Huyện Nam Sách nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều với 4 mùa tương đối rõ rệt. Huyện Nam Sách có vị trí địa lý, giao thông thuận.
gia về nước sạch nông thôn từ năm 2010. Mục tiêu mà huyện đề rađược thể hiện ở bảng 2.3 là đến hết năm 2016 toàn huyện có 100% số người được sử dụng nước hợp vệ sinh và 98% số người được sử dụng nước sạch. Để đạt được mục tiêu đề ra, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cần sự cố gắng phấn đấu nỗ lực của tất cả các cấp các ngành trong toàn huyện. Huyện ủy Nam Sách đã ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện. Ban chỉ đạo đã ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo. Cùng với việc kiện toàn Ban chỉ đạo cấp huyện, tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện cũng thành lập Ban chỉ đạo cấp xã với mục đích xây dựng kế hoạch, triển khai chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn. Để xây dựng được kế hoạch của địa phương, Ban chỉ đạo các xã đều tổ chức lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, tổ chức họp dân để lấy ý kiến của nhân dân tham gia vào đề án xây dựng chương trình nước sạch trên địa bàn. Sau khi tổng hợp các ý kiến của nhân dân và các tổ chức trong toàn xã, Ban chỉ đạo cấp xã phối hợp với Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Dương để xây dựng đề án cấp nước trên địa bàn.
Bảng 2.3. Mục tiêu xây dựng chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Mục tiêu của Chương trình Đơn vị tính năm 2012Đến hết năm 2014Đến hết năm 2016Đến hết
Tỷ lệ dân số được sử dụng
nước hợp vệ sinh % 90 95 100
Tỷ lệ dân số được sử dụng
nước sạch % 30 70 98
Nguồn: UBND huyện Nam Sách (2015) Được sự giúp đỡ của Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Hải Dương cùng với Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương, Ban chỉ đạo Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn huyện Nam Sách đã chỉ đạo các xã kết hợp với công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương xây dựng kế hoạch và đề án cấp nước riêng của từng địa phương. Với đặc thù là huyện nằm
sát thành phố Hải Dương, nơi có các nhà máy xử lý nước sạch của công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương, nên ngay từ ban đầu, Ban chỉ đạo của huyện đã xác định lấy nguồn nước sạch đã qua xử lý từ các nhà máy nước trên địa bàn thành phố Hải Dương, do vậy Ban chỉ đạo các xã sẽ tập trung xây dựng đề án thi công đường ống dẫn nước tới các hộ gia đình trong toàn xã. Đối với đặc thù một số xã nằm xa nhà máy nước, Công tyTNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương sẽ xây dựng các trạm cấp nước tập trung chính là các trạm bơm tăng áp lấy nguồn nước sạch đã qua xử lý của công ty để đưa vào khai thác sử dụng. Cùng với sự phối hợp của Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải dương, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch đến năm 2015 trên địa bàn huyện Nam Sách. Căn cứ vào phê duyệt của UBND huyện đã được quyết định, các xã sẽ tiến hành lập quy hoạch và đề án cấp nước riêng phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và quy hoạch chung của UBND huyện.
Bên cạnh việc chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, UBND huyện Nam Sách cũng tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên đài truyền thanh huyện về các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Phối hợp với Trung tâm nước sạch và VSMT nôn thôn tỉnh Hải Dương, Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương tổ chức các lớp tập huấn về chương trình nước sạch cho cán bộ các địa phương, thành viên Ban chỉ đạo các xã để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của các cán bộ địa phương, những người sẽ trực tiếp tổ chức triển khai, tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng chương trình nước sạch trên địa bàn.
Kết quả thực hiện chương trình nước sạch
a, Số người dân được sử dụng nước sạch
Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình nước sạch nông thôn, sau khi được sự chỉ đạo của UBND Tỉnh Hải Dương, UBND huyện Nam Sách phối hợp với Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn tỉnh Hải Dương, Công ty TNHH Một thành viên nước sạch đã tổ chức triển khai chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện tới xã, huyện Nam Sách cũng đã huy động được sự tham gia của rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp với số vốn đầu tư lớn. Tổng nguồn vốn toàn
huyện đã huy động được là hơn 170 tỉ đồng, trong đó riêng 03 năm 2012, 2013, 2014 là 111,5 tỉ đồng. Kết quả minh chứng rõ ràng nhất cho những thành công trong quá trình triển khai thực hiện chương trình nước sạch trên địa bàn huyện là số người dân được sử dụng nước sạch. Tính đến hết năm 2014, toàn huyện có 128 619 người được sử dụng nước hợp vệ sinh ( đạt 98,5% so với dân số toàn huyện), trong đó 98 815 người được sử dụng nước sạch ( đạt 75,7% so với dân số toàn huyện).
