2.2.1 Kinh nghiệm về phát triển sản xuất dứa ở Việt Nam
Ở nước ta, dứa trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng gần 50.000 ha với sản lượng khoảng 500.000 tấn trong đó 90% là phía Nam. Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ… miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,… Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 40 tấn, phía Nam 45 tấn/ha.
Bảng 2.1. Diện tích trồng dứa theo địa phương
Đơn vị tính: 1000 ha
Vùng/Năm 2013 2014 2015
Cả nước 40,5 40,6 40,4
Đồng bằng sông Hồng 4,0 3,6 3,5
Trung du và Miền núi phía Bắc 3,6 3,8 3,7
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 7,6 7,5 7,4
Tây Nguyên 1,2 1,1 1,1
Đông Nam Bộ 1,3 1,0 0,9
Đồng bằng sông Cửu Long 22,8 23,6 23,9
Bảng 2.2. Sản lượng dứa phân theo địa phương
Đơn vị tính: 1000 tấn
Vùng/Năm 2013 2014 2015
Cả nước 530,7 576,0 585,6
Đồng bằng sông Hồng 53,1 58,9 61,4
Trung du và miền núi phía Bắc 34,8 37,7 36,3 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 76,8 76,9 77,3
Tây Nguyên 17,7 13,2 10,3
Đông Nam Bộ 16,2 15,8 19,1
Đồng bằng sông Cửu Long 332,1 373,5 381,3
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (2015) Qua bảng 2.1 và 2.2 cho ta thấy diện tích trồng dứa của cả nước liên tuy có giảm chút ít nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất dứa nói chung của cả nước.Năm 2013 diện tích dứa của cả nước là 40.500 ha, đến năm 2015 còn 40.400 ha, nguyên nhân là do một số vùng thử nghiệm trồng dứa không hiệu quả và không có đầu ra nên chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế hơn. Dứa được trồng ở hầu hết các tỉnh của cả nước, song tập trung chủ yếu ở miền nam chiếm 61% tổng diện tích trồng dứa cả nước, đặc biệt là đồng bằng song Cửa Long chiếm 44% tổng diện tích trồng dứa. Các tỉnh miền bắc có địa hình thích hợp cho việc trồng dứa nhằm cải tạo đất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích cây trồng dứa của miền bắc còn thấp chiếm 39% tổng diện tích. Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn nhất cả nước là Tiền Giang, Hậu Giang ở miền Nam, Thanh Hóa, Nghệ An ở Bắc Trung bộ, Ninh Bình ở miền Bắc, Quảng Nam ở duyên hải Nam Trung bộ. Trong đó, năm 2015, sản lượng dứa của Kiên Giang có xu hướng giảm, mặc dù diện tích trồng dứa đang tăng, ở mức độ nhẹ. Do đó, theo Bộ NN&PTNT, năm 2015, Tiền Giang vượt lên là tỉnh có sản lượng dứa lớn nhất trong cả nước (260.300 tấn dứa tươi), sau đó đến Hậu Giang (85.000 tấn dứa tươi), Ninh Bình (47.400 tấn dứa tươi) và Nghệ An (16.600 tấn) Thanh Hoá (20.500 tấn)...Trong thời gian qua, dứa là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển nhằm phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy mà diện tích gieo trồng luôn được mở rộng, mức độ đầu tư tăng năng suất cây trồng cũng được quan tâm rõ rệt.
- Giống: Ở Việt Nam hiện biết có trồng 4 giống sau:
+ Dứa ta (Ananas comosus spanish hay Ananas comosus sousvar red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt.
+ Dứa mật (Ananas comosus sousvar Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An.
+ Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được nhập nội từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt.
+ Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.
+ Dứa nữ hoàng ( Queen) được trồng nhiều ở Thanh Hoá
Dứa ở Việt Nam được tiêu thụ khá lớn ở trong nước và phần còn lại xuất khẩu sang thị trường các nước khác. Trước đây, dứa của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau một thời gian vắng, nay dứa của Việt Nam nay đã được xâm nhập được vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Hà Lan… đặc biệt là Mỹ. Dứa được xuất khẩu khoảng 3.000 tấn sang Nhật, Thũy Sĩ, và Nga. Trong những năm tới Việt Nam có kế hoạch xuất khẩu dứa lên (20.000 tấn, đem lại doanh thu 150 triệu USD/năm với vốn đầu tư 20 triệu USD/năm vào 2010).
