Đặc điểm và cơ chế quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 33)

PHẦN 1 MỞ DẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN

2.1.3. Đặc điểm và cơ chế quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban

nhân dân huyện

2.1.3.1. Đặc điểm quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện

tạo lập, khai thác và sử dụng tài sản cơng hiệu quả là địi hỏi khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Đó là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia (Trần Đức Thắng, 2016).

Tài sản công đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi vùng. Nhà nước cần có kế hoạch tạo lập, quản lý, khai thác phần tài sản công này một cách hợp lý, đồng đều nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối các vùng, miền, lãnh thổ.

Tài sản công đặc biệt là phần tài sản trong các cơ quan nhà nước, là phần vốn hiện vật của cơ quan, được hình thành từ nguồn chi tiêu cơng. Đó là điều kiện đảm bảo cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Quản lý tốt phần tài sản công trong các cơ quan nhà nước qua việc mua sắm, sử dụng, bảo quản tài sản sơng, chống thất thốt lãng phí là địi hỏi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả mọi cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước (Trần Đức Thắng, 2016).

Nhà nước là chủ thể quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp, ở tầm vĩ mơ tài sản công được quản lý thống nhất theo pháp luật của nhà nước, ở tầm vi mô được Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định, chế độ của Nhà nước. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cơng lại khơng phải là người có quyền sở hữu tài sản; do đó nếu khơng quản lý chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng tài sản công lãng phí, thất thốt.

Quản lý tài sản cơng là yêu cầu mong muốn của mọi người dân, tạo lập, khai thác, sử dụng tài sản cơng có ý nghĩa kinh tế chính trị và xã hội to lớn. Uy tín của nhà nước, của cán bộ cơng chức nhà nước một phần rất lớn được công dân đánh giá thông qua việc quản lý, sử dụng tài sản công (Trần Đức Thắng, 2016).

2.1.3.2. Nguyên tắc quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện

Thứ nhất, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; đồng thời

phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù riêng, đối với ngành, địa phương, tổ chức sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động có tính đặc thù riêng. Thống nhất quản lý trên cơ sở để đảm bảo cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm tài sản công. Nội dung của thống nhất quản lý là Chính phủ thống nhất quản lý tài sản

cơng; Quốc hội, Chính phủ quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài sản và quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý cụ thể đối với những tài sản có giá trị lớn mà hầu hết cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị công, các tổ chức khác được Nhà nước giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi là những tài sản chủ yếu và được sử dụng phổ biến). Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản cơng do Quốc hội, Chính phủ quy định; các Bộ, ngành, địa phương quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đối với những tài sản có tính đặc thù riêng (có thể gọi là những tài sản có tính đặc thù) và những tài sản phục vụ cho các hoạt động đặc thù (Chính phủ, 2006).

Thứ hai, thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công theo tiêu chuẩn, định

mức. Quản lý và sử dụng tài sản công theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý thống nhất, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng, tránh hiện tượng mạnh ai người đó trang bị tuỳ tiện theo ý muốn của mình, tuỳ thuộc vào khả năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản công của từng đơn vị; mặt khác, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, thực hiện sự kiểm tra, kiểm sốt của Nhà nước. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản có giá trị lớn được sử dụng phổ biến ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức khác. Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đối với các tài sản sử dụng phổ biến, các Bộ, ngành, địa phương quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản sử dụng có tính đặc thù (Bộ Tài chính, 2016).

Thứ ba, thực hiện phân cấp quản lý tài sản công. Phân cấp quản lý tài sản

công để đảm bảo việc quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm thứ ba (là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển) của tài sản công; đồng thời cũng được xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế - xã hội giữa Quốc hội, Chính phủ với các cấp chính quyền địa phương, giữa Chính phủ với các Bộ, ngành về việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản; về xây dựng và ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản; về quản lý tài sản cơng…(Bộ Tài chính, 2010).

Thứ tư, quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước.

Xuất phát từ “Tài sản cơng là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước…” và mọi chi phí trong q trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà nước đảm bảo (trừ một số trường hợp cá biệt); do đó, việc quản lý tài sản

cơng phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước. Hay nói một cách khác, quản lý tài sản công là quản lý ngân sách nhà nước đã được chuyển hoá thành hiện vật – tài sản. Quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nước, có nghĩa là mọi cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản công, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công phải phù hợp với quy định về quản lý ngân sách nhà nước, việc trang bị tài sản cơng cho các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức khác phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và được lập dự toán, chấp hành dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính, 2010).

