Quy hoạch cấp nước đóng vai trò rất quan trọng đối với dịch vụ cung ứng nước sạch, nó là cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về nước sạch trên địa bàn, góp phần phát triển hệ thống cấp nước một cách hợp lý trong tất cả các khâu: Từ lựa chọn nguồn nước, phát triển công suất các nhà máy nước, mở rộng mạng đường ống, chống thất thu thất thoát, nâng cao năng lực quản lý vận hành. Tránh phá vỡ sự cân bằng của toàn bộ hệ thống giữa công suất nhà máy nước và mạng lưới đường ống, giữa quy mô của hệ thống và tŕnh độ quản lý, giữa cung và cầu, giữa các vùng, giữa các giai đoạn xây dựng và phát triển.
Quy hoạch cung ứng nước sạch bao gồm quy hoạch tổng thể (cho cả vùng) và quy hoạch chi tiết (cho từng công công trình cung ứng nướcsạch). Quy hoạch cung ứng nước sạch đảm bảo tối ưu và hoàn chỉnh sẽ mang đến sự ổn định cho tổng thể cung ứng nước sạch. Nếu quy hoạch cung ứng nước sạch không đảm bảo tính hoàn chỉnh sẽ dẫn đến việc triển khai thực hiện quy hoạch gặp nhiều khó khăn và quy hoạch dễ bị phá vỡ, kéo theo là phải điều chỉnh nhiều lần. Vì thế, quy hoạch cấp nước phải sắp xếp và bố trí cho phù hợp với điều kiện từng vùng nông thôn.
Hiện nay,trên địa bàn huyện Đông Hưngcó 9 nhà máy nước của 9 công ty trên địa bàn huyện, các nhà máy đều có nguồn cung nước từ các con sông lớn trên địa bàn huyện, phần lớn các công trình cung cấp nước sạch đều được quy hoạch khá hợp lý, gần nguồn cung nước. Đặc biệt là công trình cung cấp nước sạch của Công ty TNHH 27-7 Tiền Phong, Công ty TNHH thương mại và vận tải Tín Thành Hưng, Công ty Cổ phần cấp nước Hoàng Diệu được đặt ngay gần sông Trà Lý nên sẽ rất thuận lợi cho việc lấy nước mặt từ sông Trà Lý để sản xuất nước sạch. Tuy nhiên, còn một số công trình quy hoạch chưa thực sự hợp lý như nhà máy nước Đống Năm của Công ty TNHH thương mại Đỗ Gia Bảo được xây dựng trên nền bãi rác cũ của xã Đông Xuân, điều này đã làm cho người
dân không an tâm khi sử dụng nước sạch hoặc không sử dụng nước sạch. Công trình cung cấp nước sạch của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Vinh đặt tại xã Phong Châu để sản xuất nước sạch nhưng lại đặt khá xa sông Tiên Hưng dẫn đến chi phí đầu tư cho đường ống dẫn nước rất tốn kém và từ đó ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch.
Bảng 4.2. Quy hoạch các nhà máy cấp nước cho các xã trên địa bàn huyện
STT Công ty cấp nước Xã, thị trấn
1 Công ty TNHH TM và vận tải
Tín Thành Hưng Hoa Nam, Hoa Lư, Hồng Giang, Hồng Châu, Hồng Việt, Bạch Đằng
2 Công ty thương mại Thành Vinh Minh Châu, Chương Dương, Hợp Tiến,
Phong Châu, An Châu, Đô Lương, Mê Linh, Lô Giang, Liên Giang, Phú Lương
3 Công ty CPXD&KD Hoàng Hải Đông Phương, Đông Cường, Đông Xá
4 Công ty cổ phần cấp nước Đông
Hưng Nguyên Xá, Đông Sơn, Đông La, Đông Hợp, TTĐông Hưng
5 Công ty cổ phần cấp nước Hoàng
Diệu Đông Hoàng, Đông Dương
6 Công ty TNHH thương mại Đỗ
Gia Bảo Đông Động, Đông Các, Đông Hà, Đông Vinh, Đông Quang, Đông Xuân
7 Công ty TNHH 27-7 Tiền Phong Đông Tân, Đông Á, Đông Lĩnh, Đông Phong, Đông Huy, Đông Kinh
8 Công ty nước Thái Bình Minh Tân, Thăng Long
9 Công ty cổ phần Bitexco Nam
Long
Trọng Quan, Đông Giang, Phú Châu, Đồng Phú
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện (2017)
Mặt tích cực: UBND huyện đã chủ động chi đạo các công ty cung cấp
nước sạch xây dựng các nhà máy cung cấp nước gần những nguồn cung cấp nước là các con sông lớn. Phần lớn các công trình cung cấp nước sạch đều được quy hoạch khá hợp lý. Các khâu từ lựa chọn nguồn nước, phát triển công suất các nhà máy nước sạch, mở rộng mạng lưới đường ống dẫn nước, năng lực vận hành đều được quản lý và giám sát tốt.
