PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 101)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀ

SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MAI CHÂU

4.2.1. Cơ chế chính sách của nhà nước

Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài sản trong khu vực hành chính đã từng bước được hình thành để đưa cơng tác quản lý tài sản công tại các đơn vị thuộc UBND huyện Mai Châu đi vào nền nếp. Song, yều cầu thực tế quản lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chế độ quản lý tài sản tại Văn phòng Ủy ban vừa thiếu, vừa thừa, chưa có

tính đồng bộ, pháp lý cao. Có những chính sách khơng phù hợp với thực tế. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản. Căn cứ Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg, ngày 18-7-2006 của thủ tướng chính phủ và Thông tư số 94/2010/TT-BTC, ngày 09-10-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 170/2006/QĐ-TTg. Ngày 26 tháng 2 năm 2010, Ủy ban huyện Mai Châu ra quy định số 1227- QĐ/UBND huyện Mai Châu về trang bị, sửa chữa, điều chuyển, thu hồi, quản lý, sử dụng tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện. Các văn bản dưới điều chỉnh từng loại tài sản đã được ban hành song còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Việc đơn vị chưa xây dựng được một quy định mang tính hệ thống của quản lý tài sản là một nguyên nhân căn bản của những yếu kém trong hệ thống quản lý tài sản hiện tại của đơn vị. Khi chưa xây dựng được quy chế thì kéo theo đó bộ máy quản lý tài sản cũng sẽ chưa được đầy đủ và chặt chẽ.

Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ cơng nhân viên về cơ chế chính sách nhà nước trong quản lý tài sản cơng của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân

huyện Mai Châu

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

- Rất phù hợp 7 11,67

- Phù hợp 13 21,67

- Bình thường 25 41,67

- Không phù hợp 15 25,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua điều tra cho thấy có 33,33% CBCNV đánh giá về các cơ chế chính sách nhà nước trong quản lý tài sản công là rất phù hợp và phù hợp, tuy nhiên cũng có tới 25% ý kiến đánh giá là không phù hợp.

Lý do dẫn đến đánh giá không phù hợp ở các thể chế, chính sách là do cịn nhiều kẽ hở trong các thể chế chính sách dẫn đến việc quản lý tài sản cơng gặp nhiều khó khăn hơn. Trong đó, một số bất cập chính như định giá bán, thanh lý tại các cơ quan vẫn cịn tình trạng giá thanh lý cao hơn giá kê khai.

4.2.2. Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản

Với năng lực của mỗi cán bộ quản lý trong quản lý tài sản công đánh giá về nhân lực như sau: Nhân lực: Trình độ và kiến thức của cơng chức ở cơ quan quản lý nhìn chung có đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy nhiên, ý thức

tuân thủ pháp luật của một số bộ phận còn hạn chế. Một số cán bộ nhân viên còn chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của bản thân.

Tỷ lệ đánh giá năng lực và ý thức của cơ quan quản lý được đánh giá ở mức trung tốt đến kém. Có 20% ý kiến đánh giá về năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu là tốt, 30% ý kiến đánh giá khá. Tuy nhiên cũng có 16,67% ý kiếm đánh giá kém.

Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân

huyện Mai Châu

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

- Tốt 12 20,00

- Khá 18 30,00

- Trung bình 20 33,33

- Kém 10 16,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Lý do chính năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu kém là do một số cơ quan quản lý là một số vẫn khai, kê khai vống lên so với thực tế khó có thể kiểm sốt được hết.

Hộp 4.1. Hộp ý kiến đánh giá về năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu

Công tác quản lý tài sản cơng đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thốt, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên một bước; hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng. Về cơ bản năng lực quản lý của cán bộ là rất tốt tuy nhiên một bộ phận cán bộ cịn cả nể, cảm tính nên chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung đối với quản lý tài sản công.

Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Quang Thắng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, lúc 14h ngày 12/12/2018

Tại Phịng Tài chính - Kế hoạch, Văn phòng Ủy ban số biên chế được duyệt làm công tác quản lý tài sản là 4 người nhưng đều là những cán bộ mới và trẻ vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế và cái nhìn tồn diện. Những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý tài sản đã xin chuyển công tác khác. Do vậy, việc thiếu hụt cán bộ có kinh nghiệm trong việc quản lý tài sản

là tất yếu. Mặt khác, đội ngũ cán bộ này thường xuyên thay đổi do tổ chức bộ máy quản lý tài sản công không ổn định. Với số lượng cán bộ như vậy song phải kiêm nhiệm nhiều công việc như quản lý về giá, về số lượng... nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý tài sản cơng. Trình độ năng lực tại một số bộ phận của đơn vị còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của hệ thống quản lý tài sản. Trong hệ thống, có những bộ phận có năng lực cao, đảm nhận tốt nhiệm vụ nhưng cũng có những bộ phận chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý. Hệ thống quản lý tài sản là một hệ thống mang tính logic, chặt chẽ từ đầu đến cuối nên nếu một bộ phận của một khâu nào yếu sẽ gây ảnh hưởng đến cả hệ thống