2.1.3.3. Cơ chế quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện

Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức mà Nhà nước sử dụng để tác động vào nền kinh tế, định hướng nền kinh tế vận động theo các mục tiêu đã xác định. Nội dung của cơ chế quản lý tài sản cơng trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp bao gồm:

Thống nhất quan điếm, chủ trương quản lý tài sản công: Quan điểm, chủ

trương quản lý tài sản công là những tư tưởng chỉ đạo, các phương hướng hành động xuyên suốt quá trình quản lý, từ việc xác định mục tiêu và lựa chọn các giải pháp trên cơ sở huy động, sử dụng tối ưu các nguồn lực và lợi thế phát triển để đạt được mục tiêu xác định (Chính phủ, 2006).

Xác định hệ thống các mục tiêu quản lý tài sản công: Cũng như các hoạt động khác, quản lý nhà nước đối với tài sản công khởi đầu với việc xác định mục tiêu. Đó chính là trạng thái mong đợi, cần có của Nhà nước trong việc quản lý tài sản công. Các mục tiêu chỉ ra phương hướng, yêu cầu về số lượng, chất lượng cho các hoạt động quản lý nhà nước đối với tài sản nhằm giải quyết những vấn đề như: nguồn lực đầu tư mua sắm tài sản từ NSNN có hạn, song nhu cầu sử dụng tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp lại rất lớn... Trong hệ thống mục tiêu có mục tiêu lớn (mục tiêu tổng thể), mục tiêu nhỏ (mục tiêu bộ phận); mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng, mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng... Do đó, việc chọn đúng hệ thống mục tiêu là vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nước đối với tài sản (Chính phủ, 2006).

Xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý nhà nước đối với tài sản:

Các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý nhà nước đối với TS là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý TS và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý tài sản phải tuân theo trong quá trình quản lý TS. Các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý nhà nước đối với TS do con người đặt ra

nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan mà phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan; do vậy, các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý phải phù hợp với mục tiêu quản lý, phải phản ánh đúng các tính chất và quan hệ quản lý và phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật (Chính phủ, 2006). Theo Chính phủ (2006) về quản lý nhà nước đối với tài sản cơng cần có các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: đòi hỏi việc quản lý tài sản phải tiến hành đạt kết quả mong muốn với mức chi phí và tổn thất hợp lý nhất trong phạm vi có thể.

- Nguyên tắc pháp chế xã hội: đòi hỏi tổ chức quản lý tài sản phải dựa trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: đây là yêu cầu chính đáng của dân chúng và các cơ quan quản lý tài sản đòi hỏi cho biết các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức đầu tư mua sắm tài sản như thế nào? Hiệu quả sử dụng ra sao? Ai là người chịu trách nhiệm về những vấn đề đó?

- Nguyên tắc tập trung dân chủ (phân cấp quản lý): đòi hỏi sự phân cấp phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa các chủ thể tham gia vào việc quản lý tài sản theo đó: CP thống nhất quản lý nhà nước về tài sản thông qua luật pháp, chiến lược và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Sử dụng phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND các cấp, các CQHC, ĐVSN và các tổ chức trong việc quản lý tài sản.

Sử dụng các công cụ quản lý tài sản: Để đạt được các mục tiêu quản lý,

chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khích lệ, động viên, dẫn dắt, định hướng hoạt động của đối tượng quản lý vào mục tiêu đã được xác định trước thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ quản lý. Cơng cụ tổ chức - hành chính gồm: (1) Các hình thức tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tải sản: tổ chức bộ máy quản lý tài sản đều thực hiện theo mơ hình phân cấp quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; (2) Hệ thống chính sách quản lý gồm: (i) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý (ii) Hệ thống về tiêu chuẩn, định mức đối với tài sản làm việc, phương tiện đi lại...: (3) Công cụ kinh tế: gồm hệ thống quy hoạch và các đòn bẩy kinh tế như ngân sách, đầu tư, định giá...; (4) Công cụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục: là hệ thống thông tin về tài sản, hệ thống đào tạo tập huấn cho các cán bộ công chức

làm công tác quản lý tài sản; hệ thống thông tin tuyên truyền cho các đối tượng trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; (5) Công cụ đặc thù theo từng lĩnh vực: công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ đặc trưng cho lĩnh vực quản lý; (6) Công cụ khác: thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ quản lý tài sản và hệ thống các chế tài xử lý vi phạm chế độ quản lý tài sản (Chính phủ, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 33)