Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 36 - 41)

2.1.6.1. Các chủ trương, chính sách luật pháp của nhà nước về thuế

Các chính sách, pháp luật của nhà nước càng hoàn thiện thì càng tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ, vững chắc, làm cho công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân được thuận lợi. Chính sách, pháp luật thiếu minh bạch thì cơ sở xác định sai phạm không vững chắc, có thể gây những tranh luận không có hồi kết về mức độ đúng sai trong hành vi của người nộp thuế và của cơ quan thuế. Chính sách, pháp luật không đầy đủ thì không có cơ sở pháp lý để tiến hành biện pháp công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân khi cần thiết...

mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nước. Để thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp một cách hiệu quả thì môi trường xã hội, môi trường pháp lý nói chung và pháp luật về thuế nói riêng phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ. Một số tác động chủ yếu của những môi trường này tác động đến quản lý thuế như sau:

Thứ nhất, nội dung của các sắc thuế. Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế và các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo một số sắc thuế dưới đây. Thuế giá trị gia tăng: là một loại thuế tiêu dùng, tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Giá trị gia tăng (GTGT) là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Thuế GTGT phải nộp ở mỗi giai đoạn được tính bằng cách lấy số thuế GTGT đầu ra (tính được bằng cách lấy thuế suất x giá hàng hoá dịch vụ bán ra) trừ số thuế GTGT đầu vào (tính được bằng cách lấy thuế suất x giá hàng hoá dịch vụ mua vào). Thuế GTGT là công cụ có hiệu quả trong việc động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế tiêu dùng, đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục qui định, được tính căn cứ vào giá cả và thuế suất (giá tính thuế là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt). Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu quan trọng của NSNN, là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được coi là đặc biệt, thực hiện tái phân phối thu nhập của các tầng lớp có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Thuế thu nhập doanh nghiệp: là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế (bằng doanh thu trừ chi phí+các thu nhập khác) x thuế suất. Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, là một trong các nguồn thu quan trọng của NSNN. Thuế tài nguyên: là loại thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác được. Thuế này được tính bằng cách lấy số lượng tài nguyên thực tế khai thác x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên Thuế suất. Thuế tài nguyên là công cụ để quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên

nhiên của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái và động viên một phần thu nhập cho NSNN. Thuế môn bài: là thuế đăng ký kinh doanh được tính theo năm. Mức thuế được áp dụng theo số tuyệt đối và được phân biệt theo 2 nhóm: tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh cá thể. Đối với doanh nghiệp thì mức môn bài được qui định từ 1 đến 3 triệu đồng tuỳ theo vốn đăng ký. Ngoài ra còn một số khoản thu khác đối với doanh nghiệp như thuế nhà đất, tiền thuê đất. Những khoản thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu từ doanh nghiệp (Vũ Văn Cương, 2012).

Thứ hai, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp thực sự hiểu biết pháp luật về thuế thì ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế sẽ cao. Trước hết, các doanh nghiệp phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ, tự nguyện cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế. Nếu doanh nghiệp cố ý gian lận các khoản tiền thuế phải nộp, họ không những không nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước thông qua việc kê khai khống giá mua hàng, nhất là hàng xuất khẩu để được hoàn thuế. Tình trạng trốn, lậu thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn ra ở các địa bàn khác nhau, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội và đưa quản lý thu thuế vào nề nếp (Vũ Văn Cương, 2012).

Thứ ba, các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội tạo cơ sở cho quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp. Nếu như các qui định về quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tư… không được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt; môi trường kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế, trách nhiệm pháp lý chưa cao sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp (Vũ Văn Cương, 2012).

2.1.6.2. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý thuế

Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế. Năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả

cao; thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của các doanh nghiệp. Chức năng, tổ chức và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp. Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế. Cán bộ thuế phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với các doanh nghiệp vi phạm luật thuế (Nguyễn Thị Lệ Thuý, 2009).

2.1.6.3. Cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế

Bên cạnh nhân tố con người, yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế.Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp hoạt động quản lý thuế đạt mục tiêu giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Hoạt động này cần được thực hiện với các nội dung sau: Xây dựng và cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về doanh nghiệp một cách đầy đủ. Hệ thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sự đối chiếu thông tin một cách tự động. Xây dựng phần mềm phân tích phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như: phân loại đối tượng thanh tra, kiểm tra; phân tích kê khai, phân tích báo cáo tài chính, đối chiếu hóa đơn... Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng như với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau (Lưu Ngọc Thơ, 2013).

