Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 42 - 46)

PHẦN 1 MỞ DẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc

ban nhân dân huyện

2.1.5.1. Các chính sách, quy định của Nhà nước

Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC với thực tế. Trong hệ thống cơ chế quản lý TSC thì các yếu tố pháp luật (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC trong cơ quan hành chính nhà nước) phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất. Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống chính sách, chế độ, quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thốt TSC đang xảy ra phổ biến trong xã hội (Trần Đức Thắng, 2016)

Mặt khác q trình quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp thu được hiệu quả nhiều hay ít cũng phần lớn phụ thuộc vào tính hợp lý, thơng thống của chính sách. Ngược lại tính khơng đồng bộ, thiếu nhất qn sẽ gây cản trở rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp. Vì vậy việc hoạch định các chính sách quản lý tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp phải được tiến hành một cách thận trọng, kịp thời với chất lượng cao để soạn thảo ra các chính sách sát với thực tế, sớm đi vào đời sống xã hội phục vụ tốt nhất q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước (Trần Đức Thắng, 2016)

Hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp phụ thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp trong việc thực hiện đúng vai trị, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng cơ chế quản lý. Cán bộ, công chức làm cơng tác quản lý TSC có nhận thức sâu sắc về vai trị, tầm quan trọng của TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp, có trình độ chun mơn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp cho q trình quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp thu được hiệu quả (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

2.1.5.2. Trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan

Đối tượng của hệ thống quản lý đó là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử khác nhau và do đó các phản ứng với các quyết định quản lý cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, trình độ văn hố, hiểu biết pháp luật của cán bộ, cơng chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối vớ các quyết định quản lý. Nếu ý thức tuân thủ pháp luật và chính sách của cán bộ cơng chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản được nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý TSC (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

2.1.5.3. Năng lực và ý thức của người làm công tác quản lý tài sản công

Mọi tài sản công đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Quản lý nhà nước về tài sản cơng được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Tài sản công phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ,

bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm. Tài sản cơng phải được hạch tốn đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tài sản công được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật (Phan Hữu Nghị, 2015).

Đối tượng của hệ thống quản lý TSC trong khu vực hành chính đó là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử khác nhau và do đó các phản ứng với các quyết định quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, trình độ văn hố, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối với các quyết định quản lý (Phan Hữu Nghị, 2015).

Nếu ý thức tuân thủ pháp luật và chính sách của cán bộ cơng chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản được nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, trình độ văn hố theo nghĩa rộng nhất là văn hố pháp luật khơng phải tự nhiên mà có; nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi người và không thể thiếu sự thuyết phục, giáo dục quản lý của hệ thống chính trị trong đó có nhà nước (Phan Hữu Nghị, 2015).

Năng lực quản lý và ý thức chấp hành của đối tượng quản lý: Công tác quản lý tài sản trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện còn nhiều yếu kém. Do các đơn vị cịn nặng tính bao cấp nên chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản, việc hạch tốn và theo dõi tài sản khơng kịp thời và đầy đủ, kế tốn chưa tính hao mịn và trích khấu hao tài sản cố định đúng chế độ qui định, thậm chí có đơn vị khơng phản ánh tài sản vào sổ và báo cáo kế toán. Đây là kẽ hở để phát sinh thất thoát, nhất là các loại tài sản và thiết bị chuyên dùng điện tử, tin học. Do vậy, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho cơ chế quản lý tài sản công được thực

hiện hiệu lực hiệu quả. Đồng thời do cán bộ có kinh nghiệm khơng nhiều, trong khi đó đa phần là lực lượng trẻ chưa trải qua nhiều lĩnh vực cơng tác nên chưa có cách nhìn tồn diện và chưa có kinh nghiệm thực tế nên ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ về quản lý tài sản (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

2.1.5.4. Ý thức trách nhiệm của người sử dụng tài sản

Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước được phân cấp sao cho phù hợp với mục tiêu của từng bộ, ngành, địa phương. Hoạt động cơ quan hành chính nước dự trên nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được quy định trong văn bản pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Năng lực của cơ quan sử dụng TSC căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của cơ quan đó. Mỗi cơ quan, đơn vị được quy định về định mức tài sản khác nhau. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TSC. Xuất phát từ sự phân cấp năng lực cơ quan quản lý mà mỗi cơ quan quản lý hành chính, dơn vị sự nghiệp cũng có giới hạn sử dụng TSC khác nhau (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).

Mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có các phương án khốn kinh phí sử dụng TSC nói chung có một số chức danh. Vì vậy, đối với mỗi cơ quan, đơn vị có các chức danh theo tiêu chuẩn mới đủ điều kiện để sử dụng TSC.

Mỗi cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có chức năng, trình độ chun mơn nghiệp vụ riêng biệt. Vì vậy, các thiết bị, TSC sẽ được mua sắm, sử dụng... theo đặc thù từng cơ quan, đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm này mà năng lực của từng cơ quan, đơn vị có ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng TSC (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).

Tài sản công được sử dụng đúng mục đích sẽ phát huy được năng suất làm việc. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Sử dụng tài sản cơng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tài sản công khơng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng tài sản cơng lãng phí hoặc khơng sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật. Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 42 - 46)