Như vậy, dứa và các sản phẩm từ dứa là mặt hàng có giá trị lớn. Đặc biệt ở Việt Nam, dứa trở thành sản phẩm công nghiệp từ những năm cuối thập kỷ 50 thế kỷ 20, nước ta lại có điều kiện tự nhiên phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây dứa. Vì vậy, nếu được những nước sản xuất và xuất khẩu lớn trên thế giới. Cây dứa có thể trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
2.2.1.1. Kinh nghiệm sản xuất dứa ở Ba Vì – Hà Nội
Cây dứa được đưa vào trồng tại Ba Vì từ năm 1971 với giống Queen Natal do người Pháp nhập vào Phú Thọ và "di trú" theo đường sông sang đất Ba Vì, người dân nơi đây gọi đó là giống Victoria (dứa hoa, Phú Thọ). Thời kỳ đầu, cây dứa được trồng xen trong vườn tạp của các hộ gia đình nên chưa có giá trị kinh tế, ít được chú ý phát triển. Năm 1971 với kế hoạch phát triển ngành đồ hộp xuất khẩu, Nông trường Suối Hai (nay là Công ty Dịch vụ - Sản xuất dứa Suối Hai, thuộc Công ty TNHH nhà nước một thành viên Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội - HADICO) là đơn vị đầu tiên đưa cây dứa vào trồng. Công ty có gần 350ha đất tự nhiên, trong đó có trên 70ha trồng dứa. Cùng với diện tích dứa
được trồng xen kẽ trong các hộ dân, cây dứa đang trở thành cây xóa đói giảm nghèo của người dân Ba Vì. Theo lời Giám đốc Công ty Dịch vụ - Sản xuất dứa Suối Hai Nguyễn Tiến Dũng, từ khi "đặt chân" vào đất Ba Vì, với thổ nhưỡng và điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp, cây dứa đã trở thành cây bản địa của người Ba Vì. Dứa trồng tại nông trường của Công ty có chất lượng đặc biệt mà những vùng trồng dứa khác không có được. Đặc thù riêng của dứa Suối Hai là quả rắn chắc, mắt to, hoa bé, tỷ lệ chồi ngọn chỉ 5-6% trọng lượng quả - đây lá bí quyết do người trồng dứa tại nông trường sáng tạo trong quá trình trồng và phát triển cây dứa. Do đó, dứa Suối Hai rất to, trọng lượng từ 7 lạng đến trên 1 kg/quả, thơm, ngon, ngọt. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, do đặc thù đất đồi, vùng bán sơn địa, biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rõ rệt khiến khả năng tổng hợp lượng đường trong dứa lớn, tạo sự khác biệt so với dứa trồng ở các vùng khác trên cả nước. Theo Bộ NN&PTNT, dứa vùng Suối Hai thường trồng các tháng 5, 6 và tháng 10, 11 tùy theo thời tiết. Nguồn giống được thâm canh do công nhân nông trường chủ động từ vụ dứa trước. "Giống dứa tại đây là loại giống ăn quả duy nhất không bị thoái hóa, chất lượng quả luôn được bảo đảm ở những vụ sau" - Ông Nguyễn Tiến Dũng khẳng định. Với năng suất bình quân đạt từ 35-40 tấn/ha, trung bình một năm, Công ty cung ứng ra thị trường 3 nghìn tấn dứa. Dứa được tiêu thụ ngay tại ruộng. Chị Đỗ Thị Kim, công nhân công ty cho biết, thương lái từ Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nội… đổ về mua từ đầu vụ cho đến lúc chín. Dứa bán tại ruộng có giá trung bình từ 3-5 nghìn đồng/quả, dịp Tết còn lên đến 10 nghìn đồng/quả. Mỗi héc ta cho thu hoạch từ 4,5 vạn đến 5 vạn quả, lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng/ha. So với các loại cây trồng thì dứa là cây cho giá trị kinh tế cao nhất. Nông trường đã chuyển giao công nghệ trồng dứa đặc sản cho trên 300 hộ nhận khoán trên đất của nông trường. Ngày nay, dứa đã trở thành một nguồn thu nhập chính của hàng trăm công nhân, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất dứa, nông dân cần phải có sự đổi mới, cải tiến để khắc phục ngay các hạn chế trong sản xuất, đồng thời cần tăng cường liên kết "4 nhà" nhất là liên kết với doanh nghiệp để được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đối với ngành nông nghiệp các địa phương cần có các chương trình, hành động ngay nhằm hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ dứa theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, an toàn và bền vững. Trong đó, Trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tập hợp thông tin tại diễn đàn cũng như các tư liệu, tài liệu và tình hình sản xuất thực tế của địa phương để xây dựng một
tài liệu riêng cho địa phương mình để phổ biến, hướng dẫn và định hướng sản xuất cho nông dân (Đào Huyền, 2012).
