Phân cấp quản lý và nhiệm vụ quản lýnhà nước về nước sạch nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 72 - 74)

Sơ đồ 4.1. Phân cấp quản lý nhà nước vềnước sạch nông thôn

huyện Đông Hưng

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo về triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

Phòng Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm chính trong việc tham gia về cơ chế chính sách hỗ trợ, phối hợp với các phòng, ban của huyện, đôn đốc, kiểm tra việc đấu nối sử dụng nước sạch của doanh nghiệp tại các xã, thị trấn; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc huy động kinh phí đấu nối sử dụng nước sạch của doanh nghiêp; trực tiếp đôn đốc, kiểm tra tiến độ, giải quyết khó khăn vướng mắc của các dựán trên địa bàn được phân công.

Phòng Kinh tế - hạ tầng Kiểm có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc, giám sát các nhà máy cung cấp nước sạch thi công đảm bảo đúng qui mô dự án; đúng

thiết kế của các hạng mục công trình đã được phê duyệt (kể cả công trình đầu mối lắp đặt đường ống) phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và UBND các xã, thị trấn tháo gỡ khó khăn trong quá trình thi công, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng nông thôn; Trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tiến độđấu nối sử dụng nước sạch ở doanh nghiệp và các xã được phân công.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện việc thuê đất, thực hiện quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất đảm bảo đúng yêu cầu của dựán đã được phê duyệt; khai thác sử dụng nguồn nước mặt, vệsinh, môi trường giải quyết những khó khăn vướng mắc vềđất đai, môi trường.

Phòng Y tế: Căn cứvào các văn bản qui định của nhà nước, soạn thảo các nội dung về chất lượng nước sạch, vai trò của nước sạch trong đời sống con người để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp truyền đạt phổ biến trong các cuộc họp, các buổi tập huấn của các tổ chức, đoàn thể và ở các xã, thị trấn, các tầng lớp nhân dân; Tham mưu và chủtrì đoàn kiểm tra chất lượng nước sạch của các doanh nghiệp theo qui định, tham gia đoàn kiểm tra của tỉnh khi có yêu cầu.

Phòng Tài chính – kế hoạch: Tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện, về cơ chế, chính sách hỗ trợ, bố trí kinh phí hỗ trợ của huyện về công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn, phổ biến cơ chế hỗ trợ của tỉnh và các nghành, thực hiện kiểm tra, giám sát, quyết toán các nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích hiệu quả.

UBND xã, thị trấn: Giúp UBND huyện trong công tác kiểm tra, tham gia trực tiếp theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của xã, các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng và đấu nối sử dụng nước sạch trên địa bàn xã. Tăng cường công tác tuyên truyền đến cơ sở, người dân địa phương về chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình đầu tư công trình nước sạch nông thôn, vận động nhân dân tham gia đấu nối sử dụng nước sạch;

Phân công 1 chuyên viên là người phụ trách và chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề quản lý nhà nước về nước sạch trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, chuyên viên phụ trách lại không được đào tạo chuyên ngành nước mà do được thuyên chuyển để phụ trách công tác quản lý nhà nước về nước sạch, bên cạnh

đó các nhà máy cấp nước là của tư nhân, lại nằm rải rác trên địa bàn huyện nên việc quản lý gặp không ít khó khăn. Nhiệm vụ của chuyên viên được phân công chủ yếu chỉ nắm bắt sốlượng hộgia đình có đường ống nước sạch, tỷ lệđấu nối nước sạch, phối hợp với các phòng ban liên quan kiểm tra, tuyên truyền những văn bản, chính sách vềnước sạch nông thôn chứ không có quyền hạn trong quản lý hoạt động nhà máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)