Các cơ quan thuộc thành phố Bắc Ninh trực tiếp tham gia quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đối với các công trình trên địa bàn gồm có: HĐND, UBND thành phố Bắc Ninh; phòng Tài chính - Kế hoạch; Kho bạc Nhà nước thành phố Bắc Ninh; các đơn vị chủ đầu tư dự án (gồm các Ban quản lý dự án
của thành phố và UBND các xã, phường).
HĐND thành phố Bắc Ninh là cơ quan chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đối với các công trình trên địa bàn. UBND thành phố; phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước thành phố Bắc Ninh và các đơn vị chủ đầu tư dự án là cơ quan thực hiện.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Bắc Ninh chịu sự lãnh đạo của Thành ủy Bắc Ninh, sự quản lý trực tiếp của: HĐND, UBND thành phố; các Sở: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trong quá trình quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đối với các công trình trên địa bàn.
Nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý sử dụng vốn đầu tư cơ bản đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay thành viên HĐND thành phố Bắc Ninh có 04 cán bộ lãnh đạo thường trực. UBND thành phố Bắc Ninh có 04 cán bộ lãnh đạo thường trực. Biên chế của phòng Tài chính - Kế hoạch là 11 cán bộ quản lý và chuyên viên, Kho bạc nhà nước thành phố Bắc Ninh có 23 cán bộ lãnh đạo và chuyên viên.
Tuy nhiên chất lượng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc; xảy ra tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo, cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc (đặc biệt là những cán bộ công tác trong khâu quyết toán vốn đầu tư, thẩm định dự án đầu tư); số lượng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ cao (khoảng 90%) nhưng phần lớn lại không được đào tạo chính quy.
Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các công trình trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Nguồn: Quốc hội (2014), Bộ Tài chính (2015)
Ghi chú sơ đồ:
: Hướng thể hiện chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới
: Hướng thể hiện cấp dưới báo cáo với cấp trên và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan. Sự phối hợp giữa các cơ quan: Hàng năm phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Ninh là cơ quan tham mưu giúp HĐND, UBND thành phố Bắc Ninh lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB. Sau khi được HĐND quyết nghị thông qua, UBND thành phố Bắc Ninh quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của năm kế hoạch cho các Ban quản lý dự án thuộc thành phố Bắc Ninh và UBND các xã, phường. Kho bạc nhà nước thành phố Bắc Ninh kiểm soát việc thanh toán vốn đầu tư của các dự án theo đúng quy định của Nhà nước.
* Phân cấp trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB: gắn với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Việc phân cấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc do phân cấp chưa đủ mạnh; không phát huy được năng lực của đội ngũ các cán bộ chuyên môn quản lý dự án, quản lý vốn đầu tư XDCB. Đa số các dự án phải trình các Sở ngành của tỉnh thẩm định và UBND thành phố quyết định đầu tư, nên thời gian
UBND thành phố Kho bạc NN thành phố Phòng Tài chính - Kế hoạch TP
Các Ban QLDA UBND các xã,
phường HĐND thành
thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư thường kéo dài, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của từng dự án, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB không cao.
Việc phân cấp, ủy quyền qua từng năm đã phát huy những tác dụng nhất định như tăng dần thẩm quyền quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB, làm cho việc giải quyết các thủ tục đầu tư các dự án nhanh hơn, nâng cao khả năng quản lý đầu tư và xây dựng của các cấp chính quyền cơ sở.
Tuy nhiên phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng về cơ bản mới là việc phân cấp, ủy quyền trong thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư mà chưa gắn liền với nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; làm cho chính quyền thành phố Bắc Ninh chưa chủ động; chưa tích cực khai thác nguồn thu và tinh thần tự chịu trách nhiệm chưa cao; phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp từ ngân sách cấp trên.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu tại các Sở, Ban ngành quản lý dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh chỉ có 3 ban quản lý dự án theo mô hình ban chuyên nghiệp, còn một chủ đầu tư, ban quản lý dự án kiêm nhiệm chức năng vừa quản lý Nhà nước vừa làm chủ đầu tư. Do vậy chưa tập trung hết trách nhiệm, vai trò của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, tính trách nhiệm của các bộ phận chuyên môn chưa cao, không có bộ phận tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên, dẫn đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đạt hiệu quả chưa cao.
Sự phối hợp, chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa quyết liệt trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là công tác thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. Một số đơn vị chủ đầu tư chưa chú trọng, sát sao trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng công trình, việc triển khai dự án của các nhà thầu thi công.
Việc phân cấp cho cấp phường, xã trong thành phố trong khi lực lượng cán bộ còn thiếu, năng lực yếu kém, đặt biệt trong việc triển khai xây dựng các dự án đường, trường, trạm... của chương trình xây dựng nông thôn mới dẫn đến tiến độ chậm, còn nhiều sai phạm.