Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 60 - 64)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

* Phương pháp đọc và ghi chép thông tin: đọc là để thu nhận thông tin, còn ghi chép là hình thức lưu lại những thông tin đã đọc để phục vụ cho quá trình sử dụng thông tin. Phương pháp này có thể thực hiện trên các văn bản quản lý nhà nước, các tài liệu điện tử, sách báo, tạp chí...

- Ưu điểm là giúp ta tránh ghi nhớ thông tin tạm thời, khi đọc lại bài ghi chép sẽ giúp cho việc sử dụng thông tin chính xác và đầy đủ, có hệ thống và theo trình tự...

- Nhược điểm của nó là tốn nhiều thời gian để đọc và ghi chép, ghi chép lại không đầy đủ (do phải ghi chép tóm tắt), mang tính tạm thời, khó khăn trong

việc trích dẫn hoặc đọc lại nguyên văn của thông tin.

* Phương pháp sao chụp tài liệu: Phương pháp này gồm các cách như photocopy, scan, chụp... tài liệu nhằm lưu trữ thông tin.

Phương pháp này bao gồm: Các văn bản được dùng làm căn cứ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức như: luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, quy định, chỉ thị... của các cơ quan Đảng và Nhà nước; Các văn bản là căn cứ trực tiếp giải quyết công việc; Các báo cáo thống kê tổng hợp của các cơ quan, đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ; Các sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến vấn đề giải quyết công việc.

- Ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, chính xác, có thể lưu giữ thông tin lâu dài, đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chi phí cao, tốn thời gian.

- Nhược điểm là khi tiến hành phương pháp này sẽ gây tốn kém nhiều khi thu thập thông tin bởi những khoản chi phí cho photo, scan, chụp tài liệu.

* Phương pháp nghe báo cáo: Có hai cách nghe báo cáo là:Nghe báo cáo kèm theo đọc văn bản; Nghe báo cáo trực tiếp bằng lời báo cáo qua các phương tiện thông tin.

- Ưu điểm của phương pháp này là tốn ít chi phí hơn, có thể kết hợp giữa việc đọc và nghe, nắm bắt được các dữ liệu thông tin trực tiếp, thông tin được xử lý, tổng hợp sẵn, dễ tiếp thu, qua nghe đọc kết hợp với đọc văn bản kèm theo thì thông tin sẽ được lưu giữ lâu hơn điều đó tạo điều kiện cho các ý tưởng nảy sinh mạnh mẽ.

- Nhược điểm là khi nghe thì khó tập trung lưu giữ thông tin, mất nhiều thời gian cho việc nghe báo cáo. Nhất là việc tham dự vào buổi nghe báo cáo

* Phương pháp tra cứu qua mạng Internet:

Phương pháp này gồm các cách sau: Tìm theo các địa chỉ trang web; tìm trong máy, tìm tin: Google, …

- Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, tiện lợi.

- Nhược điểm của phương pháp này là hay gây nhiễu thông tin, tức là thường cho kết quả thông tin nhiều và độ chính xác không cao.

STT Thông tin thứ cấp Nguồn thu tập Phương pháp thu thập

1

- Các văn bản, chính sách, báo cáo thống kê của nhà nước. - Các công trình nghiên cứu. - Sách báo, tạp chí, internet… - Phương pháp sao chụp tài liệu.

- Phương pháp tra cứu qua mạng Internet.

- Phương pháp đọc và

ghi chép thông tin.

2

- Thông tin tuyên

truyền, số liệu báo cáo.

- Các cuộc họp được tổ chức trên địa bàn.

- Phương pháp nghe báo

cáo.

3

- Số liệu báo cáo của UBND huyện Đông Hưng.

- Số liệu của các công

ty cấp nước.

- Các phòng ban có liên

quan trên địa bàn huyện Đông Hưng.

- Công ty cấp nước trên địa bàn.

- Phương pháp tra cứu, sao chụp tài liệu.

Tài liệu thứ cấp có liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như giúp làm rõ cho quá trình nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Cụ thể:

- Tài liệu từ công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí tư liệu có liên quan. - Các báo cáo sơ tổng kết Chương trình nông thôn mới, báo cáo Kinh tế xã hội hàng năm của UBND huyện Đông Hưng, cùng với 3 xã chọn làm điểm nghiên cứu là xã Trọng Quan, Đông Kinh, Đông Quang về tiến trình thực hiện chương trình nước sạch vệ sinh nông thôn các năm 2015, 2016 và 2017.

- Các báo cáo của Công ty cấp nước Đông Hưng..

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

+ Chọn điểm nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi lựa chọn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình để tiến hành điều tra đánh giá. Dựa vào kết quả việc thực hiện đưa nước sạch tới từng hộ dân, tôi đã lựa chọn 3 xã đại diện để nghiên cứu gồm xã Trọng Quan, xã Đông Kinh và xã Đông Quang. Trong 3 xã trên thì xã Trọng Quan là một trong

những xã triển khai lắp đặt nước sạch đầu tiên trong huyện, được huyện tuyên dương khen thưởng, còn xã Đông Kinh và xã Đông Quang là xã cũng đã triển khai chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn trong thời gian vừa qua. Thông qua việc so sánh đánh giá hiệu quả xây dựng ở 3 địa phương trên sẽ làm nổi bật được kết quả việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưngmột cách hợp lý nhất.

- Xã Trọng Quan tiến hành xây dựng hệ thống cấp nước sạch giai đoạn 2012 – 2014.

- Xã Đông Kinh tiến hành xây dựng hệ thống cấp nước sạch giai đoạn 2013 – 2015.

- Xã Đông Quang được tiến hành xây dựng hệ thống cấp nước sạch giai đoạn 2014- 2017.

+ Chọn mẫu điều tra, khảo sát

Chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình, cán bộ địa phương, cán bộ thuộc công ty cấp nước Đông Hưng, cán bộ thuộc ban quản lý chương trình nước sạch. Mỗi xã chọn ngẫu nhiện 10 cán bộ xã và 20 hô gia đình tham gia thực hiện.

Bảng 3.3. Đối tượng và mẫu điều tra

TT Đối tượng

điều tra lượngSố Thành phần Cách chọn mẫu

1 Cán bộ địa phương 30 Cán bộ quản lý nhà nước về nước sạch cấp xã và cán bộ lãnh đạo các xã và các thôn. Phỏng vấn chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, cán bộ tài

nguyên – môi trường xã

2 Hộ nông dân 60

Tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên các hộ trên địa bàn huyện Đông

Hưng(chọn mẫu trên 3

xã Trọng Quan, Đông Kinh, Đông Quang)

Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, mỗi xã chọn 4 thôn, Mỗi thôn 5 hộ gia đình 3 Công ty cấp nước Đông Hưng 10 Cán bộ lãnh đạo, công

nhân viên Công Ty.

Chọn phương pháp phỏng vấn chọn điểm: phỏng vấn phó tổng công ty, các bộ trong công ty 4 Cán bộ làm công QLNN về nước sạch huyện 3 Lãnh đạo và chuyên viên Phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT, chuyên viên trực tiếp làm công tác QLNN về nước sạch

Tổng 103

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)