2.2.1.2. Kinh nghiệm sản xuất dứa ở tỉnh Ninh Bình
Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ nilon là tiến bộ khoa học tiên tiến, đã và đang được phát triển trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triển trên diện rộng.
Nhận thấy những ưu điểm nổi trội của phương pháp này, những năm gần đây, Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao đã áp dụng phương pháp kỹ thuật màng phủ nilon để trồng dứa. Phương pháp này đang dần mang lại hiệu quả và mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn đối với người trồng dứa nơi đây.
Kỹ sư Trần Hữu Chiểu, cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao cho biết: Với đặc điểm đồng đất của Tam Điệp là đồi núi, mỗi trận mưa đất đồi thường bị xói mòn, cỏ dại mọc nhiều… Nhận thấy những bất lợi đó nên cán bộ kỹ thuật của Công ty đã cải tiến phương pháp kỹ thuật màng phủ nilon để đưa vào trồng dứa. Với phương pháp này không những chống được xói mòn đất, chống rửa trôi mà còn giúp hiệu quả sử dụng phân bón đạt cao hơn, ngăn ngừa cỏ dại, giữ độ ẩm, làm cho cây dứa phát triển đồng đều, năng suất tăng từ 40-60%. Ngoài ra, do được che phủ nên giảm được khả năng các loại sâu tiềm ẩn trong đất sinh trưởng trên cây dứa.
Ông Nguyễn Văn Gần, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao cho biết: Phương pháp này Công ty đã áp dụng được 7-8 năm. Ban đầu thử nghiệm phương pháp này trên một số diện tích thấy cho hiệu quả cao, giảm ngày công lao động nên quyết định đầu tư cho toàn bộ diện tích hơn 3.000 ha dứa của nông trường trong năm đầu tiên để công nhân của nông trường được tận mắt chứng kiến kết quả của việc che phủ nilon trong việc trồng và chăm sóc cây dứa.
Với kỹ thuật che phủ nilon vào gốc cây dứa, bà con nông dân phải mất thêm chi phí ban đầu cho mỗi ha khoảng gần 10 triệu đồng mua nilon nhưng biện pháp này vẫn mang lại cái lợi và hiệu quả cao hơn. Dứa phủ nilon có thể đạt 60 tấn/ha, so với không phủ nilon chỉ đạt khoảng 30-40 tấn/ha thì doanh thu là cao hơn gần gấp đôi.Để trồng dứa phủ nilon đạt hiệu quả cao nhất, ngoài việc làm đất phẳng hơn, kỹ hơn, đảm bảo mật độ thì chọn nilon cũng rất quan trọng. Nếu nilon không đảm bảo thì sẽ bị phân hủy nhanh, nên kinh nghiệm là phải chọn loại nilon dày cỡ 0,03 mm.
Trong quá trình trồng và chăm sóc, Kỹ sư Trần Hữu Chiểu, cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao lưu ý: Phải lên luống thẳng, phẳng. Khi trồng dứa phủ nilon, bón 4 lượt, tức là bón lót sau đó bón thúc 3 lượt. Với những hiệu quả đem lại từ mô hình dứa phủ nilon, hiện nay trên 80% diện tích của công ty đã được áp dụng phương pháp này.
Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao cũng dự tính sẽ phổ biến, nhân rộng mô hình trồng dứa phủ nilon cho bà con nông dân những vùng trồng dứa nguyên liệu cho Công ty. Bởi qua thực tế có thể thấy, trồng dứa phủ nilon là một trong những giải pháp góp phần giúp nghề trồng dứa phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao. Đồng thời, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến. (Nguyễn Thơm, 2012).
2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất rau quả nói chung, sản xuất chế biến mặt hàng dứa hướng đến sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu nói riêng hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan.
- Đề tài của Đinh Văn Tường, Học viện nông nghiệp Việt Nam về “ Nghiên cứu sự thành công và thất bại trong phát triển sản xuất kinh doanh dứa tại một số doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam ở miền Bắc”.Đề tài đã chỉ ra được thực trạng sự thành công và thất bại trong sản xuất kinh doanh dứa và đưa ra những giải pháp thiết thực định hướng cho phát triển sản xuất dứa của một số doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam ở miền Bắc trong những năm tiếp theo.
- Đề tài của Ngô Văn Hải, Viện kinh tế nông nghiệp, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “ Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển ngành hàng
dứa của nước ta”. Một đề tài nghiên cứu cấp Bộ, quy mô nghiên cứu rộng, có
những đánh giá khách quan về tổng quan tình hình phát triển dứa ở Việt Nam. Tuy nhiên đề tài cũng chỉ dừng lại ở mức phân tích định tính chưa có cơ sở phân tích lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dứa ở Việt Nam, trong khi có rất nhiều công cụ kinh tế lượng để đánh giá toàn diện.
- Đề tài Quyền Đình Hà (2005), nghiên cứu về ảnh hưởng của chi phí đầu vào đến khả năng cạnh tranh dứa xuất khẩu của Tổng công ty nông sản Việt Nam”. Đề tài đánh giá toàn diện về khả năng cạnh tranh sản phẩm dứa xuất khẩu qua việc phân tích đánh giá chỉ số nhân lực trong nước DRC từ đó khuyến nghị ra quyết định tiếp tục sản xuất mặt hàng dứa phục vụ xuất khẩu Việt Nam.
- Thực trạng liên kết trong sản xuất dứa nguyên liệu của các hộ nông dân với công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Tác giả Vũ Đức Hạnh, Nguyễn Mậu Dũng. Tạp chí khoa học và phát triển 2013.tập 11. số 8. Nhóm tác giả đã tìm ra được thực trạng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ trong liên kết sản xuất dứa nguyên liệu của các hộ dân với công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Tuy nhiên, hiện nay chưa một nghiên cứu chính thức về khía cạnh phát triển sản xuất, tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất để tìm ra giải pháp phù hợp. Chi tiết của nghiên cứu này được trình bày ở các phần tiếp theo.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra
- Nên chọn giống dứa phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, giống tốt có năng suất cao, khả năng chịu bệnh tốt. Vì giống là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, nếu có giống tốt thì năng suất sẽ cao.
- Có chiến lược và chính sách thu hút đầu tư: Một vùng sản xuất có điều kiện ưu đãi về tự nhiên, tài nguyên nhưng có nguồn vốn và nội lực đầu vào hạn hẹp thì cần có chính sách cơ chế hợp lý để sử dụng công cụ thu hút vốn đầu tư ngoài khu vực có hiệu quả, có hệ thống vào ngành nông nghiệp ngay từ khi mở cửa nên kinh tế, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.
- Về khuyến nông: Cần phải có sự hướng dẫn thường xuyên của cơ quan khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc dứa cho nông dân, tổ chức các buổi tham quan các mô hình trồng có hiệu quả để người dân học tập kinh nghiệm.
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất dứa cần tăng cường liên kết "4 nhà" nhất là liên kết với doanh nghiệp để được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đối với ngành nông nghiệp các địa phương cần có các chương trình, hành động ngay