Công tác quản lý kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 84 - 86)

Để hạn chế những bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động cấp nước trên địa bàn thì việcthanh tra và kiểm tra trong công tác quản lý nước sạch nông thôn là công việc cần thiết và thường xuyên. Theo quy định của Bộ y tế và thông tư hướng dẫn số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ Y tế về việc ‘‘ Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu của hộ gia đình’’ bao gồm: chế độ kiểm tra, nội dung kiểm tra và chế thông tin, báo cáo về vệ sinh nước

Ban Giám đốc

Nhà máy cấp nước Ban kiểm soát

Các phòng

Xã, thôn, xóm

sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình, thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc sử dụng nước sạch, nước ăn uống và các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu.

Hiện nay việc kiểm tra thực tế trên địa bàn huyện không được thực hiện một cách đều đặn theo quy định. Nguồn nước không được kiểm nghiệm thường xuyên theo đúng quy định về các mức độ hàm lượng chất độc hại tồn tại trong nước, nồng độ, hàm lượng tạp chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu hoạt động đến nay chưa bị phát hiện vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước sạch. Về cơ bản chất lượng nước đều đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của nhà nước và có ít biến động. Chất lượng nước mà nhà máy đang đạt được là: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN02: 2009/BYT.

Công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng nước được giao phòng Y tế huyện, được diễn ra định kì 3tháng 1 lần. Qua các lần kiểm tra thấy chưa lần nào phát hiện vi phạm vi định về chất lượng nước, phù hợp với tiêu chuẩn cho phép.

Ngoài ra, Việc kiểm tra chất lượng nước sạch của nhà máy được phòng Y tế huyện đảm nhận kiểm tra, nhưng trong khi kiểm tra cũng chỉ quan sát bằng cảm quan vì không có phương tiện, thiết bị nên nguồn nước cấp có thể tồn tại hàm lượng hóa chất dư nhưng chưa bị phát hiện. Đã có nhiều ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt. UBND huyệnchưa làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý, thanh tra, giám sát chất lượng nước dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” chất lượng nước kém, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sử dụng mà không ai đứng lên giải quyết, chịu trách nhiệm.

Bảng 4.9. Hoạt động kiểm tra chất lượng nước

tại các nhà máy nước trên địa bàn

Đơn vị tính: Số lần

Hoạt động kiểm tra chất lượng

nước tại các nhà máy nước Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kiểm tra định kỳ 02 03 04

Kiểm tra đột xuất 02 02 03

Tổng 04 05 07

Dẫn đến người dân mất tin tưởng vì vừa phải chi trả tiền nước mà lại dùng nước chất lượng không tốt, nhu cầu sử dụng nước sạch ít đi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng nước của các doanh nghiệp cung ứng nước sạch, UBND huyện thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước cung cấp cho các nhà máy. Khi kiểm tra thực tế quanh khu vực nhà máy và kênh thủy nông cung ứng nước đầu vào cho thấy có rất nhiều rác thải được xả xuống hệ thống kênh đầu vào của nhà máy cộng với bèo và một số rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình cấp nước.

Mặt tích cực: Đã làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm

trong quản lý chất lượng nước sạch. Kịp thời xử lý các vi phạm trên địa bàn huyện.

Mặt hạn chế: Trong khi nước sạch được các hộ dân trên địa bàn xã được

sử dụng hàng ngày, hàng giờ thì tần suất thanh tra, kiểm tra chất lượng nước ở địa phương 3 tháng mới có 1 lần, quá ít và chưa đủ để kết luận chất lượng nước của nhà máy đảm bảo theo đúng quy định.Chế tài xử phạt chưa có tính răn đe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)