Liên kết trong phát triển sản xuất dứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địabàn huyệnThạchThành

4.1.4. Liên kết trong phát triển sản xuất dứa

Trong sản xuất dứa của huyện Thạch Thành có 4 tác nhân tham gia, đó là hộ, doanh nghiệp, nhà nước (xã/hợp tác xã) và nhà khoa học. Nội dung liên kết trong sản xuất dứa ở huyện Thạch Thành gồm có liên kết trong cung ứng giống, phân bón, thuốc BTVT; liên kết trong chuyển giao KHKT, phịng trừ dịch bệnh và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện Đề án phát triển trồng dứa, vụ Xuân 2016; huyện Thạch Thành đăng ký với Công ty Cổ phần (CP) thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) và Cơng ty XNK tổng hợp Hồng Gia nằm trên địa bàn huyện, trồng trên 150 ha tại 4 xã ( gồm xã Thành Vân, Vân Du, Thành Tâm và Thành Thọ). Trong đó, huyện sẽ hỗ trợ vốn cho người dân theo hình thức đầu tư có thu hồi. Công ty Đồng Giao là đơn vị cung cấp giống, cùng với Cơng ty Hồng Gia hỗ trợ phân bón và bao tiêu sản phẩm cho bà con. Trong q trình trồng, Cơng ty đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho bà con; Đề án trồng dứa đã nhận được sự đồng tình cao từ người dân, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền; sự vào cuộc tích cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ các cơ quan chuyên môn đến cán bộ các xã trong vùng Đề án và sự liên kết chặt chẽ của doanh nghiệp.

Hiện nay, huyện đang đẩy nhanh tiến độ trồng dứa; xã ra quân trồng đầu tiên là xã Thành vân với diện tích đăng ký 46 ha với 50 hộ dân tham gia trồng. Để thực hiện đạt tiến độ đề ra, UBND huyện đã chỉ đạo Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị đôn đốc các xã được giao trồng dứa triển khai cho các hộ có nhu cầu đăng ký tham gia. Tính đến hết tháng

3.2016, tổng diện tích đăng ký được 158 ha, đạt 102% kế hoạch. Trong đó thị trấn Vân Du đăng ký 42 ha; 28 ha; xã Thành Tâm 35 ha và xã Thành Thọ 23 ha. Đi liền với đó, Trạm Khuyến nơng huyện đã phối hợp với UBND các xã tổ chức 6 lớp tập huấn quy trình kỹ thuật trồng dứa với tổng số 346 hộ dân tham gia.

Đến nay, tổng kinh phí dự tốn thực hiện trồng dứa năm 2016 của huyện là 2.063.347.000 đồng. Trong đó kinh phí ứng trước đầu tư có thu hồi cho các hộ mua giống trên 1 tỷ đồng, hỗ trợ 500 đồng/chồi, 50.000 chồi/ha, cho vay đầu tư có thu hồi phân bón. Việc phát triển cây dứa theo mơ hình tập trung ở huyện Thạch Thành nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, đưa các loại cây mới có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương vào thay thế cây bản địa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dứa hàng hóa. Theo tìm hiểu được biết, dứa là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, dễ sinh trưởng nên rất hợp trồng ở các khu vực đất đồi. Bùi thị Bảy, thôn Phú Cốc , xã Thành Vân cho biết: “Qua nghe cán bộ xã, thơn chỉ bảo và đích thân Chủ tịch UBND huyện xuống thôn tuyên truyền về trồng dứa, bà con tôi ai cũng muốn tham gia trồng. Vì ở những diện tích đất đồi tạp quanh năm để khơng hay trồng sắn, mía, và diện tích cao su khơng cho thu hoạch mủ, nay chuyển sang trồng dứa mà lại được huyện hỗ trợ, tôi thấy rất hợp lý. Hiện nhà tôi đăng ký trồng 1 ha với khoảng 5-6 vạn chồi, đến nay đã trồng xong rồi”.

Theo Phịng Nơng nghiệp & PTNT Thạch Thành cho biết: “Năm nay huyện Thạch Thành đưa cây dứa vào trồng với quy mô lớn và tập trung. Thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến nơng trên địa bàn tỉnh, huyện sẽ hỗ trợ 100% giá cây giống cho bà con, 50% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Hết tháng 4.2016, huyện đã trồng được trên 60 ha, số còn lại sẽ trồng trong khoảng tháng 8, tháng 9 tới. Giống dứa được đưa vào trồng là giống Queen, năng suất trung bình dự kiến đạt từ 45 đến 50 tấn quả/ha. Có khả năng chịu hạn và thâm canh cao, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã vào tập huấn quy trình kỹ thuật cho bà con và cam kết thua mua hết sản phẩm trong vòng 5 năm trở lên với giá thu mua tối thiểu 3.800 đồng/kg. Ở những diện tích đã trồng, cây dứa hiện sinh trưởng và phát triển tốt, thể hiện khả năng chống hạn cao, phù hợp với địa hình đất đồi dốc. Đây là những tín hiệu vui, hứa hẹn triển vọng sẽ mang lại thu nhập cao từ mơ hình trồng dứa cho huyện”.

Bảng 4.11. Số hộ đăng ký tham gia liên kết với các công ty

Chỉ tiêu

Số hộ tham gia theo nhóm hộ

Tổng Tỷ lệ (%) QM lớn QM TB QM nhỏ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số hộ đăng ký liên kết cung ứng đầu vào 25 83,3 23 76,7 19 63,3 67 74,4 Số hộ liên kết cung ứng tiêu thụ 22 73,3 18 60,0 14 56,7 54 60,0

Nguồn: Tồng hợp số liệu điều tra (2016) Theo kết quả bảng 4.11 ta thấy, số hộ đăng ký liên kết cung ứng đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay khoa học kỹ thuật là khá cao chiếm 74,4%, trong đó tập trung vào các hộ có quy mơ lớn. Vì các hộ quy mơ lớn thường sẽ đầu tư nhiều vốn để sản xuất hơn, khi liên kết với các công ty để cung ứng đầu vào cho sản xuất sẽ giúp các hộ có thể n tâm sản xuất hơn. Ngồi ra, các hộ quy mô lớn cũng là những hộ có nhu cầu về liên kết trong tiêu thụ hơn các hộ có quy mơ nhỏ, thế nên số hộ đăng ký liên kết trong tiêu thụ là hộ có quy mơ lớn chiếm 73,3%, trong khi đó các hộ có quy mơ nhỏ chỉ chiếm 46,7%. Vì các hộ quy mơ nhỏ vì sản lượng thấp nên thường tiêu thụ ở các chợ địa phương. Vì vậy, để phát triển sản xuất dứa theo quy mơ lớn, nên có sự liên kết giữa nơng dân với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)