ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 51)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Năm 1957, theo Quyết định của Liên khu III, huyện Mai Châu vốn gồm 5 xã: Mai Thượng, Tân Mai, Mai Hạ, Bao La và Pù Bin được chia thành 21 xã. Đến nay, địa giới hành chính huyện Mai Châu ổn định với 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân và thị trấn Mai Châu. Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, có toạ độ địa lý 20024’ - 20045’ vĩ bắc và 104031’ - 105016’ kinh đông; phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 56.982,81 ha, địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt (UBND huyện Mai Châu, 2018).

Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:

- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích gần 2.000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.

- Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng diện tích trên 400 km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai Châu). Độ dốc trung bình từ 30 đến 35o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn. Chỉ riêng hai nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên. Đất có kết cấu tốt, độ phì nhiêu tự nhiên tương đối cao. Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).

Hệ đất đai ở Mai Châu được hình thành trên nền đá cổ hoặc trẻ, phát sinh trên các loại đá trầm tích biến chất (phiến thạch, sa thạch, đá vôi mácma trung tính). Một số nơi, do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá. Bên cạnh các loại đất đồi núi, trên lãnh thổ Mai Châu còn có một số loại đất feralít biến đổi do trồng lúa nước và đất phù sa (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).

3.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi

Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5 - 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào. Trong mùa mưa có gió Nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Biến động nhiệt độ trong ngày cao. Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu).

Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Gò Lào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu kém. Vào mùa khô, một số xã thường lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng như Hang Kia, Pà Cò, Noong Luông, Thung Khe. Ngược lại, chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mưa lớn trong mùa lũ (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Mai Châu có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là các kiểu rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (lát hoa, sến...), các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, song....), các loại tre, nứa, luồng... Tuy nhiên, do quá trình khai thác không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý, thêm vào đó là việc đốt phá rừng làm nương đã dẫn đến hậu quả là hiện nay

nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã nhanh bị cạn kiệt. Quá trình chặt phá thiếu tổ chức, phát nương làm rẫy của bà con đã tạo ra những trảng cỏ nghèo, độ che phủ thấp, huỷ diệt môi trường sinh sống của các loài động vật. Hiện nay, các loại động vật rừng như lợn, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà lôi, rắn... trong các thảm rừng hiện còn ở Mai Châu rất hiếm, nếu có thì số lượng ít, sống tập trung trong các khu rừng cấm. Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số xã ở vùng cao như Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo còn rải rác có vàng sa khoáng với trữ lượng không lớn (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).

3.1.1.4. Cảnh quan môi trường

Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác (Chiềng Châu), bản Bước (Xăm Khoè), xóm Hang Kia (Hang Kia),... Hang Khoài nằm ở núi Khoài, thuộc địa phận xóm Sun, xã Xăm Khoè. Đây là một di tích khảo cổ học, là di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Ngoài các di vật, trong hang còn có dấu tích của bếp và mộ táng. Niên đại của hang Khoài được xác định cách ngày nay khoảng 11.000 - 17.000 năm. Di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận di tích khảo cổ học vào năm 1996. Hang Láng nằm ở núi Chua Luông, thuộc Bản Lác, xã Chiềng Châu (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình đất đai của huyện Mai Châu

Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 56.345,48 ha, bằng 6% diện tích của tỉnh. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 48.687,22 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 28.086,26 ha. Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn. Chỉ riêng hai nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên. Đất có kết cấu tốt, độ phì tự nhiên tương đối cao. Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao. Hệ đất ở Mai Châu được hình thành trên nền đá cổ hoặc trẻ, phát sinh trên các loại đá trầm tích biến chất (phiến thạch, sa thạch, đá vôi mác ma trung tính). Một số nơi, do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá. Bên cạnh các loại đất đồi núi, Mai Châu còn có một số loại đất feralít biến đổi do trồng lúa nước và đất phù sa.

Bảng 3.1. Diện tích đất đai huyện Mai Châu giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 17/16 18/17 BQ

A.Tổng diện tích đất tự nhiên 56.345,48 100,00 56.345,48 100,00 56.345,48 100,00 100,00 100,00 100,00 I. DT đất nông nghiệp 50.085 88,89 50.227,02 89,14 48.687,22 86,41 100,28 96,93 98,59 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.368,46 32,68 17.081,64 34,01 17.801,42 36,56 104,36 104,21 104,29 1.2. Đất nông nghiệp khác 3.875,3 7,74 3.875,3 7,72 2.090,5 4,29 100,00 53,94 73,45 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 402,16 0,80 711,56 1,42 709,04 1,46 176,93 99,65 132,78 1.4. Đất lâm nghiệp 29.439,08 58,78 28.558,52 56,86 28.086,26 57,69 97,01 98,35 97,68 II. Đất phi nông nghiệp 3.878,94 6.88 3.958,56 7,03 4.990,5 8,80 102,05 126,07 113,43 2.1. Đất chuyên dùng 1.002,42 25,84 1.084,46 27,40 1.162,92 23,30 108,18 107,23 107,71 2.2. Đất thổ cư 2.272,9 58,60 2.554,48 64,53 2.654,28 53,19 112,39 103,91 108,06 2.3. Đất phi nông nghiệp khác 603,62 15,56 319,62 8,07 1.173,3 23,51 52,95 367,09 139,42 III. Đất chưa sử dụng 2.381,54 4,23 2.329,14 4,13 3.022,02 5,33 97,80 129,75 112,65 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Châu (2018)

Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tı́ch tự nhiên của huyện, rất phù hợp với nhiều loa ̣i cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: lúa nước, cây lương thực (ngô, khoai, sắn,...), cây công nghiệp (đậu, la ̣c, mı́a tím, chè,...). Tiềm năng phát triển chăn nuôi của huyện cũng đáng kể, đă ̣c biê ̣t là chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà với số lượng lớn, ngoài ra phải kể đến mô ̣t số vâ ̣t nuôi mới như: dê, bò sữa,... Với hệ thống sông, suối, ao, hồ phân bố tương đối đều, đă ̣c biê ̣t là hồ sông Đà với lưu vực rộng, diê ̣n tı́ch mă ̣t nước lớn với chất lượng nước cao đã trở thành lợi thế cho phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Mai Châu là một huyện thuộc vùng cao của tỉnh song có đặc điểm riêng biệt. Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, trình độ của con người quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Ngoài thị trấn Mai Châu tập trung đông dân cư, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện, hiện nay ở huyện cũng đã hình thành những tụ điểm dân cư theo hướng đô thị hoá như: Co Lương (Vạn Mai), Đồng Bảng (Đồng Bảng)..., những khu dân cư này phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 15 và là những hạt nhân làm chuyển biến tích cực cho kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Mai Châu. Tình hình dân số và lạo động của huyện Mai Châu thể hiện qua bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 cho thấy, Mai Châu có tốc độ phát triển bình quân dân số qua 3 năm tăng 1,07%. Cùng với việc gia tăng về dân số thì số hộ cũng tăng tốc độ bình quân 3 năm tăng 1,57%. Năm 2018 số hộ nông nghiệp là 10.656 hộ chiếm 79,37%, số hộ phi nông nghiệp chiếm 20,63%. Do số hộ tăng lên, nên số hộ trong các ngành nghề cũng tăng nhưng số hộ nông nghiệp giảm bình quân 0,67%, trong khi đó các hộ phi nông nghiệp tăng mạnh 15,93%. Năm 2018 toàn huyện có tổng số 27.405 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 18.439 lao động chiếm 67,28%, còn lại là lao động ngành nghề khác. Tốc độ lao động tăng các ngành nghề khác khá cao, đặc biệt là CN - TTCN tăng bình quân 3 năm là 15,64%. Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu họ muốn nâng cao thu nhập. Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn.

Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Mai Châu giai đoạn 2016- 2018

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 17/16 18/17 BQ I. Tổng số hộ Hộ 13.012 100,00 13.228 100,00 13425 100,00 101,66 101,49 101,57 - Trong đó hộ nông nghiệp Hộ 10.801 83,01 10.765 81,38 10.656 79,37 99,67 98,99 99,33 II. Tổng số nhân khẩu Người 55.021 100,00 55.619 100,00 56.199 100,00 101,09 101,04 101,06 III. Tổng số lao động Lao động 27.139 100,00 27.263 100,00 27.405 100,00 100,46 100,52 100,49 1. Lao động nông nghiệp Lao động 20.060 73,92 19.393 71,13 18.439 67,28 96,67 95,08 95,87 2. Lao động CN – TTCN Lao động 3.996 14,72 4.564 16,74 5.344 19,50 114,21 117,09 115,64 3. Lao động TM – DV Lao động 3.083 11,36 3.306 12,13 3.622 13,22 107,23 109,56 108,39 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Châu (2018)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Hiện nay, Mai Châu vẫn là huyện nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nền kinh tế huyện đang từng bước phá thế độc canh: các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía… vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, xoài, mận hậu…Các vùng thấp và ven sông đang phát triển phong trào cải tạo cánh đồng nuôi thả cá mùa vụ. Ngoài trâu, bò và gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê…Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan, các sản phẩm chế tác mỹ nghệ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự quan tâm đúng mức.

Cho đến nay, huyện Mai Châu luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ưu tiên phát triển sản xuất, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất, tăng sản lượng các mặt hàng. Tính đến năm 2018, toàn huyện có 659 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng 22 cơ sở so với năm 2016; đã tiêu thụ khối lượng lớn nguồn nguyên vật liệu của địa phương, tạo việc ổn định và giải quyết cho gần 2.400 lao động việc làm tại chỗ (UBND huyện Mai Châu, 2018).

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Mai Châu. Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác (Chiềng Châu), bản Bước (Xăm Khoè), xóm Hang Kia (Hang Kia),... . Du lịch được coi là thế mạnh của huyện Mai Châu với một số địa danh du lịch văn hoá nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả đối với du khách nước ngoài như bản Lác (Chiềng Châu), bản Củm (Vạn Mai), bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Bước (Xăm Khòe)... Với 800 ha diện tích mặt nước, hồ sông Đà là một danh lam thắng cảnh đẹp, có thể thu hút nhiều khách du lịch đến với Mai Châu. Phát huy thế mạnh tiềm năng về du lịch làng nghề, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thường xuyên tăng cường công tác xúc tiến

đầu tư, quảng bá hình ảnh về văn hoá, bản sắc dân tộc, huy động nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 51)