Từ kết quả của bảng 2.4, chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Nam Sáchđến hết năm 2014 chúng ta có thể so sánh được với mục tiêu của chương trình đã đề ra từ khi triển khai. Đến hết năm 2014, huyện Nam Sáchđã có 98,5% số người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 103,7% so với kế hoạch. Số người sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện lên tới 75,7%, đạt 108,1% so với kế hoạch đề ra. Tỉ lệ lớn người dân đượcsử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch đã góp phần tạo nên thành công của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại như chất lượng nước, chất lượng dịch vụ và trên hết vẫn còn hơn 20% dân số toàn huyện vẫn chưa được sử dụng nước sạch. Tất cả đang trở thành một thách thức lớn với chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện.
Bảng 2.4. So sánh kết quả sốngười được sử dụng nước hợp vệsinh và nước
sạch so với kế hoạch của chương trình đến hết năm 2014
Chỉ tiêu Dân số2014 Kế hoạch 2014 Kết quả 2014 Đạt so với kế hoạch (%) Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % Số người Số người sử dụng: - Nước HVS - Nước sạch 130.558 95 70 124.030 91.390 98,5 75,7 128.619 98.815 103,7 108,1
Nguồn: UBND huyện Nam Sách (2015)
b. Chất lượng nước
Chất lượng nước, áp lực, lưu lượng: Chất lượng nước nguồn tốt nên các chỉ tiêu đánh giá mẫu nước đạt tiêu chuẩn quy định. Tại các vị trí đấu nối thường xuyên đảm bảo lưu lượng thiết kế, đáp ứng yêu cầu của từng nhóm đối tượng dùng nước.
Về chất lượng nước sạch, chất lượng nước sạch là nhân tố cực kỳ quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn, qua đó đánh giá kết quả chất lượng dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn. Qua điều tra nghiên cứu tại các đơn vị cấp nước trên địa bàn huyện, thì tất cả các công trình cấp nước trên địa bàn huyện đều có chất lượng nước sản xuất ra đảm bảo tiêu chuân kỹ thuật cho phép (QCVN 02: 2009/BYT Tiêu chuẩn vật lý và hóa học đảm bảo vệ sinh chất lượng ăn uống và sinh hoạt). Tất cả các nhà máy xử lý nước của công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương đều định kì kiểm tra chất lượng nước 4 lần/tháng, đảm bảo chất lượng nguồn nước khi đưa vào sử dụng của các hộ dân.
Những mặt đã làm được
Nam Sách là một trong những tỉnh của Hải Dương đi đầu trong việc triển khai chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn. Ngay từ những năm 2010, Huyện ủy, UBND huyện đã xác định đưa nước sạch tới người dân nông thôn là một trong những nhiệm vụ mục tiêu của Huyện trong những năm tiếp theo. Mục tiêu của UBND huyện Nam Sách cũng xác định rõ, đến hết năm 2014 sẽ có 95% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, 70% dân số được sử dụng nước sạch và tới hết năm 2016, toàn huyện hoàn thành việc triển khai chương trình nước sạch trên địa bàn với 100% dân số đước sử dụng nước hợp vệ sinh, 98% dân số được sử dụng nước sạch. Với những quyết tâm và mục tiêu như vậy, Huyện Nam Sáchtăng cường việc chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện lập kế hoạch, xây dựng chương trình nước sạch trên địa bàn, Huyện cũng thu hút mọi nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ các địa phương triển khai chương trình nước sạch nông thôn, bên cạnh đó UBND huyện cũng tăng cường mở những lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nước sạch nông thôn cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, để từ đó mọi người hiểu rõ tầm quan trọng và việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn mình.
Tồn tại:
Tuy nhiên bên cạnh đó việc triển khai thực hiện chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như nhận thức của người dân về nước sạch và sử dụng nước sạch vẫn còn chưa đúng đắn, công tác tổ chức quản lý cung cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, việc huy động nguồn lực để đầu tư vào chương trình nước sạch còn gặp nhiều khó khăn,
công tác thi công công trình, vận hành quản lý vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục.
Mặc dù các địa phương và người dân là những người trực tiếp tham gia công tác kiểm tra, giám sát việc vận hành quản lý của đơn vị cung ứng nước sạch nhưng vai trò và trách nhiệm của địa phương và những người dân chưa được rõ ràng và cụ thể. Từ đó dẫn tới hầu hết mọi công việc trong công tác vận hành quản lý công trình cấp nước sạch đều do đơn vị cung ứng nước sạch thực hiện, địa phương và người dân không có cơ chế để kiểm tra, giám sát những vấn đề như chất lượng nước, công tác kiểm số đồng hồ nước và việc tính giá hóa đơn nước…
Một số người dân vẫn còn chưa hài lòng về công tác vận hành công trình, thái độ của nhân viên ngành nước ở một số lúc số nơi còn hạn chế, nhân viên ngành nước chưa nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho người dân hoặc khi người dân gặp sự cố còn chưa phục vụ kịp thời.
Công tác bảo dưỡng công trình còn chưa thường xuyên và liên tục, vẫn còn những công trình không được định kỳ bảo dưỡng, điều này rất có thể ảnh hưởng đến mức độ bền vững của công trình.