Mặt hạn chế: Tuy vậy, vẫn còn một số công trình nước sạch chưa được
hợp lý như gần bãi rác, nên cần có sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch đạt chất lượng tốt nhất.
4.2.4. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Huy động các nguồn lực để vụ công ích, phục vụ cho an sinh xã hội là việc làm cần thiết, trong đó có việc đầu tư cho các công trình cung ứng nước sạch nông thôn. Nguồn vốn cho các công trình trên địa bàn huyện Đông Hưng được hình thành như sau:
- Nhà nước hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng, tiềnthuê đất hàng năm, phí sử dụng tài nguyên cho các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch.
- Người dân phải đóng góp để đấu nối với hệ thống bao gồm: cụm đồng hồ và đường ống dẫn vào nhà.
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sẽ góp vốn cùng nguồn nhân lực của công ty để góp phần vào chương trình nước sạch nông thôn
Bảng 4.3. Vốn đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn của
các công ty trên địa bàn huyện Đông Hưng
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Công trình cấp nước Vốn ngân sách Nhà nước Doanh Vốn nghiệp
Vốn dân đóng góp
1 Công ty thương mại Thành Vinh 52.060 26.029 8.677
2 Công ty TNHH thương mại Đỗ
Gia Bảo 74.297 37.149 12.383
3 Công ty CPXD&KD Hoàng Hải 30.000 15.000 5.000
4 Công ty CP cấp nước Đông Hưng 37.182 18.591 6.197 5 Công ty TNHH TM và VT Tín
Thành Hưng 55.488 27.745 9.248
6 Công ty TNHH 27-7 Tiền Phong 37.012 18.606 6.168
7 Công ty CP cấp nước Hoàng Diệu 42.808 21.404 6.135
8 Công ty CP Bitexco Nam Long 6.983 3.492 1.164
9 Công ty nước Thái Bình 8.700 4.350 1.450
Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đông Hưng (2017) Qua nghiên cứu điều tra có bảng tổng hợp sau đây về phân bổ nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch.
Các nhà máy nước trên địa bàn huyện được đầu tư và xây dựng với tổng số với lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong đó cơ cấu vốn Doanh nghiệp chiếm 60%,
vốn do Nhà nước hỗ trợ chiếm 30%, vốn cộng đồng chiếm 10% chủ yếu do người dân tự đóng góp để xây dựng hệ thống đường ống nước sạch đến cửa nhà mình. Qua điều tra, mỗi hộ dân trước khi lắp đặt công tơ nước máy đều đóng khoảng từ 1.5 đến 3 triệu đồng, tùy vào từng công ty và địa hình, và thời gian lắp đặt của hộ. Mô hình quản lý là mô hình doanh nghiệp tư nhân khép kín tự quảnlý về chất lượng, số lượng cũng như tài chính.
Bảng 4.4. Đánh giá của người dân về vốn đóng góp lắp đặt nước sạch
tại 3 xã Đông Kinh, Trọng Quan, Đông Quang.