4.2.3. Ý thức của người sử dụng

Trong quá trình sử dụng các TSC, đòi hỏi người sử dụng am hiểu, cẩn thận trong quá trình sử dụng. Mức độ phân cấp trong nội bộ cơ quan sử dụng. Trình độ và kiến thức của người sử dụng đánh giá chung là tốt. Tuy nhiên, ý thức tuân thủ pháp luật vẫn còn nhiều người coi thường.

Nguồn tài chính: Mức độ chủ động về kinh phí cịn hạn chế. Chủ yếu là ỷ lại và lạm dụng vào nguồn kinh phí được cấp.

Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về ý thức của người sử dụng tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

- Tốt 10 16,67

- Khá 17 28,33

- Trung bình 21 35,00

- Kém 12 20,00

Nguồn: Số liệu phiếu điều tra (2018)

Qua bảng 4.20, đánh giá của CBCNV về ý thức của người sử dụng tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu cho thấy tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình đạt tỷ lệ cao nhất là 35%; tỷ lệ đánh giá mức khá 28,33%, tỷ lệ đánh giá mức tốt là 16,67%. Tuy nhiên vẫn có tới 20% ý kiến đánh giá kém.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Phịng Tài chính - Kế hoạch, công tác quản lý tài sản cơng vẫn cịn một số tồn tại: một số ít cơ quan, đơn vị chưa nhận thức

đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác quản lý, chưa nắm bắt kịp thời về số lượng và giá trị tài sản của đơn vị mình quản lý; chấp hành khơng đầy đủ các chế độ báo cáo tài sản cơng và hạch tốn tài sản theo chế độ quy định; việc sử dụng tài sản tại một số đơn vị còn sai mục đích dẫn đến lãng phí; quy trình xử lý tài sản chưa thực hiện theo đúng quy định; một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, đơn vị…

Quá trình khai thác sử dụng tài sản quyết định hiệu quả của tài sản. Quá trình này được thực hiện bởi các đơn vị, cá nhân được nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Nếu người sử dụng sử dụng tài sản mục đích thì thời gian khai thác và sử dụng tài sản sẽ bị ảnh hưởng gây khó khăn cho công tác quản lý tài sản.

Hộp 4.2. Hộp ý kiến đánh giá về ý thức của người sử dụng tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu

Mặc dù nhà nước đã ban hành khá nhiều quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ quản lý tài sản nhưng vẫn cịn tình trạng sử dụng tài sản cơng sai mục đích ở các cơ quan hành chính cũng khơng phải là ngoại lệ. Ví dụ, năm 2017: Khi kiểm kê đã phát hiện Phòng Giáo dục đã sử dụng tài sản cơng sai mục đích đó là cho một trường học bên ngoài thuê một máy phô tô. Không những sử dụng tài sản sai mục đích mà tình trạng lãng phí điện, nước, điện thoại vẫn diễn ra. Nhiều trường hợp, trong phòng làm việc khơng có người nhưng các thiết bị như: đèn chiếu sáng, quạt, điều hòa vẫn bật.

Nguồn: Phỏng vấn ơng Nguyễn Quang Thắng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, lúc 14h ngày 12/12/2018

Bên cạnh việc hoàn thiện và ban hành đồng bộ các quy định của địa phương về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công; công tác chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản cơng tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh đã có nhiều chuyển biến. Việc chấp hành chế độ, chính sách trong cơng tác quản lý tài sản công đã đi vào nề nếp; việc triển khai thực hiện Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành đã thu được kết quả bước đầu, công tác kiểm kê tài sản công, phân loại tài sản đạt kết quả tốt.

Đặc biệt, hàng năm Phịng Tài chính - Kế hoạch báo cáo UBND huyện thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao kiến thức của các cán bộ quản lý tài sản cơng tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong huyện thông qua lớp tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý tài sản

đảm bảo thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; trình tự thủ tục mua sắm công khai, minh bạch; việc xác định giá trị tài sản theo nguyên tắc thị trường; việc mua sắm tài sản cơng được hạch tốn đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định; các cơ quan đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản công chấp hành đúng quy định về lập hồ sơ quản lý tài sản, thực hiện các trình tự, thủ tục về đầu tư mua sắm, thu hồi, điều chuyển…, thẩm quyền, trách nhiệm được phân cấp rõ ràng. Công tác kê khai đăng ký, báo cáo tài sản công được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)