Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triể n sản xuất dứa

2.1. Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất dứa

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa

2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình. Bất kỳ một quốc gia nào, một vùng nào dù lớn hay nhỏ đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, lợi thế và hạn chế có thể chuyển hóa cho nhau, vấn đề là phải chọn thời cơ để phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế. Trong việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định đến việc phát triển cây trồng, loại đất. Khí hậu sẽ phù hợp loại cây trồng nào để đưa vào sản xuất. Đường Hồng Dật (2003) đã chỉ rõ đối với cây dứa: đất phải xốp, tương đối nhẹ, thống khí, thốt nước tốt, tầng canh tác lớn hơn 50 cm, độ phì cao, pH từ 4,5 – 5,5, độ dốc vừa phải thuận tiện cho việc xây dựng ruộng dứa, đồi dứa thâm canh và quy hoạch, vận chuyển. Nó giúp góp phần khuyến khích cho người dân đầu tư thâm canh, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh việc chuyển giao cơng nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, sẽ tạo ra nhiều khối lượng nơng sản hàng hóa nhiều hơn tốt hơn, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp chế biến, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

2.1.4.2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng (như chọn giống dứa đưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: Phịng trừ bệnh, phân bón, phương thức trồng…) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:

a. Giống dứa

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng dứa. Theo Đường Hồng Dật (2003) ở nước ta hiện nay bao gồm các giống như Cayenne khơng gai, Cayenne Trung Quốc. Đây là nhóm dứa chính phục vụ cho chế biến hiện nay. Nhóm Queen, bao gồm các giống như: Dứa Tây, dứa hoa Phú Thọ, nở hoa, thơm tàng ong… Nhóm này được trồng phổ biến ở Việt Nam và được dùng ăn tươi là chủ yếu, hệ số nhân cao và chín sớm. Nhóm Spanish, nhóm này có hệ số nhân giống cao, ở Việt Nam có các giống như: thơm nếp, thơm cam, bẹ đỏ, bẹ đen, dứa mật,…

b. Phân bón

Là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của nghành trồng trọt. Do đó người sản xuất phải bón phân một cách cân đối giữa các loại phân với nhau và bón đúng thời vụ của cây trồng. Bón phân phải hợp lý phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cây trồng vào mọi thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời góp phần cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất đai. c. Thuốc bảo vệ thực vật

Cây trồng luôn bị các loại sâu bệnh gây hại làm cho cây chậm phát triển, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều nên thuận lợi cho các loại bệnh, cỏ dại phát triển, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Vì vậy, áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật để phòng chống sâu bệnh là hết sức cần thiết đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và cây dứa nói riêng.

d. Thời vụ gieo trồng

Các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng. nếu cây dứa gieo trồng khơng đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh… làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp.Thời vụ gieo trồng được xác định trong quá trình sản xuất. Lịch gieo trồng được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp giữa quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất cây dứa, người nông dân không chỉ biết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà cịn phải biết bố trí cơ cấu giống cây trồng mùa vụ thích hợp.

e. Kỹ thuật chăm sóc

Đối với sản xuất cây dứa thì kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý giống, trồng, chăm bón và phịng trừ sâu bệnh. So với các cây trồng khác, cây dứa thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại như rệp sáp, bọ hại rễ, thối nõn,… Sâu bệnh hại cây dứa nhiều về chủng loại, thường sinh ra với số lượng lớn, mật độ cao, hầu như quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng trồng cây dứa với mức độ gây hại thường là rất lớn. Để bảo vệ cây dứa chống các loại sâu bệnh gây hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp. Hệ thống này bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

+ Tìm kiếm và sử dụng các giống cây dứa chống chịu sâu bệnh. Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống cây dứa có khả năng chống chịu ở từng vùng sản xuất.

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau.

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm cũng như ở ruộng sản xuất.

+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và hợp lý. 2.1.4.3. Các yếu tố đầu vào cho phát triển sản xuất dứa

Sản xuất dứa cũng như các loại cây trồng khác nó chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, các chính sách của nhà nước... và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố đầu vào, quy mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất.

- Nguồn lực: Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản xuất: vốn, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên. Trong sản xuất kinh doanh, các nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Người sản xuất chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất.

+ Về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Tuy nhiên, lao động của các hộ có đơng về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Để phát triển sản xuất cây dứa yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới. Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất dứa: Cây dứa địi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có trình độ văn hố cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây dứa sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý. Từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại, chủ hộ có trình độ văn hố thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất cây dứa sẽ không nắm

bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm sóc khơng đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp.

+ Nguồn vốn: Ở các địa phương có vùng nguyên liệu dứa như Ninh Bình, Thanh Hố, Bắc Giang để thực thi các biện pháp phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, tỉnh đã kích cầu và giải ngân cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

2.1.4.4. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội a. Thói quen tiêu dùng

Đó là sự hình thành tập qn của người tiêu dùng, nó phụ thuộc vào đặc điểm của vùng, mỗi quốc gia, cũng như trình độ dân trí của vùng đó. Ví dụ như khi tiêu thụ dứa ở các thành phố lớn thì sản phẩm phải đẹp về mẫu mã, chất lượng… cịn các tỉnh lẻ, nơng thơn thì ko cần mẫu mã đẹp, chất lượng quá cao nhưng giá thành phải thấp mới được người tiêu dùng dễ chấp nhận.

b. Thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thơng qua các thơng tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu - cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường dứa ở đây được đề cập đến cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất dứa, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn.

Yếu tố thị trường ảnh hưởng tới phát triển sản xuất dứa bao gồm thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa, đối tượng thu mua sản phẩm dứa, phương thức tiêu thụ (trực tiếp, gián tiếp). Ngoài ra giá cả các vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư sản xuất dứa trong các hộ nông dân. Đầu tư vốn cho cây dứa có giá trị kinh tế địi hỏi chi phí khá lớn về vật tư đầu vào. Nếu giá cả vật tư đầu vào tăng cao sẽ làm cho tăng chi phí sản xuất dẫn đến một số hộ gia đình nghèo, khơng có vốn sản xuất sẽ khơng có điều kiện mở rộng, đầu tư sản xuất dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

2.1.4.5. Vai trò của Nhà nước

Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sản xuất nơng nghiệp trong đó có sản xuất dứa. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phát triển sản xuất dứa, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: Quy hoach vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng quá trình tiên tiến; Tăng cường cơng tác quản lý thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao được năng suất cây trồng có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)