Chỉ tiêu phân tích Trọng QuanSố Đông Kinh Đông Quang phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) Vốn đóng góp của hộ cho chương trình 20 100,0 20 100,0 20 100,0 - Cao 11 55 13 65 15 75 - Trung bình 7 35 7 35 5 25 - Thấp 2 10 0 - 0 -
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Bảng 4.4 cho thấy đánh giá của người dân 3 xã Trọng Quan, Đông Kinh, Đông Quang về mức đóng góp lắp đặt nước sạch. Có tới 55% người dân được hỏi ở xã Trọng Quan cho rằng mức đóng góp như vậy là cao, xã Đông Kinh 65%, ở xã Đông Quang là 75%. Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong thực hiện việc đưa nước sạch đến các hộ dân, việc địa phương không huy động được nhiều nguồn lực cho các dự án nước sạch sẽ dãn tới người dân phải chịu một khoản chi phí lớn mặc dù vón đóng góp của người dân chủ yếu cho việc lắp đặt đồng hồ và đường ống dẫn nước tới bể chứa gia đình.Chỉ có 35% người dân được hỏi ở xã Trọng Quan, 35% ở xã Đông Kinh, 25% ở xã Đông Quang cho rằng vốn đóng góp là trung bình. Duy chỉ có 10% ở xã Trọng Quan là cho rằng mức đóng góp như thế là thấp, do chủ yếu là những hộ có thu nhập khá, sẵn sàng bỏ chi phí để được sử dụng nước sạch cho nhu cầu hàng ngày của mình.
Mặt tích cực:
- Cơ chế chính sách của các cấp các ngành ngày càng có nhiều thuận lợi dành cho chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn. Phần đóng góp của nhân dân chủ yếu là việc mua và lắp đặt đồng hồ, đường ống dẫn nước trong
hộ gia đình; còn lại gần như tất cả nguồn vốn còn lại là do ngân sách Nhà nước và vốn của Doanh nghiệp.
Mặt hạn chế:
- Mặc dù các nguồn vốn hàng năm đều tăng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu dùng nước sạch của người dân, hiện nay trên địa bàn huyện Nam Sách còn nhiều địa phương chưa có đủ nguồn vốn đề thực hiện đầu tư xây dựng chương trình nước sạch cho người dân.
- Nguồn vốn vẫn chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước, điều này cho thấy vẫn chưa có sự xã hội hóa, đa đạng hóa các nguồn đầu tư. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn Ngân sách nhà nước thì sẽ rất khó để đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình đã đề ra. Mặt khác nhiều địa phương sẽ có hiện tượng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn nhà nước mà không có những giải pháp huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau cho chương trình. Với những địa phương không huy động được vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau thì người dân sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho việc sử dụng nước sạch, điều này dẫn tới các hộ dân ở những địa phương khác nhau sẽ phải trả những khoản tiền khác nhau cho chương trình.
- Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng gặp khá nhiều khó khăn điều này dẫn tới nguồn vốn đóng góp của nhân dân tăng rất chậm quá các năm. Điều này có thể do cơ chế cho vay hoặc lãi suất cho vay còn quá cao dẫn tới người dân chưa có điều kiện tiếp cận vốn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện chương trình.
4.2.5. Quản lý giá nước
Nguyên tắc xác định giá nước
- Theo mục tiêu chung của Chương trình nước sạch nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
- Đảm bảo các thành viên nghèo trong cộng đồng có thể được cấp nước an toàn với giá mà họ có thể trả được.
- Giá bán nước sạch phải được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, giá thành toàn bộ trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật được UBND tỉnh phê duyệt.
- Giá bán nước sạch sinh hoạt được quy định phù hợp với chất lượng nước theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Bảng dưới thể hiện giá nước sạch từ năm 2015 – 2017 trên địa bàn huyện Đông Hưng.
