Thực trạng quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 41 - 45)

trên thế giới

a. Kinh nghiệm của Indonesia

- Đăng ký thuế: Trong phạm vi 1 tháng kể từ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải đăng ký thuế tại cơ quan thuế cấp quận, huyện để được cấp mã số thuế. Tổng số đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng,

thuế thu nhập doanh nghiệp là là 2,8 triệu trong đó có 812.782 doanh nghiệp. Việc đăng ký và cấp mã số thuế vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống (bằng giấy) (Trần Duy Trường, 2015).

- Dịch vụ cho đối tượng nộp thuế: Tổng cục Thuế cam kết cung cấp các dịch vụ tuyệt hảo cho đối tượng nộp thuế để giúp họ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Tổng cục Thuế đã xây dựng trang thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin nhanh cho đối tượng nộp thuế và công chúng, đồng thời có một bộ phận tư vấn điện tử đặt tại Jakata phục vụ trong phạm vi cả nước (Trần Duy Trường, 2015).

- Thanh tra, kiểm tra: Thanh tra, kiểm tra là chức năng cơ bản của cơ quan thuế và có vị trí quan trọng để đảm bảo thành công trong việc thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai thuế. Việc thực hiện thanh tra chủ yếu dựa trên kỹ thuật phân tích rủi ro. Tại Indonesia, thanh tra được phân ra nhiều loại: thanh tra tại cơ quan thuế, thanh tra tại cơ sở. Theo thứ tự ưu tiên, thanh tra được sắp xếp theo thứ tự như sau: Thanh tra thường xuyên, thanh tra chứng cứ ban đầu (được thực hiện để thu thập chứng cứ ban đầu chứng tỏ doanh nghiệp vi phạm luật hình sự), thanh tra tại cơ sở của doanh nghiệp, thanh tra đặc biệt (được thực hiện khi doanh nghiệp có sự bất thường) (Trần Duy Trường, 2015).

Hệ thống tiêu chí để lựa chọn thanh tra trên cơ sở dữ liệu từ tờ khai thuế, báo cáo tài chính doanh nghiệp và các thông tin khác, sau đó được chấm điểm để lựa chọn. Việc thanh tra cũng có thể được mở rộng phạm vi và thời gian, đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp đã được thanh tra thuế sẽ không bao giờ bị thanh tra lại trong phạm vi một năm (trừ những trường hợp rất đặc biệt) (Trần Duy Trường, 2015).

Từ năm 2002, thanh tra thuế được ưu tiên tập trung vào doanh nghiệp qui mô vừa trở lên. Việc thanh tra các doanh nghiệp lớn phải được chấp thuận của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Trần Duy Trường, 2015).

- Cơ chế tự khai-tự nộp thuế: Indonesia đều đã thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp đối với quản lý thu thuế doanh nghiệp (với các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp...) và cả các đối tượng khác như đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh cơ chế tự khai, tự nộp, cơ chế cơ quan thuế tính thuế và ra thông báo thuế vẫn được áp dụng đối với các khoản phí, lệ phí và một số khoản thu khác (Trần Duy Trường, 2015).

- Kê khai thuế qua mạng Internet: Tại Indonesia, tháng 7/2002, Tổng cục Thuế bắt đầu áp dụng kê khai thuế qua mạng. Điều này được xem như một bước

cải thiện dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế. Việc kê khai thuế qua mạng được áp dụng trước hết đối với tờ khai thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong tháng có từ 500 hoá đơn trở lên. Những doanh nghiệp trong tháng có dưới 500 hoá đơn vẫn áp dụng kê khai thuế theo phương pháp truyền thống (bằng giấy). Việc kê khai thuế qua mạng đã đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. Dịch vụ này đang được nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về mặt pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật để mở rộng về đối tượng và sắc thuế (Trần Duy Trường, 2015).

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế: Indonexia đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế từ khâu đăng ký thuế (cấp mã số đối tượng nộp thuế), xử lý tờ khai thuế, theo dõi thu nộp, xác định các tiêu chí đánh giá rủi ro, giúp cơ quan thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thuế đầu vào, thuế đầu ra trong thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng, dịch vụ điện tử cho các DN, lập báo cáo và cung cấp thông tin, trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan và phục vụ cho quản lý nội bộ ngành (Trần Duy Trường, 2015).

b. Kinh nghiệm của Mỹ

Về kê khai thuế, người nộp thuế tại Mỹ sẽ có nghĩa vụ khai tờ khai thuế của mình vào ngày 15 tháng 4 hàng năm. Nếu người nộp thuế không có khả năng khai tờ khai đúng hạn, người đó có thể đề nghị gia hạn tự động thời gian khai thuế cho đến ngày 15 tháng 10, tuy nhiên vẫn phải nộp thuế (Đào Duy Bẩy, 2012).

