Điều kiện kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 53)

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Kạn nói chung, huyện Chợ Đồn nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông lâm nghiệp theo xu hướng phát triển của thế mạnh vùng. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Chợ Đồn 2014 – 2016

ĐVT: %

Cơ cấu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông nghiệp 32,2 22,2 14,4

Công nghiệp -Xây dựng 37,9 53,4 57,2

Dịch vụ 29,9 24,4 28,4

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0

Xét theo từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp xây dựng có sự dịch chuyển khá, nhất là giai đoạn từ năm 2014 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng từ 37,9% GRDP năm 2014 lên tới 53,4% năm 2015 và 57,2% năm 2016.

Trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều tiến bộ, đi đúng hướng đã khai thác được lợi thế nông nghiệp của huyện, góp phần thúc đẩy sản xuất đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống nhân dân. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng thì tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP ngày càng giảm. Trong giai đoạn 2014-2016 tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 32,2% năm 2014 xuống còn 22,2% năm 2015 và chỉ còn 14,4% năm 2016.

Trong lĩnh vực dịch vụ của huyện đã có bước nhảy vọt về cả chất và lượng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các năm thể hiện qua việc giảm mạnh trong năm 2014 từ 29,9% năm 2014 xuống còn 24,4% năm 2015, và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong năm 2016 tăng nhẹ từ 24,4% lên 28,4% năm 2016.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 – 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển BQ (%) 2014 2015 2016

1 Dân số bình quân Người 133.899 139.100 155.854 107,89 2 Tổng giá trị (giá

hiện hành) Tỷ đồng 2.609,914 5.540,369 5.943,412 150,91 3

GRDP bình quân năm đầu người (giá thực tế)

Tr.đ/người 20,57 23,50 27,70 116,04

4 Giá trị sản phẩm thu

được/1ha NN Tr. đồng 71,90 84,40 76,00 102,81

5 Bình quân lương

thực đầu người1 Kg/năm 490,60 475,00 480,50 98,87

6 Tỷ lệ hộ nghèo % 6,09 4,80 4,10 82,05

Có thể thấy rằng cơ cấu ngành kinh tế của huyện trong thời gian qua đã chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa mà nhà nước đề ra, cùng với tốc độ tăng khá ổn định của GRDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hường tích cực: giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tạo ra các tiền đề vật chất giữ được cân đối vĩ mô của nền kinh tế huyện nhà như thu chi ngân sách, vốn tích lỹ góp phần đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện nhà bền vững.

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi của cả nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội như đổi mới cơ chế quản lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu, kinh tế Chợ Đồn đã có những chuyển biến rõ rệt, thị trường hàng hoá dịch vụ đa dạng, phong phú, sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Kinh tế của huyện từ năm 2014 đến nay có bước phát triển khá với tốc độ tăng GDP bình quân là 15,5 %/năm. Nông nghiệp và nông thôn giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm bình quân 33,01 %/năm, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 24 %/năm. Các ngành dịch vụ đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 0,3%.

3.1.2.2. Đặc điểm dân số - lao động

Dân số của huyện Chợ Đồn là 50.528 người, bằng 16,8% dân số của toàn tỉnh, tỷ lệ tăng dân số bình quân trong các năm 2011-2016 là 1,24%, thấp hơn tỷ lệ tăng trung bình cùng thời kỳ của toàn tỉnh (1,34%) và đang có xu thế giảm dần. Bảng 3.4. Dân số huyện Chợ Đồn phân theo giới tính và phân theo thành thị,

nông thôn

ĐVT: Người Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2014 49.157 25.334 23.823 6.215 42.942

2015 49.454 25.233 24.221 6.402 43.052

2016 50.528 25.616 24.912 6.469 44.059

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Đồn (2016)

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính: Huyện Chợ Đồn có cơ cấu dân số trẻ với tháp tuổi rộng ở chân đáy và bắt đầu thu hẹp mạnh ở lứa tuổi 40 trở lên. Năm 2016 dân số từ 1 – 17 tuổi chiếm 43% tổng dân số trung bình; dân số

trong độ tuổi từ 18 – 60 chiếm 55% và dân số trên 60 tuổi chỉ chiếm 6,6% dân số toàn huyện.

Tỷ lệ nam giới và nữ giới năm 2016 tương đối hài hoà, nam giới chiếm 50,2%, nữ giới chiếm 49,8% tổng dân số toàn huyện.

Phân bố dân cư: Mật độ dân số huyện Chợ Đồn là 62 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh và đứng thứ 6/8 huyện, thành phố (trên Na Rì và Ngân Sơn). Trên địa bàn huyện có tới 7 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Chảy, Hoa, Mông, trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 70%.

