Quản lý tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Giang,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại văn phòng đăng ký đất đai tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 37)

Thái Bình

Theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Việc xây dựng và kiện toàn mô hình Văn phòng đăng ký một cấp phải được thành lập trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Để nhân rộng mô hình Văn phòng đăng ký một cấp trên phạm vi cả nước Bộ TN&MT đề xuất mô hình chung cho các tỉnh, thành phố với một số tiêu chí trọng điểm như tên gọi chung là "Văn phòng đăng ký đất đai" như đã quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Về quy trình kiện toàn Văn phòng các địa phương phải thực hiện các bước như: Xây dựng đề cương đề án kiện toàn Văn phòng hai cấp thành một cấp; thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc thực hiện đề án; điều tra, khảo sát, xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực... của Văn

phòng; trình UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án. Bên cạnh đó, phải xây dựng, trình duyệt đề án vị trí việc làm, kế hoạch biên chế, lao động của từng đơn vị trực thuộc Văn phòng và các chi nhánh; tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; xây dựng, trình duyệt phương án thu, chi tài chính đảm bảo hoạt động của Văn phòng và các chi nhánh...

Việc kiện toàn VPĐKĐĐ một cấp tại các địa phương là một công việc khó khăn, phức tạp, có nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung, cương quyết của UBND tỉnh, sự tham gia phối hợp, hỗ trợ tích cực thường xuyên của các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thì tổ chức mới được thành lập, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đúng pháp luật, góp phần cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai, và đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng đất và cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Trước mắt, để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VPĐKĐĐ một cấp được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TT-LT-BTNMT-BNV-BTC.

Sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trực thuộc Sở TNMT tại 4 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

- Quản lý tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Giang: Tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Giang đã ban hành quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, việc thực hiện thu, chi đã được Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Giang xây dựng trong quy chế tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, từ đó làm cơ sở kiểm soát chi chặt hơn và rõ ràng hơn thông qua việc ban hành văn bản về quyết định thu, chi tài chính tại Văn phòng và các chi nhánh trong tỉnh Bắc Giang.

Đơn vị phải thực hiện lập chứng từ kế toán theo đúng mẫu chứng từ kế toán được Bộ Tài chính quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006; Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010. Chứng từ kế toán lập nội dung phải rõ ràng; chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không được tẩy xoá, không viết tắt, số tiền bằng chữ phải khớp đúng với số tiền bằng số; chữ ký trên chứng từ kế toán phải có đầy đủ chữ ký theo các chức danh quy định trên chứng từ. Định kỳ phải lập Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá

theo, Biên bản kiểm kê quỹ; Biên bản kiểm kê tài sản cố định theo mẫu tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006.

Sổ kế toán phải được mở đầy đủ và ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán. Việc mở sổ kế toán phải bảo đảm đầy đủ các thủ tục pháp lý của sổ kế toán theo quy định (ghi rõ tên đơn vị, ngày tháng năm lập sổ, ngày tháng năm khoá sổ, họ tên, chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị, giữa các trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán).

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006; Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán phải thuyết minh chi tiết cụ thể về tình hình biên chế, lao động quỹ lương; tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của đơn vị, tình hình kinh phí chưa quyết toán, tình hình nợ, tình hình sử dụng các quỹ và phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh, nêu ra kiến nghị xử lý.

Để đảm bảo triển khai việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Giang ban hành các quy định quản lý tài chính cụ thể về mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện, quy định rõ, minh bạch về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu về tài chính và việc sử dụng các nguồn lực tài chính làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Quản lý tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thu, chi trên cơ sở đã được thảo luận dân chủ, công khai trong cán bộ viên chức toàn đơn vị, có ý kiến tham gia của Công đoàn xây dựng được các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị, chủ động quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù và hoạt động chuyên môn, trong đó có một số nội dung và định mức khoán như: Văn phòng phẩm, công tác phí, tiền điện sinh hoạt, làm việc tại Văn phòng, ...hiệu quả, tiết kiệm, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ viên chức trong toàn đơn vị.

Trong điều kiện cụ thể ở các đơn vị sự nghiệp của Việt Nam hiện nay, phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính, các

đơn vị sự nghiệp có thể nghiên cứu triển khai áp dụng thử nghiệm phương pháp lập dự toán cấp không cho một số hoạt động tự chủ của đơn vị.

Như vậy, trong quá trình chấp hành dự toán thu, các đơn vị sự nghiệp phải coi trọng công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với các đơn vị được sử dụng nhiều nguồn thu đồng thời cần có biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm. Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó phải tổ chức hệ thống thông tin để ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục giám sát quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng. Muốn vậy các đơn vị phải tổ chức hệ thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở đó tiến hành phân loại các khoản thu, ghi chép trên hệ thống sổ sách và định kỳ thiết lập các báo cáo tình hình huy động các nguồn thu.

Song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu đảm bảo tài chính cho hoạt động, các đơn vị sự nghiệp phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả (Nguyễn Văn Thành, 2012).

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý tài chính đối với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Ninh

Từ thực tiễn nghiên cứu một số đơn vị như trình bày ở trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

* Đối với lập dự toán thu và thực hiện

- Trong quá trình lập và chấp hành dự toán thu, các đơn vị sự nghiệp phải coi trọng công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Cần có biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm.

- Phải tổ chức hệ thống thông tin để ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục giám sát quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng.

- Tổ chức hệ thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở đó tiến hành phân loại các khoản thu, ghi chép trên hệ thống sổ sách và định kỳ thiết lập các báo cáo tình hình huy động các nguồn thu.

* Lập dự toán chi và thực hiện

- Xây dựng cơ chế chi tiêu phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khả năng nguồn kinh phí của đơn vị. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thu, chi trên cơ sở đã được thảo luận dân chủ, công khai trong cán bộ viên chức toàn đơn vị, có ý kiến tham gia của Công đoàn xây dựng được các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị, chủ động quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù và hoạt động chuyên môn, trong đó có một số nội dung và định mức khoán như: Văn phòng phẩm, công tác phí, tiền điện sinh hoạt, làm việc tại Văn phòng,...hiệu quả, tiết kiệm, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ viên chức trong toàn đơn vị.

- Công tác lập dự toán phải bám sát nhu cầu thực tế, có dự báo trước những khoản phát sinh trong kế hoạch nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý chi theo đúng dự toán giao.

- Trong quá trình quản lý tài chính cần kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi tiêu, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

- Sổ kế toán phải được mở đầy đủ và ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán. Việc mở sổ kế toán phải bảo đảm đầy đủ các thủ tục pháp lý của sổ kế toán theo quy định.

- Phối hợp chặt chẽ các phòng, các bộ phận trong quá trình quản lý, điều hành thực hiện dự toán, quyết toán; công tác hoạch toán và quyết toán phải kịp thời, đúng nội dung kinh tế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu: Lập dự toán, thực hiện, chấp hành dự toán và quyết toán.

- Thực hiện phân công, phân cấp nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn; tăng cường tính chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra nội bộ.

- Phải ban hành các quy định quản lý tài chính cụ thể về mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện, quy định rõ, minh bạch về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu về tài chính và việc sử dụng các nguồn lực tài chính làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại văn phòng đăng ký đất đai tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 37)