Theo nguyên tắc chung, người nộp thuế có thể bị cơ quan thuế thanh tra trong phạm vi ba năm kể từ ngày tờ khai thuế được khai. Tuy nhiên, giới hạn thời gian này có thể được kéo dài nếu người nộp thuế đã kê khai thiếu thuế một cách nghiêm trọng hoặc kê khai gian lận tờ khai thuế. Nếu một tờ khai là gian lận hoặc không được khai, việc thanh tra là không giới hạn. Nếu một người nộp thuế kê khai thiếu từ 25% số thuế phải nộp trở lên trong một tờ khai thì giới hạn thời gian thanh tra là 6 năm. Cơ quan thuế Mỹ (IRS-Inland Revenue Service) phải thông tin với người nộp thuế rằng người đó không được yêu cầu để gia hạn thời gian thanh tra (Đào Duy Bẩy, 2012).

Về thanh tra thuế: Người nộp thuế sẽ nhận được một “bức thư 30 ngày’ thông báo rằng người đó đã được thanh tra và sẽ thông báo cho người đó các điều chỉnh và thay đổi mà Cơ quan thuế IRS đề xuất. Người nộp thuế có được một thời hạn 30 ngày để trả lời bức thư đó. Tất nhiên việc trả lời cũng có thể được thực hiện bởi luật sư hoặc kế toán của người nộp thuế (Đào Duy Bẩy, 2012).

c. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Thứ nhất, tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy Tổng cục thuế theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương: Tổng cục thuế - Cục thuế tỉnh, thành phố - Chi cục thuế huyện, quận và các xã. Cơ quan thuế được tổ chức gắn với từng địa bàn tỉnh, huyện, xã. Bên cạnh bộ máy thuế quốc gia còn có bộ máy thuế địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố có nhiệm vụ quản lý thu thuế địa phương. Tuy nhiên, bộ máy này chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục thuế quốc gia. Bộ máy thuế địa phương gồm Cục thuế tỉnh, thành phố, Chi cục thuế quận, huyện, phòng thuế xã. Hệ thống thuế trung ương của Trung Quốc chủ yếu quản lý hai loại thuế gián thu là thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Số thu từ thuế giá trị gia tăng chiếm trên dưới 50% tổng thu về thuế cả NSNN. Vì vậy, việc quản lý thuế của Trung quốc chủ yếu tập trung vào sắc thuế này (Trần Huy Trường, 2015).

- Phương pháp tự kê khai: Các doanh nghiệp tự nhân tự kê khai giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ tự kê khai và nộp thuế theo quy định của luật thuế. Cơ quan thuế không ra thông báo thuế mà chỉ thực hiện việc kiểm tra sau khi các doanh nghiệp dân doanh kê khai. Quy định này nhằm nâng cao ý thức tự giác của người nộp thuế. Cơ quan thuế dành thời gian và nhân lực cho việc thanh, kiểm tra đối tượng nộp thuế. Các doanh nghiệp có trụ sở chính ở địa phương nào thì đăng ký và kê khai nộp thuế ở địa phương đó. Các doanh nghiệp có chi nhánh ở địa phương khác phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng ở địa phương đó và xuất hoá đơn giá trị gia tăng riêng (Trần Huy Trường, 2015).

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Toàn bộ hệ thống thuế Trung Quốc có 3.000 tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thuế trực thuộc cơ quan thuế các cấp, với 80.000 cán bộ làm công tác kiểm tra. Năm 1996, Quốc vụ viện Trung quốc thông qua phương án cải cách thu thuế trong đó có biện pháp lấy công tác thanh tra, kiểm tra làm trọng điểm của cải cách quản lý thu. Việc sử dụng cán bộ quản lý cũng như cán bộ kiểm tra thu thuế ở Trung Quốc đã thực hiện cải cách một bước, từ chỗ sử dụng cán bộ chuyên quản để quản lý đối tượng, bao gồm nhiều loại thuế chuyển sang sử dụng cán bộ chuyên môn hóa theo từng sắc thuế (Trần Huy Trường, 2015).

- Tuyên truyền thuế: Cơ quan thuế thành lập tổ chức chuyên trách về tuyên truyền thuế ở các tỉnh, thành phố. Các trung tâm tuyên truyền thuế ngoài

nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế để nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp, làm cho luật thuế đi vào đời sống kinh tế, xã hội. Nội dung tuyên truyền được xác định hàng năm với trọng điểm, trọng tâm nhất định. Trong các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả của ngành thuế Trung Quốc, đặc biệt có việc đưa nội dung thuế vào chương trình giáo dục phổ thông, nội dung trên cả 2 mặt: tuyên truyền mặt tốt và phê bình mặt xấu (Trần Huy Trường, 2015).

- Tổ chức và hoạt động tư vấn thuế: Tư vấn là một nội dung quan trọng được thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện. Trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động tư vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động các tổ chức tư vấn thuế. Ở Trung ương có Trung tâm tư vấn thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trung tâm tư vấn thuế trực thuộc các tỉnh, thành phố (riêng Bắc Kinh chưa thành lập) (Trần Huy Trường, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)