Trong những năm trở lại đây không có sự đột biến về tăng dân số; mật độ dân số trung bình là 1.609 người/km2. Trong đó khu vực nông thôn có 135.596 người chiếm tới 87,01% dân số; khu vực thành thị 20.258 người chiếm 12,99%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,45% năm 2011 xuống còn 1,21% năm 2013 (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2013 là 1,21%), đạt được kết quả đó là do huyện đã chỉ đạo và thực hiện tốt chương trình kế hoạch hoá gia đình.

+ Lao động

Tính đến năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động có 30.913 người, chiếm 61,6% dân số toàn huyện. Hiện tại, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân khoảng 27.990 người, chiếm 88%, nguồn lao động, trong đó khu vực nông nghiệp chiếm 86% và khu vực phi nông nghiệp chiếm 14%. Lao động có việc làm thường xuyên là 25.916 người. Vì vậy, tỷ lệ lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm vẫn còn ở mức cao.

Cũng theo số liệu điều tra cho thấy năm 2016, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm khoảng 26,9% và số lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm 27% so với tổng số lao động. Điều đó chứng tỏ rằng ở khu vực nghiên cứu, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo và chất lượng lao động chưa cao.

Nhìn chung lao động của huyện trẻ, có thể lực tốt, nhưng chất lượng còn thấp, phần lớn là lao động đơn giản, chưa qua đào tạo. Năng lực tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh và trình độ kỹ thuật còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

3.1.2.3. Tình hình phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thị trấn Bằng Lũng, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện có tổng diện tích tự nhiên 27,28 km2, năm 2015 với 9.121 người, mật độ dân số 355

người/km2, đứng thứ nhất toàn huyện trước xã Đông Viên (122 người/km2), Phương Viên (105 người/km2). Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dân số, cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá, phúc lợi, nhà ở, đất ở cũng tăng lên khá nhanh. Huyện ngày càng phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Đồng thời các hoạt động CN-TTCN, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại - dịch vụ góp phần gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện. Ngoài khu vực thị trấn Bằng Lũng trên địa bàn huyện còn có các xã có chứa một lượng lớn quặng sắt đang được các công ty tập trung khai thác. Trong tương lai việc phát triển đô thị của huyện tập trung chính ở các khu vực này. Đô thị phát triển là động lực thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong huyện: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo của huyện.

3.1.2.4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội - Hệ thống giao thông

So với những năm trước đây trong giai đoạn 2010-2016 hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện Chợ Đồn đã được đầu tư và được đáng giá là có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đầu tư toàn diện, đặc biệt đối với các vùng định canh, định cư, vùng xâu vùng xa.

Bằng các nguồn vốn đầu tư của Trung Ương, của Tỉnh và Chương Trình 135, từ năm 2011 đến nay đã có 49 công trình giao thông được xây dựng, mở mới 35 tuyến đường với tổng chiều dài trên 90km, xây dựng thêm 1 cây cầu treo, trên 1 km đường tràn liên thôn, liên bản, hệ thống cầu đường được kiểm tra thường xuyên. Một số tuyến đường được nâng cấp, rải nhựa hoặc rải cấp phối như đường Bình Trung, Đông Viên, đường Phong Huân…

Một số tuyến đường thuộc giao thông chính của huyện Chợ Đồn như:

+ Đường tỉnh 245: Trục giao thông chính của huyện Chợ Đồn dài 76 km từ Định Hóa, Thái Nguyên đến hết xã Nam Cường. Đây là tuyến đường nối liền nhiều xã đáp ứng nhu cầu vận tải của người dân trong huyện.

+ Đường nội thị tại thị trấn Bằng Lũng cũng được nâng cấp, các đường xương cá vào các khu dân cư đang được quy hoạch tổng thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển.

+ Đường xã và liên thôn: Bao gồm các tuyến đường từ xã đi đến các thôn bản, hệ thống các tuyến đường này trong giai đoạn trước năm 2005 chủ yếu là đường đất nhưng giai đoạn 2005-2016 đã được đầu tư toàn bộ thành đường cấp phối đáp ứng được nhu cầu đi lại của các phương tiện cơ giới.

- Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống thủy lợi của huyện đã dược chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đã xây dựng được 44 công trình bao gồm các hồ chứa, đập dâng, kiên cố hóa hệ thống kênh mương, sửa chữa các hư hỏng, đầu tư công trình thủy lợi nhỏ vùng đồng bào định cạnh định cư.