2.1.6.4. Sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân

Trong quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân có nhiều cơ quan cùng tham gia vào, trong đó Chi cục Thuế cấp huyện có vai trò chủ đạo, nhưng cần cần có sự tham gia phối hợp của các cơ quan ban ngành các

cấp ở địa phương. Ngoài quy chế làm việc của ngành, quy chế phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận và cá nhân cán bộ thuế trong từng khâu công việc, từng chức năng quản lý thuế… được thực hiện thông suốt, có hiệu quả thì việc phối hợp với các cơ quan chức năng ngoài ngành như: Công an, Tài chính, Kho bạc, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, Hải quan, Quản lý thị trường… trong việc cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, trốn thuế… sẽ có tác dụng và hiệu quả trong việc phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho công tác quản lý thuế tốt hơn (Quốc hội, 2019).

Sự phân cấp và trách nhiệm của các cơ quản: Khi có sự phân cấp và nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, các nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất lâm nghiệp thì công việc sẽ tốt. Nhưng nếu việc phân cấp không rõ ràng, trách nhiệm không rõ ràng và chồng chéo sẽ gây ra sự ỉ lại không ai chịu nhận trách nhiệm sẽ dẫn tới công tác quản lý kém hiệu quả. Tuy nhiên, trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân với việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp chưa được qui định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế...

2.1.6.5. Đặc điểm và nhận thức của các doanh nghiệp tư nhân

Trong giai đoạn đầu, phần lớn các doanh nghiệp tư vân hầu như đều gặp phải vấn đề thiếu vốn. Các tổ chức tài chính thường e ngại khi tài trợ cho các doanh nghiệp tư nhân này vì họ chưa có quá trình kinh doanh, chưa có uy tín và chưa thể tạo lập được khả năng trả nợ. Do vậy, các doanh nghiệp tư nhân phần lớn dựa vào nguồn vốn chính từ bạn bè, thu hút vốn qua hình thưc mua bán chịu… Việc mở rộng doanh nghiệp luôn bị hạn hẹp về nguồn vốn. Cùng với đó trình độ khoa học công nghệ sản xuất tại các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu ở mức thấp, chưa đồng bộ,… sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu. Do đó, rủi ro về tài chính của các doanh nghiệp tư nhân là rất lớn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu thuế của các cơ quan quản lý và nộp thuế của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được xem là yếu tố bên ngoài quan trọng mà cơ quan thuế phải quản lý. Ý thức tự giác, chấp hành Pháp luật thuế của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ tới kết quả thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên ý thức tự giác của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, năng lực tài chính,… đó là những yếu tố không thể điều khiển được, cơ quan thuế không thể tác động, xong có thể bằng các giải pháp quản lý, tác động thích hợp để tác động vào ý thức của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Cấp độ từ chối: Doanh nghiệp tách khỏi sự quản lý của cơ quan thuế, thể hiện sự kháng cự, thù địch với cơ quan thuế. Tuy nhiên đối tượng này hiện nay rất ít và gần như không có. Cấp độ miễn cưỡng: Doanh nghiệp có sự tuân thủ tuy nhiên chỉ là miễn cưỡng, ép buộc, nếu tránh được sự quản lý của cơ quan thuế thì đối tượng này sẽ tìm mọi cách để tránh. Đối tượng này rất dễ có những hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế. Cấp độ chấp nhận: Doanh nghiệp chấp nhận và tuân thủ sự quản lý của cơ quan thuế, có tinh thần tự giác cao, hòa hợp với cơ quan thuế. Cam kết, doanh nghiệp nằm trong nhóm cấp độ cam kết này rất có tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế, tích cực hợp tác với cơ quan thuế, có thể là tấm gương chấp hành tốt nghĩa vụ thuế cho các đối tượng khác (Braithwaite, 2001).

2.1.6.6. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội

Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, tình hình chính trị, ngoại giao… có ảnh hưởng đến việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ lạm phát được kìm chế, tình hình chính trị ổn định sẽ có tác động tích cực đến việc quản lý thuế của các doanh nghiệp. Ngược lại, sẽ có tác động bất lợi đến công tác quản lý thuế. Lạm phát cao đặc biệt trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay thanh toán vẫn chủ yếu dùng tiền mặt làm giảm mức sinh lời rõ rệt của các hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó là tâm lý trốn thuế, tránh thuế của doanh nghiệp làm cho công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, hao tốn nhiều nguồn lực (Vũ Văn Cương, 2012).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)