, thuế và một phần chi phí xây dựng cơ bản.

Xã hội - đảm bảo các thành viên nghèo trong cộng đồng có thểđược cấp nước an toàn với giá mà họ có thể trảđược.

Bảo toàn - giá nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nhu cầu về nước và bảo toàn các nguồn lực.

Hành chính - đảm bảo mọi yêu cầu đều có thểđược các công ty cấp nước thực hiện (đo lượng nước tiêu thụ, lập hóa đơn và thu tiền nước) và các mức giá nước linh hoạt đối với người tiêu dùng.

2.1.5.5. Tuyên truyền về nước sạch nông thôn

Để nước sạch đến gần hơn với người dân nông thôn thì việc tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của nước sạch phải được quan tâm thực hiện. Trình độ dân trí thấp, dẫn đến nhận thức của người dân còn hạn chế điều này sẽ tác động rất lớn đến hành vi và lối sống trong việc sử dụng nước sạch, các hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tình trạng này dẫn đến tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh theo đường ăn uống rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ sức khoẻ của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự phát triển chung của toàn xã hội. Để góp phần thay đổi nhận thức của người dân thì công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi nối sống, tập quán của người dân nông thôn, giúp người dân tiếp cận hơn đến nối sống văn minh. Chính vì thế, nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền vận động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chương trình nước sạch cho người dân nông thôn (Lê Tuấn Anh, 2002).

Ở nông thôn, trình độ dân trí thấp dẫn đến nhận thức của người dân còn hạn chế, điều này sẽ tác động rất lớn đến hành vi và lối sống trong việc sử dụng nước sạch. Việc nhận thức đúng, tích cực tham gia sử dụng nước sạch của người dân sẽ giúp đạt được mục tiêu cấp nước hiệu quả, bền vững. Nếu công tác tuyên truyền về nước sạch bị hạn chế sẽ dẫn đến việc đầu tư, xây dựng công trình cấp nước không hiệu quả, lãng phí, tỷ lệ người dân không có nhận thức về tác dụng của việc sử dụng nước sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)