Bên cạnh việc thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, hàng năm huyện có chính sách hỗ trợ các địa phương xây dựng kênh cứng nhưng hệ thống kênh tưới tiêu ở một số nơi và một số tuyến đã bị xuống cấp chưa có biện pháp khắc phục do không được tu bổ, nạo vét, khơi thông thường xuyên nên vẫn còn xảy ra hạn hán, úng cục bộ ở một số vùng. Ngoài ra một số trạm bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bể hút, bể xả bị bồi lắng, nứt vỡ bê tông, thiết bị máy móc phần nào hư hỏng, việc thay thế không đồng bộ, không được bảo dưỡng thường xuyên làm cho hiệu quả hoạt động không cao.

Vì vậy trong những năm tới để khai thác triệt để tiềm năng đất đai cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất UBND huyện cần phải cải tạo, cứng hóa một số tuyến kênh mương.

- Cơ sở giáo dục

Thời gian qua, công tác giáo dục đã có những chuyển biến tích cực về cả quy mô và chất lượng. Đầu tư phát triển trường lớp, huy động số trẻ trong độ tuổi ra lớp được chú ý. Tỷ lệ trẻ được đi học khá cao trên mức bình quân chung của tỉnh và cả nước. Đội ngũ cán bộ giáo viên về cơ bản đã được chuẩn hóa, chất lượng từng bước được nâng cao.

Toàn huyện hiện có 20 trường trong đó có 19 trường công lập gồm 131 nhóm trẻ cà 149 lớp mẫu giáo. Tỷ lệ huy động trẻ vào mẫu giáo là 92,66% vượt lên tỷ lệ huy động của toàn tỉnh là 73,9%. Trường đạt tỷ lệ cao nhất là 100%, thấp nhất là 73,9%. Riêng trẻ 5 tuổi huy động ra lớp đạt 99,84% (chung của tỉnh là 94,66%).

Tính đến đầu năm 2016 toàn huyện có 67 cơ sở trường. Trong đó có: Mầm non và mẫu giáo 20 trường, tiểu học 21trường. trung học cơ sở 16 trường và phổ thông trung học 1 trường.

- Cơ sở y tế

Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm thường xuyên. Các chương trình y tế được triển khai và thực hiện ở các xã, thị trấn vùng xâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Các đối tượng chính sách có công với cách mạng được quan tâm vè y tế, đảm bảo chế độ miễn giảm viện phí và các chế độ khác.

Hệ thống cơ sở vật chất từ huyện trở xuống cơ sở được củng cố và nâng cao chất lượng được đầu từ nhiều nguồn đặc biệt từ nguồn vốn của chương trình 135. Toàn huyện có 25 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện đa khoa với hơn 70 giường, 2 phòng khám khu vực với 10 giường bệnh và 22 trạm y tế xã phường.

- Cơ sở văn hoá, thể thao

Sự nghiệp văn hóa thể thao từ huyện đến cơ sở từng bước được phát triển. Các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số được khơi dậy, phát huy, góp phần lưu giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc sống trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo không khí vui tươi phấn khởi, động viên cán bộ và nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Mạng lưới phát thanh được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như chất lượng, góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật cũng như đưa ra các bản tin có tính thời sự cao, phản ánh kịp thời tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, công tác quốc phòng an ninh, đặc biệt là trong các đợt tuyên truyền về Đại hội Đảng, bầu cử HĐND các cấp, bầu cử Quốc hội và các ngày lễ lớn của đất nước. Toàn huyện hiện có 20/22 xã, thị trấn có trạm truyền thanh, 6 trạm phát lại truyền hình.

3.1.2.5. Hệ thống tổ chức quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và cơ sở pháp lý trong quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Chợ Đồn

Phòng tài chính huyện là đơn vị chuyên môn trực thuộc UBND huyện làm nhiệm vụ quản lý chi ngân sách cấp huyện, lập dự toán và tổng hợp quyết toán ngân sách trên địa bàn huyện.

Chi cục thuế huyện là đơn vị ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn làm nhiệm vụ quản lý thu ngân sách các nguồn thu nội địa trên địa bàn huyện.

Chi nhánh Kho bạc Nhà nước huyện là đơn vị ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn làm nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện.

Các ngành thuế, KBNN và Tài chính đều là các ngành dọc nhưng lại có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý nguồn thu - chi NSNN sao cho phù hợp. Trong việc quản lý các nguồn thu, cơ quan thuế có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch thu của cơ quan tài chính và ngược lại cơ quan tài chính giúp cơ quan thuế xác định được nguồn thu đó từ đâu, hoàn thành được đến đâu…

Qua đây ta có thể thấy: Phòng tài chính - Kế hoạch huyện trực thuộc UBND huyện quản lý, trong khi đó chi Cục thuế và cơ quan Kho bạc huyện là các đơn vị trực thuộc hệ thống ngành dọc quản lý tập trung từ trung ương xuống địa phương. Giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý thu - chi ngân sách trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)