Bài học kinh nghiệm quản lý tài sản công cho huyện Mai Châu, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 49 - 51)

Hòa Bình

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cơ chế quản lý tài sản công của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở huyện Mai Châu như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nhằm thể chế hóa chế độ quản lý, sử dụng các loại tài sản công theo quy định của Nhà nước. Đặc biệt là quản lý tài chính tài sản, bảo đảm tất cả các loại tài sản công đều được kế toán, thống kê, giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật; xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, bảo đảm có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực.

Thứ hai, các đơn vị thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc bao gồm cả diện tích làm việc và diện tích các bộ phận công cộng, phụ trợ, kỹ thuật ngay từ khâu lập, phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc.

Thứ ba, thắt chặt việc mua sắm, trang bị xe ô tô công. Các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm, sử dụng xe ô tô theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho một số chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để triển khai và tổ chức thực hiện.

Thứ tư, thực hiện quyết liệt các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, mở rộng các phương thức đầu tư; tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng

thông qua một số phương thức cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện đầu tư, bảo trì, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá; giám sát chặt chẽ việc xây dựng phương án thu phí và tổ chức thực hiện thu phí của các dự án BOT.

Thứ năm, thực hiện xử lý tập trung đối với một số loại tài sản công như: Tài sản tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước. Cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý tài sản tập trung có trách nhiệm tiếp nhận tài sản từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, thực hiện công tác bảo quản, lập phương án xử lý tập trung theo định kỳ và tổ chức xử lý theo lô lớn nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.

Thứ sáu, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công: Xây dựng Đề án nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, bảo đảm từng bước Cơ sở dữ liệu quốc gia có đầy đủ thông tin về tài sản công, tạo lập kênh cung cấp thông tin tổng hợp quan trọng về tài sản công. Đặc biệt là tổng nguồn lực tài sản công, làm cơ sở để các cơ quan nhà nước trong quá trình điều hành vĩ mô, điều hành ngân sách nhà nước và phục vụ Chính phủ điện tử

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 49 - 51)