Bảng 4.5. Khung giá nước sạch của huyện Đông Hưng
TT Loại đối tượng Giá bán (đ/m3)
2015 2016 2017
1 Hộ gia đình 7.450 7.450 7.450
2 Cơ quan hành chính – sự nghiệp 7.450 7.450 7.450
3 Kinh doanh dịch vụ 9.000 9.000 9.000
Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Đông Hưng (2015-2017)
Kết quả bảng 4.5 cho thấy giai đoạn từ năm 2015 – 2017 giá bán nước không thay đổi. Khung giá bán được thu trong những năm qua nhằm phù hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội của huyện.
Các căn cứ để xác định giá nước sạch của huyện Đông Hưng:
- Căn cứ Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
- Căn cứ Nghị định 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 15/05/2012 về viêc hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu Công nghiệp và khu vực nông thôn
- Căn cứ Thông tư số 154/2013/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tính giá, tài sản, hàng hóa, dịch vụ;
- Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/05/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
- Theo điều 4 Thông tư số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 15/05/2012 của Bộ Tài chính -Bộ Xây dựng-Bộ Nông Nghiệp & PTNT quy định: “Hàng năm, khi các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất nước , cung ứng nước sạch có biến động làm cho giá thành tiêu thụ nước sạch tăng hoặc giảm thì phải xem
xét điều chỉnh tăng hoặc giảm giá cụ thể cho phù hợp”
- Quyết định 1365/QĐ-UBND tỉnh ngày 24/6/2015 “ về việc mức giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình”.
Qua phân tích tình hình thực hiện giá bán nước và việc áp dụng khung giá nước ở huyện Đông Hưng, có thể rút ra những nhận xét sau: Với việc thực hiện giá nước như trên có thể giải quyết nhiều vấn đề.
- Thực hiện chính sách an sinh xã hội vào chương trình giảm nghèo, dễ tuyên truyền vận động người dân tham gia dự án.
- Khung giá nước như trên là rất phù hợp với những người có thu nhập thấp, khuyến khích người dân tham gia dùng nước.
- Nhà cung cấp tự chủ được tài chính có tích lũy để cải tạo, nâng cấpmở rộng hệ thống cấp nước, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời vẫn đảm bảo khả năng chi trả của người tiêu dùng.
4.2.6. Quản lý chất lượng nước sạch nông thôn
Chất lượng nước sạch là nhân tố cực kỳ quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn, qua đó đánh giá kết quả chất lượng dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn. Qua điều tra nghiên cứu tại các đơn vị cấp nước trên địa bàn huyện, thì tất cả các công trình cấp nước trên địa bàn huyện đều có chất lượng nước sản xuất ra đảm bảo tiêu chuân kỹ thuật cho phép (QCVN 02: 2009/BYT Tiêu chuẩn vật lý và hóa học đảm bảo vệ sinh chất lượng ăn uống và sinh hoạt).
Hầu như các nhà máy xử lý nước của các doanh nghiệp trên đia bàn huyện đều định kì kiểm tra chất lượng nước hàng ngày, đảm bảo chất lượng nguồn nước khi đưa vào sử dụng của các hộ dân.
Để đánh giá chất lượng nước sạch cung ứng cho người dân trên địa bàn huyện chính xác và cụ thể hơn, chúng ta cần tiếp cận vấn đề dựa trên kết quả của hoạt động kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm nước tại các nhà máy của các cơ quan chức năng. Phòng Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nước của các nhà máy nước trên địa bàn huyện. Định kỳ mỗi quý cán bộ phòng Y tế sẽ đi lấy mẫu ở các nhà máy đi xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái bình, sau
Bảng 4.6. Chỉ tiêu hóa lý quy chuẩn chất lượng nước sạch nông thôn
STT Chỉ tiêu thử nghiệm PP thử nghiệm Đơn vị Tiêu chuẩn cho phép
1 Màu sắc SMEWW 2120C:2012 CU 15
2 Mùi vị Cảm quan - Không có
mùi, vị lạ
3 Độ đục TCVN 6184: 20008 mg/L 2